Phân tích doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín, chi nhánh sóc trăng (Trang 45 - 54)

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng đã giải ngân

cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của

doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng. Nếu

ngân hàng có nguồn vốn mạnh thì doanh số cho vay có thể gấp nhiều lần so

với ngân hàng có nguồn vốn nhỏ. Do bản chất của hoạt động tín dụng là “đi vay để cho vay” nên nguồn vốn huy động được trong mỗi năm Ngân hàng cần

có những biện pháp hiệu quả để sử dụng hợp lý nguồn vốn đó nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn. Trong những năm qua hoạt động cho vay của Sacombank Sóc Trăng đã có những chuyển biến tích cực mặc dù kinh tế tỉnh nhà gặp

nhiều khó khăn và ngành ngân hàng trong nhiều năm trở lại đây có nhiều biến động mạnh. Sau đây để hiểu rõ hơn chúng ta đi tìm hiểu tình hình doanh số

cho vay của Sacombank Sóc Trăng theo chỉ tiêu thời hạn tín dụng và theo thành phần kinh tế.

4.2.1.1 Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Bảng 4.7 và 4.8 dưới đây thể hiện các chỉ tiêu cho vay theo thời hạn tín

Bảng 4.7: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng của ngân hàng Sacombank Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 2.095.750 80,93 1.750.340 79,61 2.195.670 80,12 (345.410) (16,48) 445.330 25,44 Trung - dài hạn 493.700 19,07 448.420 20,39 544.830 19,88 (45.280) (9,17) 96.410 21,50 Tổng cộng 2.589.450 100,00 2.198.760 100,00 2.740.500 100,00 (390.690) (15,09) 541.740 24,64

(Nguồn: Phòng Kế toán và Quỹ - Sacombank Sóc Trăng, 2014)

Bảng 4.8: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng của ngân hàng Sacombank Sóc Trăng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 – 6

tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 Chênh lệch Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 1.100.650 80,93 1.140.935 80,40 40.285 3,66 Trung - dài hạn 259.350 19,07 278.065 19,60 18.715 7,22 Tổng cộng 1.360.000 100,00 1.419.000 100,00 59.000 4,34

Hình 4.2 minh họa cho bảng 4.7 và 4.8 về doanh số cho vay theo thời

hạn tín dụng của Sacombank Sóc Trăng trong giai đoạn 2011 – 2013 và 6

tháng đầu năm 2013 và 2014. 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 2011 2012 2013 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 Ngắn hạn Trung - dài hạn Tổng cộng

(Nguồn: Phòng Kế toán & Quỹ - Sacombank Sóc Trăng, 2014)

Hình 4.2 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng của Sacombank Sóc Trăng giai đoạn 2011 – tháng 6/2014

Qua bảng 4.7 và 4.8 ta thấy rằng doanh số cho vay của Sacombank có

nhiều biến động thất thường. Cụ thể, doanh số cho vay năm 2011 là 2.589.450 triệu đồng, đến năm 2012 lại giảm 15,09% tức 390.690 triệu đồng. Qua năm

2013 lại tăng 24,64% lên mức 2.740.500 triệu đồng. Còn riêng đối với 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay đạt 1.419.000 triệu đồng tăng 4,34% so với

cùng kỳ năm trước. Qua sự biến động trên ta nhận thấy rằng trong giai đoạn từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014, Sacombank Sóc Trăng đã chịu nhiều ảnh hưởng tích cực và tiêu cực từ nền kinh tế. Để hiểu rõ được nguyên nhân ta đi

tìm hiểu sự biến động này theo từng chỉ tiêu cụ thể.

- Về ngắn hạn: Trong kinh tế thị trường Ngân hàng có thể cho khách

hàng vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động tạm thời bị thiếu hụt hoặc cho vay tiêu dùng. Khi nói đến hoạt động tín dụng của ngân hàng thì tín dụng ngắn

hạn được quan tâm hàng đầu, bên cạnh việc hỗ trợ vốn cho các thành phần

kinh tế phát triển đây còn là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận của

Ngân hàng. Qua bảng 4.7 ta thấy trong năm 2011, tổng doanh số cho vay là 2.589.450triệu đồng, trong đó cho vay ngắn hạn chiếm 2.095.750 triệu đồng – 80,93% tổng doanh số cho vay. Do trong năm ngân hàng đã mở rộng quan hệ

với nhiều khách hàng mới ở cả các huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh như Cù

