Phân tích tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín, chi nhánh sóc trăng (Trang 70 - 76)

Nợ xấu là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá hoạt động tín dụng của

bất kỳ một ngân hàng nào. Nợ xấu càng cao chứng tỏ ngân hàng đó hoạt động

kém hiệu quả. Vì thế, tìm hiểu về tình hình nợ xấu là một bước không thể

thiếu trong công tác đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu càng cao chứng tỏ ngân hàng ngày càng có nguy cơ thua lỗ trong kinh doanh. Vì thế để đánh giá hoạt động tín dụng của Sacombank Sóc Trăng trong những năm qua đã tốt chưa, ta sẽ tìm hiểu tình hình nợ xấu của ngân hàng.

4.2.4.1 Nợ xấu theo thời hạn tín dụng

Bảng 4.19 và 4.20 dưới đây thể hiện tình hình nợ xấu tại ngân hàng trong thời gian qua

Bảng 4.19: Nợ xấu theo thời hạn tín dụng tại Sacombank Sóc Trăng giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 10.345 76,60 12.696 73,61 16.054 76,70 2.351 22,73 3.358 26,45 Trung - dài hạn 3.161 23,40 4.551 26,39 4.878 23,30 1.390 43,97 327 7,19 Tổng nợ xấu 13.506 100,00 17.247 100,00 20.932 100,00 3.741 27,70 3.685 21,37

(Nguồn: Phòng Kế toán & Quỹ - Sacombank Sóc Trăng, 2014)

Bảng 4.20: Nợ xấu theo thời hạn tín dụng tại Sacombank Sóc Trăng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 – 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 Chênh lệch Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 14.534 76,27 13.082 72,66 (1.452) (9,99) Trung - dài hạn 4.521 23,73 4.922 27,34 401 8,87 Tổng nợ xấu 19.055 100,00 18.004 100,00 (1.051) (5,52)

Qua hai bảng số liệu trên ta thấy trong giai đoạn 2011 – 2013 tổng nợ

xấu tăng dần. Cụ thể năm 2011 là 13.506 triệu đồng, đến năm 2012 lại tăng

27,70% lên mức 17.247 triệu đồng. Tiếp tục đến năm 2013 nợ xấu tiếp tục

tăng 21,37% so với năm 2012, nâng tổng nợ xấu lên 20.932 triệu đồng. Sang

năm 2014, trong 6 tháng đầu năm nợ xấu lại có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm trước, cụ thể là so với 6 tháng đầu năm 2013 tổng nợ xấu đã giảm 1.051 triệu đồng. Như vậy bước qua giai đoạn mới, tình hình công tác tín dụng của ngân hàng có chút khả quan hơn. Sau đây ta sẽ tìm hiểu cụ thể từng khoản mục:

a/ Về ngắn hạn: nợ xấu ngắn hạn trong giai đoạn 2011 – 2013 đã tăng

dần và cao nhất là năm 2013 với mức tăng 26,45% tương ứng số tiền 3.358 triệu đồng. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn năm 2011 chiếm 71,32% tổng nợ

xấu. Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn năm 2012 giảm còn 73,61% do nợ xấu trung – dài hạn tăng nhanh. Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 ta thấy nợ xấu ngắn hạn giảm so với cùng kỳ năm trước, tuy mức giảm chỉ có 9,99% nhưng đó

cũng là một tín hiệu đáng mừng. Như chúng ta đã biết năm 2012 kinh tế khó

khăn chồng chất khi đối mặt với rất nhiều vụ vỡ nợ lớn, đây cũng là năm tín

dụng trăng trưởng thấp nhất trong 20 năm trở lại đây, lãi suất không ngừng giảm, khiến cho ngành ngân hàng gặp phải những khó khăn nhất định trong.

Năm 2013, mặc dù kinh tế cả nước dần hồi phục nhưng một số những doanh nghiệp vay ngắn hạn của ngân hàng với quy mô hoạt động nhỏ, yếu đã rớt dần trong khủng hoảng từ năm trước, dẫn đến đóng cửa. Hơn nữa Sóc Trăng là

tỉnh nông nghiệp, một bộ phận không nhỏ các khách hàng là nông dân, nhưng trong năm đã xảy ra nhiều thiên tai dịch bệnh làm cho thu nhập của họ không

đủ để trả nợ, làm cho nợ xấu của ngân hàng tăng rất cao. Trong 6 tháng đầu

năm 2014 ngân hàng tăng cường hiệu quả trong công tác tín dụng, đặc biệt là có các gói hỗ trợ khách hàng vay dài hạn để trả nợ nhằm giảm bớt nợ xấu, do

