Xây dựng cấu trúc vốn theo từng giai đoạn phát triển của Công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xác định các yếu tố quyết định cấu trúc vốn công ty cổ phần tư vấn miền trung (Trang 74 - 77)

Dưới đây là một số giải pháp khác giúp cho việc xây dựng cấu trúc vốn tối ưu của Công ty cổ phần tư vấn Miền Trung được phát triển theo từng giai đoạn.

Giai đoạn mới thành lập công ty: Trong giai đoạn này, công ty mới thành lập nên uy tín của công ty chưa được chứng minh bởi các khách hàng qua chất lượng sản phẩm, dịch vụ hay bởi các đối tác qua việc thực hiện các cam kết thương mại hay bởi các tổ chức tín dụng qua các số liệu tài chính và thực hiện cam kết tín dụng. Việc vay vốn từ các tổ chức tín dụng hay thương lượng điều khoản thương mại về nợ phải trả của công ty trong giai đoạn này rất khó khăn. Chính vì vậy, trong những năm đầu mới thành lập công ty, vốn chủ sở hữu là nguồn cung ứng vốn chủ yếu cho hoạt động của công ty.

Công ty cần phải có những chính sách cổ tức hợp lý trong giai đoạn này, có thể không chi trả cổ tức hoặc duy trì một mức cổ tức thấp. Phần lợi nhuận chưa phân phối sẽ được giữ lại để tái đầu tư cho các năm tiếp theo.

Với những công ty mới thành lập thì bước làm mới hình ảnh công ty trên thị trường là rất quan trọng. Do vậy, Ban quản lý công ty cần tạo dựng hình ảnh về năng lực của công ty thông qua việc chứng minh cho các nhà đầu tư về khả năng quản lý, kỹ năng hoạt động, năng lực tài chính cũng như sự nhạy bén trong kinh doanh. Bên cạnh đó việc cải thiện các hệ số chuẩn mực về tài chính, cần áp dụng các tiêu chuẩn quản lý

chất lượng bởi chúng là những biểu hiện rõ ràng nhất khả năng kinh doanh của công ty trong con mắt của các nhà đầu tư. Tập trung vào nâng cao giá trị tài sản đảm bảo khi vay vốn, bên cạnh việc chứng minh tính hợp pháp của tài sản cố định hữu hình, thời gian tới vẫn tập trung xác định tính hợp pháp của tài sản cố định vô hình, như giá trị thương hiệu, thị phần, kênh phân phối… thông qua một tổ chức chuyên nghiệp nhằm tăng khả năng huy động vốn cho công ty.

Việc tái đầu tư tuy không đem lại cho cổ đông thu nhập từ cổ tức cao, nhưng ngược lại giá trị tài sản của công ty được tăng lên, đồng nghĩa với giá trị của công ty cũng được tăng theo đó. Tái đầu tư còn là yếu tố giúp công ty tăng giá trị tài sản cố định hữu hình khi đó sẽ tác động làm giảm xây dựng cấu trúc vốn của công ty hay nói cách khác là tình trạng nợ dài hạn của công ty sẽ được giảm xuống theo hướng tích cực.

Giai đoạn công ty tăng trưởng phát triển: Trong giai đoạn này, nhu cầu vốn của công ty là rất lớn để phục vụ cho việc phát triển quy mô, thị phần, sản phẩm, dịch vụ tư vấn… Với sự tăng trưởng cao qua các năm, các tổ chức tín dụng, các đối tác sẽ sẵn sàng cho công ty vay vốn hoặc cho nợ. Tận dụng tín hiệu khả quan của các chỉ số tài chính như lợi nhuận (ROA), giá trị tài sản cố định hữu hình (TANG), giá vốn hàng bán… Công ty dễ dàng huy động vốn, tận dụng lợi thế đòn bẩy tài chính và tấm chắn thuế.

Mặc dù vậy, Công ty cũng không quá chủ quan khi nguồn cung vốn dựa vào phần lớn vốn vay. Khi nền kinh tế bất ổn, lạm phát gia tăng, lãi suất vay cao thì lợi thế đòn bẩy tài chính sẽ mất đi. Lúc này có thể chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) sẽ rất cao, không kể đến chính sách thắt chặt tín dụng của Nhà nước cũng sẽ bị hạn chế.

Một chính sách chi trả cổ tức hợp lý đảm bảo rằng các cổ đông có thể tiếp tục tin tưởng, ủng hộ chính sách tăng trưởng của công ty, đồng thời công ty vẫn có thể sử dụng một phần lợi nhuận giữ lại để tài trợ cho các hoạt động khác của công ty.

