Bảng 4.3: Cơ cấu vốn huy động theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 664.579 63,02 567.350 65,76 908.450 66,12 (97.229) (14,63) 341.100 60,12 Trung - Dài hạn 390.041 36,98 295.374 34,24 465.550 33,88 (94.667) (24,27) 170.176 57,61 Tổng VHĐ 1.054.620 100,00 862.724 100,00 1.374.000 100,00 (191.896) (18,20) 511.276 59,26
(Nguồn: Phòng Kế toán & Quỹ, Sacombank Sóc Trăng, 2014)
Bảng 4.4: Cơ cấu vốn huy động theo thời hạn tín dụng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 – 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 540.918 60,61 604.033 65,32 63.115 11,67 Trung - Dài hạn 351.466 39,39 320.758 34,68 (30.708) (8,74) Tổng VHĐ 892.384 100,00 924.791 100,00 32.407 3,63
Qua bảng 4.3 và 4.4 ta thấy:
- Về ngắn hạn: Trong giai đoạn 2011 – 2013 xét riêng về tỷ trọng ta thấy qua các năm vốn huy động ngắn hạn so với tổng vốn huy động có chiều hướng tăng. Cụ thể năm 2011 là 63,02% tương ứng số tiền 664.579 triệu đồng. Năm
2012 tỷ trọng vốn ngắn hạn có tăng hơn so với năm 2011 nhưng số tiền lại
giảm đến 97.229 triệu đồng, tương ứng giảm 14,63% . Trong năm 2012 ngân hàng gặp khó khăn trong công tác huy động vốn do lãi suất huy động của ngân hàng giảm đối với các khoản mục huy động ngắn hạn, hơn nữa do một số ngân hàng mở thêm chi nhánh tại thành phố Sóc Trăng nên việc cạnh tranh ngày càng gay gắt, các ngân hàng khác có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhân dịp khai trương làm cho chỉ tiêu này giảm mạnh. Hơn nữa năm 2012 đánh dấu sự tụt dốc mạnh của ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Với việc ngừng triển khai huy động bằng vàng vào giữa năm 2011 theo
thông tư 11/2011/TT-NHNN của NHNN từ đó làm cho lượng vốn huy động của ngân hàng giảm đáng kể. Sang đến năm 2013 vốn huy động ngắn hạn tăng
từ 567.350 triệu đồng lên 908.450 triệu đồng (chiếm 66,12% tổng vốn huy
động của ngân hàng trong năm). Như vậy trong một năm mà tiền vốn huy
động đã tăng 341.100 tương ứng 60,12% so với năm 2012. Trong giai đoạn này do ngân hàng chủ trương triển khai các sản phẩm mới để thu hút vốn từ
nền kinh tế do đó vốn huy động ngắn hạn cũng tăng theo. So với tháng 6/2013 thì tại thời điểm tháng 6/2014 vốn huy động ngắn hạn cũng tăng cả về lượng và tỷ trọng. Điều này cho thấy ngân hàng làm tốt công tác huy động vốn nên qua các thời kỳ vốn huy động tăng, làm cho nguồn vốn của ngân hàng thêm dồi dào và giúp ngân hàng đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn kịp thời.
- Về trung – dài hạn: Vốn huy động trung – dài hạn là khoảng vốn chiếm tỷ trọng trung bình là dưới 40% tổng vốn huy động. Trong giai đoạn 2011 – 2013 vốn huy động trung – dài hạn biến động phức tạp. Cụ thể là năm 2012
giảm 94.667 triệu đồng tương ứng giảm 24,27% so với năm 2011. Cũng như đã phân tích ở trên, năm 2012 kinh tế diễn biến có chiều hướng không tốt làm
ảnh hưởng nhiều đến các chiến lược kinh doanh. Trong năm ngân hàng đã gặp
không ít khó khăn, các cá nhân tập thể dùng tiền của mình đầu tư sang kênh khác đặc biệt là vàng và ngoại tệ khi lãi suất huy động vốn của ngân hàng giảm mạnh từ cuối năm 2011. Đến năm 2013, vốn huy động trug – dài hạn của chi nhánh là 465.550 triệu đồng tương ứng 33,88% tổng vốn huy động. Qua một năm khó khăn chồng chất ngân hàng đã chứng tỏ được uy tín của mình thông qua việc thu hút vốn trung – dài hạn, cụ thể là khoản mục này tăng đến
57,61% tương ứng 170.176 triệu đồng. Đến năm 2014 trong 6 tháng đầu năm lượng tiền mà ngân hàng huy động được là 320.758 triệu đồng, giảm 30.708 triệu đồng (tức giảm 8,74%) so với cùng kỳ năm trước. Như vậy vốn huy động
trung – dài hạn lại có xu hướng giảm nhẹ do lãi suất ngày càng hạ trong khi lạm phát ngày càng gia tăng nên người dân sẽ ưu tiên tiết kiệm ngắn hạn hơn
dài hạn, vì đồng tiền để càng lâu càng mất giá. Đó cũng chính là nguyên nhân làm cho tỷ trọng vốn huy động ngắn hạn ngày càng tăng như vốn huy động trung – dài hạn có tỷ trọng ngày càng giảm.
