Phân tích tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín, chi nhánh sóc trăng (Trang 63 - 70)

Dư nợ là khoản vay của khách hàng qua các năm mà chưa đến thời hạn

thanh toán hoặc đến thời hạn thanh toán mà khách hàng không có khả năng trả

nợ do nguyên nhân khách quan hoặc nguyên nhân chủ quan. Dư nợ bao gồm

nợ chưa đến hạn, nợ quá hạn, nợ được gia hạn điều chỉnh và nợ xấu (nợ khó đòi). Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá quy mô và hoạt động của

ngân hàng.

Cũng như những khoản mục đã tìm hiểu trên chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu tình hình dư nợ của ngân hàng theo hai chỉ tiêu: theo thời hạn tín dụng và theo thành phần kinh tế.

4.2.3.1 Phân tích tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng

Trước hết ta theo dõi hai bảng số liệu sau: bảng 4.15 thể hiện tình hình

dư nợ theo thời hạn tín dụng của chi nhánh trong giai đoạn 2011 – 2013 và bảng 4.16 thể hiện tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng của ngân hàng trong

Bảng 4.15: Dư nợ theo thời hạn tín dụng của ngân hàng Sacombank Sóc Trăng giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 348.042 66,64 390.922 58,89 412.362 53,87 42.880 12,32 21.440 5,48 Trung - dài hạn 174.206 33,36 272.846 41,11 353.051 46,13 98.640 56,62 80.205 29,40 Tổng DNCV 522.248 100,00 663.768 100,00 765.413 100,00 141.520 27,10 101.645 15,31

(Nguồn: Phòng Kế toán & Quỹ - Sacombank, 2014)

Bảng 4.16: Dư nợ theo thời hạn tín dụng của ngân hàng Sacombank Sóc Trăng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 – 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 Chênh lệch Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 501.007 61,37 473.161 53,79 (27.846) (5,56) Trung - dài hạn 315.416 38,63 406.556 46,21 91.140 28,90 Tổng DNCV 816.423 100,00 879.717 100,00 63.294 7,75

Qua bảng 4.15 ta thấy trong giai đoạn 2011 – 2013 tổng dư nợ cho vay

của ngân hàng đều tăng, tuy nhiên tốc độ tăng ngày càng chậm. Cụ thể năm

2011 tổng dư nợ đạt 522.248 triệu đồng, năm 2012 là 663.768 triệu đồng, tăng

141.520 triệu đồng, tương ứng tăng 27,10% so với năm 2011. Sang năm 2013

dư nợ đạt 765.413 triệu đồng, tăng 101.645 triệu đồng (tức tăng 15,31%) so với năm 2012.

Cũng qua bảng 4.16 ta thấy trong 6 tháng đầu năm 2013 tổng dư nợ cho vay đạt 816.423 triệu đồng và trong 6 tháng đầu năm 2014 con số này là 879.717 triệu đồng, tăng 63.294 triệu đồng, tương ứng tăng 7,75% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy qua hai bảng số liệu ta thấy rằng tổng dư nợ tăng qua

các năm, tuy nhiên tốc độ tăng ngày càng giảm điều này là một tín hiệu đáng

mừng vì công tác tín dụng của ngân hàng ngày càng có hiệu quả hơn nên tổng

dư nợ ngày càng thu hẹp dần.

Dư nợ ngắn hạn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu dư

nợ theo thời hạn tín dụng. Qua bảng 4.15 ta thấy dư nợ ngắn hạn trong giai đoạn 2011 – 2013 tăng qua các năm, song tốc độ tăng ngày càng thu hẹp dần.

Trong năm 2011, dư nợ ngắn hạn đạt 348.042 triệu đồng, chiếm 66,64 %.

Sang năm 2012, dư nợ ngắn hạn đạt 390.9225 triệu đồng, 58,89% tổng dư nợ trong năm. So với năm 2011, dư nợ ngắn hạn năm 2012 đã tăng 42.880 triệu

đồng tương ứng 12,32%. Đến năm 2013, con số này tăng 21.440 triệu đồng (tức tăng 5,48%) so với năm 2012 lên 412.362 triệu đồng chiếm 53,87% tổng

dư nợ cả năm. Trong 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ ngắn hạn chiếm 53,79%

tương ứng 473.161 triệu đồng, giảm 27.846 triệu đồng, tương ứng giảm 5,56% so với 6 tháng đầu năm 2013.