Giai đoạn phát triển ổn định của công ty: Suốt thời gian đầu của giai đoạn này, doanh số tiếp tục tăng lên, nhưng ở một tốc độ giảm dần. Trong khi doanh số đang được ổn định (leveling off), thì lợi nhuận của công ty lại giảm xuống. Sự cạnh

tranh giá cả trở nên gay gắt hơn. Và công ty phải gánh vác một phần lớn hơn cho những cố gắng chiêu thị chung trong việc đấu tranh để duy trì những người bán và những sản phẩm của mình. Những sản phẩm, dịch vụ, lĩnh vực kinh doanh mới sẽ được giới thiệu.

Để tài trợ vốn cho việc nghiên cứu và triển khai việc đầu tư cho các sản phẩm, dịch vụ, lĩnh vực kinh doanh mới này thì việc phát hành thêm cổ phần cho cổ đông hiện hữu và cổ đông mới nên được cân nhắc. Việc phát hành thêm cổ phần mới dễ dàng được các cổ đông cũ đồng ý vì mặc dù giá cổ phiếu của Công ty bị pha loãng, cổ đông cũ phải chia sẻ quyền lợi, cổ tức cho các cổ đông mới, nhưng đồng thời họ cũng được chia sẻ bớt rủi ro khi các sản phẩm, dịch vụ, lĩnh vực kinh doanh mới này thất bại. Đặc biệt, với công ty đang ở giai đoạn này thì việc phát hành cổ phiếu có thể sẽ thu được một giá trị thặng dư lớn do các nhà đầu tư cũng tin tưởng rằng công ty sẽ tiếp tục phát triển như trước.

Áp lực chi trả cổ tức trong giai đoạn này sẽ đè nặng lên công ty do số lượng cổ phiếu tăng thêm. Vì vậy, Công ty cần tiếp tục duy trì tăng trưởng các sản phẩm, dịch vụ, lĩnh vực kinh doanh cũ, đồng thời cố gắng đẩy mạnh sự phát triển của sản phẩm, dịch vụ, lĩnh vực kinh doanh mới để thu lợi nhuận đảm bảo cổ tức mỗi cổ phần không giảm xuống.

Giai đoạn tốc độ tăng trưởng của công ty suy giảm: Thật sự đối với tất cả những sản phẩm, dịch vụ tư vấn thì sự cũ đi là không thể tránh khỏi khi những sản phẩm mới bắt đầu chu kỳ sống của chúng và sẽ thay thế cho những sản phẩm cũ. Sự kiểm soát chi phí trở nên càng quan trọng khi nhu cầu giảm xuống. Quảng cáo giảm xuống và một số đối thủ cạnh tranh rút ra khỏi thị trường. Công ty có bị diệt vong hay không hoặc có thể được cứu sống hay không, tuỳ thuộc vào khả năng quản lý của công ty. Và đặc biệt hơn cả là trong giai đoạn này khi ngành xây dựng đang bị Chính phủ thắt chặt đầu tư công. Dẫn đến nhiều doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng phá sản hoặc duy trì ở mức tạm ngưng hoạt động. Do đó Ban quản lý công ty cần phải biết nắm bắt tình thế của thị trường để có biện pháp giúp công ty phát triển kinh doanh đúng hướng và bền vững.

Đồng thời Ban quản lý công ty cũng có thể dựa vào nội lực của chính mình. Và điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của công ty. Hoặc giữ lại toàn bộ cổ tức hay một phần lớn cổ tức trong giai đoạn này sẽ được các cổ đông đồng tình.

Bên cạnh đó, Ban quản lý công ty cần đẩy mạnh các biện pháp kiểm soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi phí hay gia tăng năng suất lao động... sẽ giúp doanh nghiệp duy trì lợi nhuận. Và không ngừng củng cố uy tín của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn vốn vay từ bên ngoài dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo công ty cần phải biết nắm bắt được xu thế, thời thế hiện nay và không ngừng học cách quản lý công ty một cách chuyên nghiệp hơn. Vì trong xu thế hội nhập kinh tế, các công ty cần phải thay đổi tư duy quản lý, thay đổi tập quán kinh doanh theo kiểu gia đình, học cách làm ăn quốc tế trong quá trình hội nhập qua việc tham gia các hội chợ thương mại, học cách tiếp thị, tiếp thu hệ thống kế toán, luật pháp, tài chính ngân hàng của quốc tế mới có thể hợp tác tốt trong kinh doanh. Trong tình hình mới, các công ty cổ phần đang chịu sức ép phải cấu trúc lại, phải thu hút thêm những nguồn lực mới, năng lực chuyên môn mới vào hệ thống của mình. Quan hệ giữa hội đồng quản trị với các cổ đông và các bên liên quan chỉ thành công khi hệ thống quản trị công ty được lành mạnh và minh bạch. Việc áp dụng các quy tắc và thông lệ quốc tế về quản trị công ty là yêu cầu cần phải tính đến nếu các Doanh nghiệp Việt Nam muốn mở rộng thị trường ra quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xác định các yếu tố quyết định cấu trúc vốn công ty cổ phần tư vấn miền trung (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)