Lao Dung, Trần Đề, đặc biệt ngân hàng đã tiếp cận và phát vay cho nhiều

thứ 2 tại Tỉnh Sóc Trăng nên doanh số cho vay ngắn hạn trong giai đoạn này rất cao. Năm 2012 doanh số cho vay ngắn hạn giảm 16,48% tức giảm 345.410 triệu đồng so với năm 2011. Trong năm này hầu hết các ngân hàng đều gặp khó khăn trong kinh doanh, không riêng gì Sacombank Sóc Trăng. Năm 2013,

doanh số cho vay ngắn hạn tăng 445.330 triệu đồng (tăng 25,44%). Theo số

liệu thống kê của Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Sóc Trăng, trong năm 2013, Sóc Trăng có thêm 300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 50% so với năm

2012, bên cạnh đó, có khoảng 800 doanh nghiệp đăng ký bổ sung mở rộng

ngành nghề, trong đó có khoảng 8% vay ngắn hạn từ Sacombank. Sang đến tháng 6 năm 2014, doanh số cho vay ngắn hạn đạt 1.419.000 triệu đồng, tăng

3,66% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy trong các giai đoạn đã nhắc đến ta

thấy cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao, nguyên nhân là do khách hàng vay vốn tại chi nhánh chủ yếu là hộ gia đình, cá nhân và đối tượng vay chủ

yếu là kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cán bộ công

nhân viên, cho vay tiêu dùng, sửa chữa và đầu tư vào các đối tượng chi phí như: nguyên vật liệu, công cụ lao động… Hơn nữa, tâm lý chung của người

dân là họ không muốn các khoản vay của họ kéo dài quá lâu vì phải tốn thêm chi phí, họ muốn vay ngắn hạn vì số lãi mà họ phải trả sẽ thấp hơn so với vay

dài hạn. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm phần lớn tổng doanh số cho vay, điều này khẳng định Ngân hàng đã định hướng đầu tư vốn ngắn càng nhiều để

giảm thiểu rủi ro của việc cho vay vốn trung và dài hạn.

- Về trung – dài hạn:

Qua bảng 4.7 và 4.8 ta thấy về doanh số cho vay trung và dài hạn thì chiếm trung bình khoảng 20% tổng doanh số cho vay và khoản mục này biến động không đều qua các năm. Năm 2011, doanh số cho vay trung – dài hạn là 493.700 triệu đồng. Đến năm 2012 con số này giảm xuống 45.280 triệu đồng (tương ứng 9,17%) so với năm 2011 còn 448.420 triệu đồng. Bước sang năm

2013, sau khi kinh tế vực dậy được sau một năm khó khăn, con số này cũng tăng lên 544.830 triệu đồng. So với 6 tháng đầu năm 2013 thì đến tháng 6 năm

2014 doanh số cho vay trung – dài hạn tăng 7,22% tương ứng với số tiền

18.715 triệu đồng. Như vậy ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng của doanh số cho

vay trung – dài hạn không đồng đều. Nguyên nhân là do kinh tế cả nước có

nhiều biến động lớn trong giai đoạn này. Năm 2011 đón nhận những đợt tăng

giảm lãi suất và điều chỉnh tỷ giá mạnh trong lịch sử. Sang năm 2012 ngành ngân hàng tụt dốc mạnh khi vướng phải những vụ vỡ nợ lớn. Trong năm

nguồn vốn huy động của ngân hàng thiên về trung, dài hạn nhiều (lãi suất huy động 12 tháng và 13 tháng cao hơn mức lãi suất ngắn hạn) nên ngân hàng ưu

Sau khi tụt dốc có nhiều doanh nghiệp đã đứng dậy được trong năm 2013 và vì vậy nên doanh số cho vay trung – dài hạn dành cho họ cũng tăng lên.

Tuy cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng cơ cấu cho vay, nhưng đây vẫn là một khoản vay quan trọng của ngân hàng do cho vay trung dài hạn chủ yếu là để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế về lâu dài, nó thể hiện một phần trách nhiệm của ngân hàng đối với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là góp phần thực hiện khẩu hiệu Sacombank “Đồng hành cùng phát triển”.