Như vậy ta thấy rằng trong mỗi giai đoạn khác nhau, dư nợ ngắn hạn có sự biến động khác nhau, mặc dù tình hình chung là tăng dần qua các năm nhưng tốc độ tăng ngày càng giảm, đến 6 tháng đầu năm 2014 lại giảm so với cùng kỳ năm trước.

Về dư nợ trung và dài hạn, năm 2011 dư nợ trung – dài hạn ở mức 174.206 triệu đồng, chiếm 33,36% tổng dư nợ. Năm 2012 tăng 98.640 triệu

đồng nâng mức dư nợ này lên 272.846 triệu đồng chiếm 41,11% so với năm

2011. Mức tăng này đã làm thu hẹp dần tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ. Năm 2013, tổng dư nợ trung – dài hạn tăng 80.205 triệu đồng

tương ứng 29,40%. Như vậy mức tăng giảm gần một nửa so với mức tăng của

năm trước.

Như vậy, qua đánh giá số liệu ta thấy công tác thu hồi vốn ngày càng

được tiến bộ, có hiệu quả cao. Năm 2011, Sacombank đã triển khai nhiều chương trình ưu đãi về lãi suất dành cho các khách hàng cá nhân đến vay vốn

Lúa gạo”. Ngoài ra, dư nợ cao còn do ngân hàng đã không ngừng tăng quy mô

tín dụng, mở rộng thêm nhiều khách hàng để giúp ngân hàng ngày càng phát triển. Năm 2012, tuy doanh số cho vay và doanh số thu nợ của ngân hàng đều

giảm, nhưng do trong năm 2011 còn một khoảng dư nợ lớn nên làm cho dư nợ trong năm tăng cao. Qua bảng số liệu ta thấy rõ ràng dư nợ trung dài hạn ngày càng chiếm tỷ trọng cao, dư nợ ngắn hạn ngày càng thấp. Điều này nói lên rằng ngân hàng mặc dù rất nổ lực nhưng những khoản cho vay các năm trước

tích lũy dần ngày càng cao khiến cho công tác thu nợ cũng gặp một số khó khăn. Năm 2014 dư nợ ngắn hạn giảm, trong khi dư nợ trung – dài hạn tăng, nhưng không nhiều. Kết quả trên cho thấy ngân hàng đã sử dụng vốn khá hợp

lý, ở chỗ vốn huy động tăng, doanh số cho vay tăng nhưng dư nợ lại giảm. Dư nợ qua các năm vẫn còn khá cao và liên tục nguyên nhân là do: ngân

hàng Sacombank Sóc Trăng trong những hệ thống một trong những ngân hàng lớn lớn nhất hiện nay của Việt Nam, do vậy quy mô ngày càng được mở rộng, doanh số cho vay ngày càng lớn, nên kéo theo dư nợ lớn là đương nhiên. Ngân

hàng luôn mở rộng hoạt động để nâng cao mức doanh số cho vay. Mặt khác

nợ của các năm trước còn tồn đọng nên làm cho dư nợ năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên như ta cũng đã thấy mặc dù mỗi năm tổng dư nợ cho vay tại chi nhánh có tăng, song tốc độ tăng ngày càng giảm, điều này chứng tỏ ngân hàng đã làm rất tốt trong công tác thu hồi nợ đã cho vay của cả năm trước lẫn năm đang hoạt động. Như thế, ngân hàng ngày càng hoạt động có hiệu quả bất

chấp kinh tế đang gặp phải một số khó khăn.

