Theo kết quả nghiên cứu định lượng, nhân tố chỉ số thanh toán nợ có tác động mạnh mẽ nhất (-1,93). Tính thanh khoản hay rủi ro kinh doanh được xem là dấu hiệu đầu tiên để các nhà đầu tư bên ngoài biết đến công ty, công ty có khả năng thanh khoản cao thì sẽ có thể sử dụng nhiều nợ vay do công ty có thể trả các khoản nợ vay ngắn hạn khi đến hạn. Như vậy công ty có tính thanh khoản có quan hệ tỷ lệ thuận với nợ vay. Mặt khác, khi công ty có nhiều tài sản thanh khoản có thể sử dụng các tài sản này tài trợ cho các khoản đầu tư của mình. Do vậy, tính thanh khoản của công ty có quan hệ tỷ lệ nghịch với đòn bẩy tài chính. Và tính thanh khoản của công ty cao sẽ là lợi thế trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay. Trong thời gian tới, Công ty cổ phần tư vấn Miền Trung nên xem xét hướng tới việc nên sử dụng càng nhiều nợ
dài hạn để đầu tư vào tài sản. Để công ty có khả năng chủ động về vốn cũng như có kế hoạch phát triển lâu dài, do đó cần phải tạo được uy tín trên thị trường và phải được nhiều khách hàng, chủ đầu tư biết đến. Mặt khác, khi công ty có khả năng thanh toán tốt, uy tín thì sẽ tạo được niềm tin đối với các tổ chức tín dụng bên ngoài, thu hút được vốn cho công ty, tăng tiềm lực tài chính vững mạnh và càng có điều kiện tiếp cận thị trường tài chính và các tổ chức tài chính tín dụng. Vì thế công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ cho chính mình để đầu tư các trang thiết bị cũng như thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh.
Cũng từ kết quả nghiên cứu ở mô hình chương 5 với hệ số beta của nhân tố chỉ số thanh toán nợ (TTN) là -1,93 điều đó nói rằng tính thanh khoản công ty (TTN) tỷ lệ nghịch (-) với tổng nợ vay/tổng tài sản; tỷ lệ nợ dài hạn/tổng tài sản và tỷ lệ nợ ngắn hạn/tổng tài sản. Điều này đúng với lý thuyết tĩnh về cơ cấu vốn, tức là các công ty có khả năng thanh khoản cao phản ánh tình trạng thanh khoản của công ty giảm sút và công ty có thể gặp khó khăn hơn trong việc gia tăng nợ bằng cách phát hành cổ phiếu.
Mối tương quan nghịch giữa chỉ số thanh toán nợ và cấu trúc này có thể được giải thích là công ty có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng cao thì thể hiện tiềm lực tài chính mạnh, tài sản lớn… là cơ sở để đảm bảo trả nợ nên có khả năng tiếp cận nguồn vốn một cách dễ dàng hơn và sẽ có chi phí kiệt quệ tài chính thấp hơn các doanh nghiệp có chỉ số thanh toán nợ thấp nên họ có thể tận dụng lợi ích từ việc vay nợ làm tấm chắn thuế tốt hơn. Điều này phù hợp với lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn.
Chỉ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty cổ phần được đo bằng tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng nợ, một công ty có chỉ số thanh toán nợ ngắn hạn tốt thì khả năng trả nợ các khoản nợ vay ngắn hạn khi đến hạn của công ty cao. Hơn nữa, một công ty với chỉ số thanh toán nợ hạn cao thì khả năng tiếp cận vốn vay dài hạn dễ dàng hơn và khả năng chiếm lĩnh thị phần rộng, doanh số ít biến động, dòng tiền thu ổn định, khả năng tín nhiệm trên thị trường vốn cao nên dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay. Các nghiên cứu của Wiwattanakantang (1999) ở Thái Lan; Chen (2004) ở Trung Quốc; Rajan và Zingales (1995) ở các nước phát triển cho thấy chỉ số thanh toán nợ ngắn hạn công ty có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với hệ số tổng nợ trên vốn chủ sở hữu (TDE).