Sau đây là hình 4.1 thể hiện cơ cấu vốn huy động theo thời hạn qua các
năm trong giai đoạn 2011 – tháng 6/2014 của ngân hàng Sacombank chi
nhánh Sóc Trăng: 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 2011 2012 2013 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Ngắn hạn Trung - Dài hạn Tổng VHĐ
(Nguồn: Phòng Kế toán & Quỹ, Sacombank Sóc Trăng, 2014)
Hình 4.1 Vốn huy động theo thời hạn tín dụng, giai đoạn 2011 – T6/2014
4.1.2.2 Vốn huy động theo thành phần
Sau đây ta đi tìm hiểu bảng 4.5 và 4.6 thể hiện tình hình huy động vốn
Bảng 4.5: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng, giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) TG của TCKT 409.212 38,80 273.457 31,70 403.491 29,37 (135.755) (33,17) 130.034 47,55 TG của dân cư 624.964 59,26 556.139 64,46 924.036 67,25 (68.825) (11,01) 367.897 66,15 Chứng chỉ TG 20.444 1,94 33.128 3,84 46.473 3,38 12.684 62,04 13.345 40,28
Tổng VHĐ 1.054.620 100,00 862.724 100,00 1.374.000 100,00 (191.896) (18,20) 511.276 59,26
(Nguồn: Phòng Kế toán & Quỹ, Sacombank Sóc Trăng, 2014)
Bảng 4.6: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng, giai đoạn tháng 6/2013 và tháng 6/2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch
Chỉ tiêu
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) TG của TCKT 261.234 29,27 290.393 31,40 29.159 11,16 TG của dân cư 620.170 69,50 611.042 66,07 (9.128) (3,49) Chứng chỉ TG 10.980 1,23 23.356 2,53 12.376 4,74 Tổng VHĐ 892.384 100,00 924.791 100,00 32.407 12,41
a/ Tiền gửi của tổ chức kinh tế
Loại tiền gửi này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp, hình thức tiền gửi này chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 sau tiền gửi tiết kiệm của dân cư trong cơ cấu vốn tự huy động. Năm 2011 tiền gửi của tổ chức kinh tế là 409.212 triệu đồng, chiếm 38,80% tổng vốn huy động. Năm 2012 giảm 135.755 triệu đồng so với năm 2011 còn 273.457 triệu đồng. Do trong năm
2011, tỉnh Sóc Trăng đăng cai tổ chức “Festival Lúa Gạo Việt Nam lần thứ 2”,
thu hút được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến giao thương nên nhu
cầu thanh toán qua ngân hàng gia tăng đáng kể. Mặt khác, sau “Festival Lúa gạo”, tỉnh Sóc Trăng được nhiều người biết đến hơn nên trong năm 2012, có
nhiều ngân hàng mở thêm chi nhánh tại địa bàn làm cho tình hình huy động chung có sự cạnh tranh hết sức gay gắt. Năm 2012, tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm 33,71% so với năm 2011. Theo thông tin từ Phòng Đăng ký kinh
doanh - Sở Kế hoạch và Đầu Tư tỉnh Sóc Trăng, tình hình đăng ký doanh
nghiệp trong năm 2012 giảm so năm 2011 cả về số lượng doanh nghiệp và số
vốn đăng ký, đặc biệt số lượng doanh nghiệp giải thể tăng 6,56% so cùng kỳ, vì vậy lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế trong giai đoạn này cũng sụt giảm
đáng kể. Năm 2013, với sự xuất hiện thêm nhiều chi nhánh của các NHTM
khác trên địa bàn tỉnh, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, do đó ngân hàng cũng