0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 2011 2012 2013 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014

Ngắn hạn Trung - dài hạn Tổng dư nợ

(Nguồn: Phòng Kế toán & Quỹ - Sacombank Sóc Trăng, 2014)

Hình 4.6 Dư nợ theo thời hạn tín dụng, giai đoạn 2011 – tháng 6/2014

4.2.3.2 Phân tích tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế

Sau đây ta đi tìm hiểu tình hình dư nợ của chi nhánh theo thành phần

Bảng 4.17: Dư nợ theo thành phần kinh tế của ngân hàng Sacombank Sóc Trăng giai đoạn 2011 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) DNNN 88.685 16,98 183.405 27,63 262.790 34,33 94.720 106,80 79.385 43,28 DN ngoài quốc doanh 333.145 63,79 261.675 39,42 213.855 27,94 (71.470) (21,45) (47.820) (18,27) Khác 100.418 19,23 218.688 32,95 288.768 37,73 118.270 117,78 70.080 32,05 Tổng DNCV 522.248 100,00 663.768 100,00 765.413 100,00 141.520 27,10 101.645 15,31

(Nguồn: Phòng Kế toán & Quỹ - Sacombank Sóc Trăng, 2014)

Bảng 4.18: Dư nợ theo thành phần kinh tế của ngân hàng Sacombank Sóc Trăng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 – 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 Chênh lệch Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) DNNN 304.930 37,35 342.192 38,90 37.262 12,22 DN ngoài quốc doanh 125.005 15,31 188.115 21,38 63.110 50,49 Khác 386.488 47,34 349.410 39,72 (37.078) (9,59) Tổng DNCV 816.423 100,00 879.717 100,00 63.294 7,75

Qua hai bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế có những biến động không ổn định, không đi theo một chiều hướng nhất định. Do dư nợ là khoản mục phụ thuộc vào doanh số cho vay và doanh số thu nợ nên khi một trong hai khoản mục trên biến động hoặc cả hai

cùng biến động thì dẫn đến dư nợ cho vay ảnh hưởng theo. Hơn nữa dư nợ cho vay được tính bằng công thức:

Dư nợ trong kỳ = Dư nợ đầu kỳ + (Doanh số cho vay trong kỳ - Doanh số thu nợ trong kỳ)

Do vậy giá trị của dư nợ trong kỳ còn ảnh hưởng bởi khoản nợ còn dư lại

trong kỳ trước đó. Vì vậy khoản dư nợ của mỗi năm tùy thuộc vào cả ba yếu tố trên. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu từng thành phần:

a/ DNNN: Đối với khu vực này ta thấy trong giai đoạn 2011 – 2013, dư

nợ biến động không cùng chiều hướng với doanh số cho vay và doanh số thu

nợ trong năm 2012 và năm 2013 thì cùng chiều. Năm 2012 doanh số cho vay

và thu nợ giảm, nhưng do dư nợ cuối năm 2011 còn một khoản nên tính đến

cuối năm 2012 con số này tăng lên làm cho dư nợ tăng 94.720 triệu đồng

tương ứng 106,80% so với năm 2011. Năm 2013 dư nợ tăng 79.385 triệu đồng

tương ứng tăng 43,28% so với năm trước, nâng mức dư nợ năm 2013 lên

262.790 triệu đồng chiếm đến 34,33% tổng dư nợ. Trong 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ ở khu vực này tăng 37.262 triệu đồng (tức tăng 12,22%) so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, dư nợ đối với khu vực này chiếm tỷ trọng nhỏ,

nhưng không kém phần quan trọng bởi vì qua các năm dư nợ đối với khu vực

này càng tăng như ta đã thấy qua bảng số liệu. Nguyên nhân dẫn đến sự càng

gia tăng dư nợ đối với các doanh nghiệp quốc doanh là do khi các doanh nghiệp nhà nước chuyển dần sang hình thức cổ phần thì hoạt động ngày càng mở rộng nên doanh số cho vay ngày càng cao, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nhà nước nào hoạt động cũng hiệu quả trong khi ngày càng có nhiều các doanh nghiệp ra đời với quy mô rộng lớn là lấn át các doanh nghiệp nhà

nước. Chính vì lẽ đó công tác thu nợ đối với các doanh nghiệp nhà nước làm

ăn thua lỗ của ngân hàng gặp không ít khó khăn. Thêm nữa là các khoản nợ

còn tồn đọng của năm trước làm cho dư nợ đối với khu vực này ngày càng

tăng.