đó làm cho nợ xấu giảm so với cùng kỳ năm trước.

b/ Về trung – dài hạn: Nợ xấu trung – dài hạn tăng cao trong năm 2012,

với mức tăng 1.390 triệu đồng (tương ứng 43,97%). Do trong năm dư nợ trung – dài hạn tăng rất cao như đã phân tích mà năm 2012 lại là năm kinh tế khó

khăn, các khách hàng của ngân hàng, đặc biệt là một số doanh nghiệp có vay vốn trung - dài hạn kinh doanh không hiệu quả dẫn đến đóng cửa, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng, vì vậy nợ được chuyển thành nợ quá hạn và cuối cùng là nợ xấu, do đó làm cho nợ xấu của khoản mục này tăng cao. Điển hình là vụ công ty cổ phần chế biến thủy sản Phương Nam tuyên bố vỡ nợ

khiến ngân hàng buộc phải đem khoản nợ mà công ty này vay vào nợ khó đòi.

Nhưng cho đến năm 2013, sau khi Phương Nam cơ cấu lại tổ chức và thay đổi bộ máy quản lý, công ty này làm ăn có lời và đã trả cho ngân hàng một phần

khoản nợ còn thiếu, qua đó làm cho nợ xấu năm 2013 dù có tăng nhưng tốc độ

chậm lại. Hơn nữa do trong năm ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn với các

chính sách đổi mới cộng thêm các doanh nghiệp được hỗ trợ nên có khả năng

kinh doanh trở lại đã vực dậy, đến cuối năm thì thanh toán được một phần nợ

xấu với ngân hàng, vì vậy nợ xấu năm 2013 mặc dù có tăng nhưng tốc độ tăng

nhỏ mấy lần so với năm 2012.Trong 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu ở khu vực trung – dài hạn tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước, nhưng mức tăng chỉ có 8,87% tương ứng 401 triệu đồng. Điều này có ý nghĩa lớn đối với các doanh nghiệp và kể cả phía ngân hàng.

0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 2011 2012 2013 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014

Ngắn hạn Trung - dài hạn Tổng nợ xấu

Nguồn: Phòng Kế toán & Quỹ - Sacombank Sóc Trăng, 2014

Hình 4.8 Nợ xấu theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2011 – Tháng 6/2014

4.2.4.2. N xu theo thành phn kinh tế:

Qua việc tìm hiểu nợ xấu theo thời hạn tín dụng ta nhận thấy rằng tình hình nợ xấu đang dần có những bước chuyển biến tốt hơn sau năm 2013.

Tiếp theo để biết được tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế ta tìm hiểu hai bảng số liệu sau:

Bảng 4.21: Nợ xấu theo thành phần kinh tế của Sacombank Sóc Trăng giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) DNNN 2.463 18,24 3.467 20,10 3.570 17,06 1.004 40,76 103 2,97 DN ngoài quốc doanh 7.833 58,00 10.098 58,55 13.490 64,45 2.265 28,92 3.392 33,59 Khác 3.210 23,77 3.682 21,35 3.872 18,50 472 14,70 190 5,16 Tổng nợ xấu 13.506 100,00 17.247 100,00 20.932 100,00 3.741 27,7 3.685 21,37

(Nguồn: Phòng Kế toán & Quỹ - Sacombank Sóc Trăng, 2014)

Bảng 4.22: Nợ xấu theo thành phần kinh tế của Sacombank Sóc Trăng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 – 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 Chênh lệch Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) DNNN 1.935 10,15 2.101 11,67 166 8,58 DN ngoài quốc doanh 14.146 74,24 13.015 72,29 (1.131) (8,00) Khác 2.974 15,61 2.888 16,04 (86) (2,89) Tổng nợ xấu 19.055 100,00 18.004 100,00 (1.051) (5,52)

Qua hai bảng số liệu trên ta thấy nợ xấu chiếm tỷ trọng cao nhất là ở khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thấp nhất là trong khu vực các DNNN.

a/ DNNN: Trong giai đoạn 2011 – 2013 nợ xấu của các DNNN tăng

nhiều nhất là năm 2012, mức tăng 40,76% so với năm 2011. Tỷ trọng nợ xấu của khu vực này tăng dần qua các năm. Năm 2013, giá trị nợ xấu tăng 103

triệu đồng tương ứng 2,97% so với năm 2012, đây là mức tăng thấp nhất.