4.2.1.2 Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Để hiểu rõ hơn tình hình cho vay tại Ngân hàng, ta đi tìm hiểu công tác cho vay đối với các thành phần kinh tế khác nhau, từ đó rút ra được những

nhận xét liên quan. Bảng 4.9 và 4.10 dưới đây thể hiện doanh số cho vay theo

thành phần kinh tế của Ngân hàng Sacombank Sóc Trăng trong giai đoạn 2011

Bảng 4.9: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Ngân hàng Sacombank Sóc Trăng trong giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) DNNN 464.050 17,92 396.700 18,04 480.340 17,53 (67.350) (14,51) 83.640 21,08 DN ngoài quốc doanh 1.548.450 59,80 1.290.925 58,71 1.656.780 60,46 (257.525) (16,63) 365.855 28,34 Khác 576.950 22,28 511.135 23,25 603.380 22,02 (65.815) (11,41) 92.245 18,05 Tổng DSCV 2.589.450 100,00 2.198.760 100,00 2.740.500 100,00 (390.690) (15,09) 541.740 24,64

(Nguồn: Phòng Kế toán & Quỹ - Sacombank Sóc Trăng, 2014)

Bảng 4.10 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Ngân hàng Sacombank Sóc Trăng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm

2013 – 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 Chênh lệch Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) DNNN 223.200 16,41 230.500 16,24 7.300 3,27 DN ngoài quốc doanh 861.220 63,33 848.020 59,76 (13.200) (1,53) Khác 275.580 20,26 340.480 23,99 64.900 23,55 Tổng DSCV 1.360.000 100,00 1.419.000 100,00 59.000 4,34

Dựa vào bảng 4.9 và 4.10 ta thấy doanh số cho vay đối với các doanh

nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng 65% trong khi đối

với các doanh nghiệp nhà nước thì chỉ chiếm trung bình khoảng 17%, còn lại

là các thành phần khác. Điều đó cho thấy kinh tế nhà nước đang mất dần tỷ

trọng trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng và việc chuyển dịch cơ cấu

theo chính sách tín dụng là mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế

ngoài quốc doanh, cho vay đối với mọi loại hình kinh tế nhằm phân tán rủi ro, không cho vay đối với một thành phần kinh tế nhất định.

a/ Về DNNN: Doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này chiếm

tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng (<19%) và tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể năm 2011 là 464.050 triệu đồng chiếm 17,92% tổng

doanh số cho vay, đến năm 2012 thì giảm 14,51% tương ứng 67.350 triệu đồng. Sang năm 2013 doanh số cho vay theo thành phần kinh tế lại tăng

83.640 triệu đồng (tăng 21,08%) so với năm 2012. Đến cuối tháng 6 năm 2014, ngân hàng đã cho vay được 230.500 triệu đồng đối với khu vực DNNN, tăng 7.300 triệu đồng tương ứng 3,27% so với cùng kỳ năm 2013. Như vậy qua các năm doanh số cho vay của Ngân hàng Sacombank Sóc Trăng biến động không đều, tuy nhiên hiện nay đang theo chiều hướng tăng, song không

có gì đột biến. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây khi cổ phần hóa

các doanh nghiệp nhà nước cần nguồn vốn nhiều hơn để chuyển đổi loại hình kinh doanh, mặt khác các doanh nghiệp nhà nước tự biết mình có năng lực tài chính yếu (chủ yếu là từ ngân sách nhà nước rót về) cũng như khả năng hoạt động không hiệu quả, nhưng khi chuyển đổi sang loại hình Công ty Cổ phần

thì đã dần hoàn thiện và nâng cao phương án sản xuất kinh doanh của mình, làm cho quy mô hoạt động của các doanh nghiệp này tăng lên, hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn, tạo được uy tín đối với ngân hàng nên ngân hàng cũng

phần nào nới rộng chính sách cho vay đối với thành phần này.

b/ Về DN ngoài quốc doanh: Bao gồm các công ty trách nhiệm hữu

hạn, doanh nghiệp tư nhân, cá thể sản xuất kinh doanh… Doanh số cho vay đối với thành phần này tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2011

doanh số cho vay đối với thành phần này là 1.548.450 triệu đồng, năm 2012

giảm 16,63% với số tiền là 257.525 triệu đồng. Đến năm 2013 lại tăng lên 365.855 triệu đồng (tương ứng 28,34%) nâng mức doanh số cho vay lên 1.656.780 triệu đồng. Nếu trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay là 861.220 triệu đồng thì đến tháng 6 năm 2014 con số này giảm còn 848.020 triệu đồng.