b/ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Dư nợ đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu, nhưng đang có xu hướng giảm dần. Ở khu vực này trong giai đoạn 2011 – 2013 dư nợ liên tục giảm. Cụ

thể: trong năm 2011 dư nợ đạt 333.145 triệu đồng chiếm 63,79% tổng dư nợ,

đến năm 2012 dư nợ giảm đến 71.470 triệu đồng khiến mức dư nợ trong năm

còn 261.675 triệu đồng. Sang năm 2013 dư nợ tiếp tục giảm 18,27% so với

theo dư nợ bị ảnh hưởng. Trong bối cảnh kinh tế biến động, dư nợ giảm dần cho thấy ngân hàng đã làm tốt công tác thu hồi nợ, chất lượng tín dụng ngày

càng tăng.

Năm 2014, trong 6 tháng đầu năm dư nợ đạt 188.155 triệu đồng. So với cùng kỳ năm trước dư nợ đã tăng 63.100 triệu đồng, tương ứng tăng 50,49%.

Như ta thấy dư nợ trong năm 2013 giảm, trong khi bước sang 6 tháng đầu năm

2014 thì lại tăng mạnh trên 50% là do số dư nợ cuối năm 2013 còn tồn sang

cho năm 2014, mà số dư lại khá lớn nên đã làm cho dư nợ đối với thành phần

này tăng. Trong 6 tháng đầu năm 2014, ngân hàng cho vay nhiều hơn, số thu nợ đối với khu vực này cũng tăng nhưng không bù đắp lại được các khoản dư

nợ còn để lại từ năm trước. Cũng trong 6 tháng đầu năm 2014, một số doanh nghiệp là khách hàng của Sacombank do hoạt động không hiệu quả nên không trở nợ đúng hạn, làm cho công tác thu nợ của cán bộ tín dụng của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, làm cho dư nợ càng cao.

c/ Dư nợ đối với thành phần khác: Qua bảng 4.12 ta thấy dư nợ đối với thành phần này biến động không ổn định. Năm 2011 là 100.418 triệu đồng, chiếm 19,23%. Đến năm 2012 tăng 118.270 triệu đồng, tương ứng 117,78%. Mức tăng đột biến này là do trong năm 2012, doanh số cho vay đã thấp nhưng

doanh số thu nợ lại giảm, cộng thêm các khoản dư nợ năm trước dồn lại làm

cho dư nợ trong năm tăng cao. Cũng như đã phân tích, năm 2012 là năm kinh

tế khó khăn, dư nợ của hầu hết các ngân hàng đều tăng cao do không thu hồi nợ đúng kỳ hạn. Doanh số cho vay đối với thành phần này tuy không bằng doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhưng không kém phần quan trọng, chính những thành phần này tạo nên sự khác biệt cho ngân hàng. Cũng chính họ là

đối tượng giao dịch với ngân hàng nhiều nhất. Đối với các tiểu thương, kinh tế

của họ chủ yếu là buôn bán nhỏ lẻ, đôi khi rất bấp bênh vì có nhiều đối thủ

cạnh tranh do vốn đầu tư vào kinh doanh nhỏ lẻ không nhiều, nên khi sức cạnh tranh quá gay gắt khiến họ kinh doanh không được hiệu quả, làm cho thu nhập ngày càng giảm. Đến năm 2014 trong 6 tháng đầu năm, dư nợ đã giảm 9,59%

tương ứng 37.078 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Dư nợ giảm là một tín hiệu đáng mừng, vì trong 6 tháng đầu năm 2014 công tác thu hồi nợ diễn ra khá tốt, ngân hàng đang cố gắng tập trung vốn cho các sự kiện kinh tế hội nhập sẽ diễn ra vào thời gian tới.

0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 1.000.000 2011 2012 2013 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 DNNN DN ngoài quốc doanh Khác Tổng dư nợ

(Nguồn: Phòng Kế toán & Quỹ - Sacombank Sóc Trăng, 2014)

Hình 4.7 Dư nợ theo thành phần kinh tế, giai đoạn 2011 – T6/2014

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín, chi nhánh sóc trăng (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)