Trong 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu tăng 8,58% so với cùng kỳ năm 2013. Do

trong giai đoạn trên các doanh nghiệp quốc doanh tiến hành cổ phần hóa, làm

cho cơ cấu bộ máy quản lý có sự thay đổi, thêm vào đó là sự phát triển không

ổn định của kinh tế qua từng năm, làm gia tăng nợ xấu nhiều, nhất là trong giai

đoạn 2011 – 2013, nợ xấu tăng vọt. Trong giai đoạn trên có hàng loạt các doanh nghiệp quốc doanh vỡ nợ do tiêu cực, làm ảnh hưởng nặng nề và sâu sắc đến toàn bộ nền kinh tế, vì thế nợ xấu liên tục tăng. Chỉ mãi đến cuối năm 2013 khi nhà nước đưa vào hoạt động tổ chức VAMC – Công ty quản lý tài sản để xử lý nợ xấu thì tình hình nợ xấu được ổn định lại.

b/ DN ngoài quốc doanh: Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu.

Năm 2011 nợ xấu của thành phần này chiếm 58,00% so với tổng nợ xấu, đến

năm 2012 nợ xấu tăng thêm 2.265 triệu đồng làm cho giá trị nợ xấu tăng lên

10.098 triệu đồng chiếm 58,55% tổng nợ xấu. Đến năm 2013, nợ xấu tiếp tục

tăng 3.392 triệu đồng (tức 33,59%) so với năm 2012 nâng tổng nợ xấu ở khu vực này lên 13.490 triệu đồng. Sang 6 tháng đầu năm 2014 thì nợ xấu lại giảm 1.131 triệu đồng (tức giảm 8,00%) so với cùng kỳ năm trước. Như vậy qua việc đánh giá các con số trên cho thấy tuy trong giai đoạn này tỷ lệ nợ xấu

tăng vọt (giai đoạn 2011 – 2013) nhưng do nhà nước đã kịp thời có những chính sách hợp lý, cùng với sự nổ lực hết mình của cán bộ tín dụng nên trong thời gian gần đây nhất nợ xấu được kiềm hãm lại.

c/ Nợ xấu các thành phần khác: Trong giai đoạn 2011 – 2013 nợ xấu ở

thành phần này mặc dù có tăng, nhưng tốc độ tăng đang giảm đi rõ rệt. Cụ thể năm 2011 khoản mục nợ xấu này có giá trị 3.210 triệu đồng, chiếm 23,77% tổng nợ xấu trong năm. Tuy nhiên đến năm 2012 nợ xấu tăng 472 triệu đồng

(tương ứng 14,70%) nâng giá trị nợ xấu lên 3.682 triệu đồng nhưng chỉ chiếm 21,35% tổng nợ xấu. Đến năm 2013, nợ xấu tiếp tục tăng nhưng chỉ tăng nhẹ

5,16% so với năm 2012.

Trong các khoản cho vay này thì cho vay CBNV được đảm bảo hơn, một mặt do CBNV là những người có mức lương ổn định, hơn nữa lương cơ bản

tăng làm cho thu nhập của khối người này cũng tăng, vì vậy nợ xấu đối với

các đối tượng này giảm. Tuy nhiên, lạm phát tăng và giá cả leo thang, thiên tai, dịch bệnh cũng khiến số ít những khách hàng không thể trả nợ đúng hạn, thất nghiệp làm một số người mất khả năng trả nợ nên nợ đó được chuyển dần

sang nợ xấu. Ngoài ra trong khoản mục cho vay này còn có cho vay góp chợ,

đây là một sản phẩm đặc trưng của Sacombank. Tuy mục đích là giúp cho các tiểu thương có đủ vốn để kinh doanh, song đây là hình thức mang lại nhiều rủi ro tiềm ẩn nhất vì phần lớn họ là tiểu thương ở chợ, chuyên kinh doanh những sản phẩm hàng hóa thiết yếu tiêu dùng hàng ngày. Nhưng do một số hạn chế như giá bán ngày càng tăng, thực phẩm dễ hư hỏng, ... sẽ làm cho người tiêu

dùng không mua đến, vì vậy mà thu nhập của các tiểu thương cũng bấp bênh, không phải lúc nào cũng có tiền để trả cho ngân hàng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nợ xấu càng tăng, mặc dù tốc độ tăng đã giảm xuống nhiều lần. 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 2011 2012 2013 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 DNNN DN ngoài quốc doanh Khác Tổng nợ xấu

Nguồn: Phòng Kế toán & Quỹ - Sacombank Sóc Trăng, 2014

Hình 4.9 Nợ xấu theo thành phần kinh tế giai đoạn 2011 – tháng 6/2014

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín, chi nhánh sóc trăng (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)