- Trong cơ cấu cho vay của doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì DNTN và cá thể sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ chiếm tỷ trọng cao nhất (>41% đối với DNTN và >30% đối với các cá thể sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ). Trong những

năm qua, chính sách kinh tế và những tác động tích cực cũng như tiêu cực từ

nền kinh tế thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt đã ảnh hưởng không ít đến các

doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh liên quan đến nông

nghiệp. Vì Sóc Trăng là tỉnh nông nghiệp nên các chính sách của Nhà nước ít

nhiều cũng sẽ liên quan. Điển hình, trong năm 2011, ngân hàng đã thực hiện

theo chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 01/03/2011 của NHNN về giảm tốc độ và tỷ trọng cho vay lĩnh vực phi sản xuất để tập trung vốn cho sản xuất kinh

doanh, khu vực nông nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, đây chính là điều kiện

giúp cho doanh số cho vay của ngân hàng tăng. Theo quyết định 423/QĐ-TTg ngày 11/04/2012 của Thủ Tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể

phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 đã đưa ra mục tiêu “Xây dựng Sóc Trăng trở thành một tỉnh có nền nông nghiệp công nghệ cao

phát triển bền vững gắn với phát triển công nghiệp và dịch vụ”. Với mục tiêu này, tin rằng trong những năm tiếp theo nền nông nghiệp của tỉnh sẽ ngày càng phát triển, đồng thời nhu cầu về vốn cho sản xuất nông nghiệp cũng sẽ tăng theo, đây là một điều kiện thuận lợi để Sacombank – Chi nhánh Sóc

Trăng có thể tăng doanh số cho vay.

- Ngoài ra trong cơ cấu cho vay đối với thành phần kinh tế là doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn có các công ty TNHH và công ty cổ phần. Tuy

nhiên bộ phận này chiếm dưới 30% trong cơ cấu cho vay mặc dù quy mô hoạt động của các doanh nghiệp này lớn hơn rất nhiều so với các DNTN, nhưng do

số lượng các doanh nghiệp này còn ít nên chiếm phần nhỏ trong cơ cấu. Phần

lớn các doanh nghiệp này đều là khách hàng quen thuộc của Sacombank. Trong năm 2012 kinh tế gặp nhiều khó khăn, lãi suất cho vay của ngân hàng mặc dù có nhiều ưu đãi nhưng cao hơn một số ngân hàng khác trong khi các doanh nghiệp đang vướng phải những rào cản nhất định mà chi phí lãi là một

trong những thử thách không nhỏ, do đó họ e ngại và không mạnh dạn vay

nhiều. Chính vì lẽ đó mà doanh số cho vay giảm trong năm này.

Nhìn chung doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế là doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất và quan trọng nhất trong tổng doanh số cho vay theo thành phần kinh tế. Mặc dù trong cơ cấu của DN

ngoài quốc doanh còn chia ra các thành phần khác nhau và tăng trưởng với

từng không giống nhau, song vẫn phản ánh được sự biến động chung của

khoản mục cho vay này.

c/ Còn lại là các loại hình khác: Bao gồm cho vay góp chợ, cho vay cán

bộ công nhân viên… Thì doanh số cho vay chiếm phần không nhỏ. Cụ thể năm 2011 khoản mục này là 576.950 triệu đồng chiếm 22,28% tổng doanh số

doanh số cho vay đối với các thành phần khác chỉ ở mức 275.580 triệu đồng

thì tại thời điểm cuối tháng 6/2014 con số này đã tăng thêm 64.900 triệu đồng

(23,55%) so với cùng kỳ năm trước. Các món vay kể trên đều là những món vay đặc trưng của Sacombank. Đây là những món vay với điều kiện cho vay

không phức tạp và phù hợp với điều kiện kinh tế thuần nông của tỉnh Sóc Trăng nên thu hút được nhiều đối tượng vay và ngày càng được mở rộng. Điển

hình là:

- Cho vay góp chợ: Cho vay góp chợ được xem là một trong những

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín, chi nhánh sóc trăng (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)