DỤNG ĐỐI VỚI SACOMBANK SÓC TRĂNG
Công tác nâng cao chất lượng tín dụng là công việc thường xuyên và là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hoạt động ngân hàng. Do an toàn và hiệu quả trở thành một nguyên tắc quan trọng của tín dụng trong cơ chế thị trường, tín dụng ngân hàng phải bảo đảm hiệu quả đồng thời trên cả ba phương diện: ngân hàng có thu nhập để bù đắp chi phí và có lãi, người vay có vốn để hoàn thành phương án sản xuất kinh doanh có tích luỹ, khoản tín dụng phù hợp với yêu cầu tăng trưởng nền kinh tế quốc dân.
Trong phạm vi khả năng của mình, em xin đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Sóc Trăng như sau:
- Đẩy mạnh công tác huy động vốn để tận dụng được tối đa nguồn vốn
huy động tại chỗ nhằm phục vụ cho các nhu cầu sử dụng vốn của Ngân hàng bằng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Đồng thời cần mở rộng các đối
tượng cho vay như cho vay hỗ trợ học sinh, sinh viên để tạo điều kiện cho các
đối tượng này đáp ứng nhu cầu học tập. Tiếp tục phát triển các sản phẩm đặc thù của ngân hàng như cho vay góp chợ, cho vay CBNV. Ngoài ra cần tăng cường bán thêm các sản phẩm dịch vụ kèm theo cho khách hàng để tăng
nguồn thu ngoài tín dụng.
- Sàng lọc khách hàng hiện hữu nhằm loại bỏ dần những khách hàng không hiệu quả, thay thế bằng những khách hàng lớn, tiềm năng, đồng thời
dùng chất lượng phục vụ tốt và công nghệ ngân hàng hiện đại để giữ chân
khách hàng hiện hữu cũng như tìm thêm khách hàng mới.
- Thực hiện đầy đủ quy trình tín dụng đặc biệt là trong khâu thẩm hồ sơ
và khâu kiểm tra sau khi giải ngân để đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng
mục đích và mặt khác là để đốc thúc khách hàng trả nợ đúng kỳ hạn nhằm
giảm thiểu nợ xấu xuống mức thấp nhất có thể. Thường xuyên tiến hành đào tạo về trình độ nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm cho cán bộ tín dụng, khen
thưởng kịp thời đồng thời xử lý nghiêm khắc các sai phạm nếu có. Nâng cao trình độ kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, kỹ thuật thẩm định dự án được hoàn thiện, hiểu biết về
kinh doanh trong xu thế hợp tác hội nhập với nước ngoài.
Trên đây là những giải pháp do em đề xuất xuất phát từ những mặt tồn tại của ngân hàng trong thời gian qua. Việc triển khai thực hiện tùy thuộc vào tình hình cụ thể của ngân hàng trong từng giai đoạn.
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng tại chi nhánh trong giai đoạn 2011 – tháng 6/2014 diễn ra khá tốt tốt thể hiện qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ như đã phân tích. Công tác thu hồi nợ luôn được lãnh đạo chi nhánh quan tâm,
chỉ đạo kịp thời và được các cán bộ chuyên trách thực hiện nghiêm túc, nhờ đó, doanh số thu nợ luôn theo sát với doanh số cho vay và hệ số thu nợ của chi nhánh qua các năm đều cao. Chất lượng tín dụng tại chi nhánh khá cao, thể
hiện qua tỷ lệ nợ xấu qua các năm đều nhỏ hơn 3% (tỷ lệ đựơc xem là an tòan) Cùng với sự phát triển của toàn bộ hệ thống Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín, Chi nhánh Sóc Trăng càng ngày càng khẳng định vị thế của mình trong thị trường tài chính Sóc Trăng.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động ngân hàng gặp phải những khó khăn
nhất định như: phần lớn các cán bộ tín dụng còn trẻ nên chưa có kinh nghiệm trong công tác tín dụng, do đó còn lúng túng khi gặp một số vấn đề chưa từng giải quyết. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các ngân hàng trong địa bàn đưa Sacombank Sóc Trăng vào thế cạnh tranh gay gắt, vì vậy ngân hàng cần phải tích cực để khắc phục những khó khăn hiện tại và thúc đẩy ngân hàng phát triển trước sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với ngân hàng Sacombank
Tăng cường hợp tác với các tổ chức tín dụng nước ngoài để không
ngừng nâng cao năng lực quản lý, tiềm lực tài chính và công nghệ ngân hàng hiện đại, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Rà soát, đánh giá để không ngừng cải tiến sản phẩm hiện hữu, song
song nghiên cứu xây dựng các sản phẩm mới và trọn gói phù hợp với đặc thù vùng/miền, mang tính cạnh tranh cao.
Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn để cập nhật thông tin thị trường cũng như kiến thức nghiệp vụ cho các cán bộ của ngân hàng.
Thường xuyên thu thập ý kiến phản hồi từ phía các chi nhánh và khách
hàng để không ngừng hoàn thiện hệ thống. Giảm bớt những giấy tờ, thủ tục
không cần thiết giúp cho hoạt động trở nên nhanh chóng, tiện lợi.
Nâng cao hơn nữa hàm lượng công nghệ thông tin trong các sản phẩm
dịch vụ của ngân hàng.
6.2.2 Đối với ngân hàng Sacombank Sóc Trăng
Thường xuyên có chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng gửi
Tăng cường hơn nữa việc triển khai tiếp thị đến các huyện trên địa bàn nhằm đưa sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến tay nĐầu tư xây dựng thêm các máy rút tiền ATM tại các khu vực đông dân cư nhằm tạo tiền đề phát triển thị
phần thẻ trong tỉnh nhiều hơn nữa.
Liên kết chặt chẽ với Hội sở đểcó được sự hỗ trợ cần thiết từ Hội sở. Đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị và phương tiện nhằm phục vụ
tốt hơn nữa công tác tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung. Tiếp tục đổi mới công nghệ, các phần mềm, trang thiết bị máy móc, hệ thống mạng hiện đại
Cập nhật kịp thời các quy định của cơ quan quản lý ngành, của nhà
nước và ngân hàng phổ biên cho đội ngũ nhân viên tín dụng, nhân viên làm công tác quản lý tín dụng thực hiện.
6.2.3 Đối với chính sách Nhà nước
Nhà nước nên có những biện pháp đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định giúp các doanh nghiệp (trong đó có các TCTD) có điều kiện phát
triển.
Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý trong lĩnh vực tài chính ngân hàng góp phần tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng.
NHNN cần thực hiện tốt các chế độ thông tin báo cáo, hoàn thiện hệ
thống cung cấp thông tin CIC giúp các TCTD có đầy đủ thông tin về khách
hàng vay, phục vụ cho công tác thẩm định, khách hàng trước khi cho vay.
NHNN cần nâng cao vai trò thanh tra, giám sát; có cơ chế tổ chức và chỉ đạo thống nhất, đưa ra các tiêu chí thanh tra, giám sát với mục tiêu giữ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đăng Dờn, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại.
Thành Phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Phương Đông,.
2. Nguyễn Phạm Thanh Nam và Trương Chí Tiến, 2007. Quản trị học.
Thành phố Cần Thơ: Nhà xuất bản thống kê.
3. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế. Thành Phố
Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản văn hóa thông tin.
4. Nguyễn Song Tiền, 2009. Phân tích hoạt động tín dụng và quản lý tín
dụng của Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Sóc Trăng. Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Cần Thơ.
5. Trần Kim Yến, 2013. Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Sóc Trăng. Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Cần Thơ.
6. Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
7. Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với
khách hàng ban hành theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.