gặp một số khó khăn nhất định trong công tác huy động vốn. Tuy nhiên, so với các ngân hàng khác lãi suất huy động của Sacombank vẫn cao hơn – mặc dù không nhiều lắm, song đó chính là nguyên nhân khiến lượng vốn huy động
được từ các TCKT vẫn tăng. So với năm 2012, khoản mục này tăng 130.034 triệu đồng (tăng 47,55%) nâng mức vốn huy động ở khoản mục này lên 403.491 triệu đòng chiếm 29,37% tổng vốn huy động. Đến đầu năm 2014 lượng tiền gửi từ các TCKT lại tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước. Nếu
đến tháng 6 năm 2013, lượng tiền này là 261.234 triệu đồng thì đến tháng 6
năm 2014 con số này tăng lên 290.393 triệu đồng. Mặ dù ngày càng có nhiều các ngân hàng cạnh tranh gay gắt với Sacombank, bên cạnh đó một phần cũng
do lãi suất huy động ngày càng hạ trong khi lạm phát ngày càng gia tăng nhưng Sacombank có chất lượng và uy tín lớn nên lượng tiền gửi vào liên tục
tăng.
b/ Tiền gửi của dân cư
Đây là khoản mục quan trọng nhất trong cơ cấu vốn huy động, vì nó chiếm phần lớn tỷ trọng lượng vốn mà ngân hàng huy động được. Năm 2011,
tiền gửi của dân cư là 624.964 triệu đồng, chiếm 59,26% nguồn vốn huy động. Trong năm 2011 lãi suất biến động tăng liên tục, chỉ hạ nhiệt dần vào cuối năm, đây là năm mà có thể nói lãi suất leo thang nhanh và biến động mạnh
68.825 triệu đồng). Như đã biết, trong năm 2012 khó khăn chung của nền kinh
tế ảnh hưởng không ít đến kết quả kinh doanh của ngân hàng Sacombank chi
nhánh Sóc Trăng. Tuy nhiên theo số liệu trong bảng 4.1 ta thấy rằng khoản
mục tiền gửi của dân cư tương đối ổn định so với các khoản mục khác, băng
chứng là lượng tiền này tuy có giảm, nhưng so với tiền gửi của các tổ chức
kinh tế thì giảm ít hơn 3 lần. Qua năm 2013, kinh tế bắt đầu khởi sắc và vì thế người dân có nhiều tiền gửi vào ngân hàng hơn. Mặc dù sự cạnh tranh trên thị trường tài chính, cụ thể là giữa các ngân hàng trên địa bàn tỉnh ngày càng khốc
liệt, nhưng với uy tín và chất lượng của mình Sacombank đã thu hút được ngày càng đông khách hàng. So với năm 2012, lượng vốn huy động từ dân cư tăng đột biến 66,75% nâng con số này từ 556.139 triệu đồng lên 924.036 triệu đồng. Do năm 2012 ngành ngân hàng gặp phải những vụ vỡ nợ lớn nên tâm lý
người dân hoang mang, hơn nữa lãi suất giảm nên họ chuyển sang kênh đầu tư khác nhưng sang năm 2013 kinh tế vực dậy được và ngành ngân hàng lấy lại được niềm tin từ phía dân cư nên họ chủ trương gửi tiền để tiết kiệm. Lãi suất huy động liên tục giảm cho đến thàng 6 năm 2014 con số này chỉ còn 5,8% đối
với kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng và 8% so với kỳ hạn 13 tháng và 36 tháng. Cho
đến hiện nay con số này vẫn đang tiếp tục giảm. Cũng chính vì thế 6 tháng đầu năm 2014 tiền gửi của dân cư đã giảm 1,47% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện nay, Sacombank nói chung và Sacombank – Chi nhánh Sóc Trăng
nói riêng rất chú trọng trong việc huy động nguồn tiền này vì đây là nguồn vốn có tính ổn định cao và chi phí vừa phải nên có thể tận dụng tối đa vào việc
kinh doanh. Để giúp gia tăng nguồn tiền gửi từ dân cư, từ năm 2013
Sacombank – Chi nhánh Sóc Trăng đã áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi, với nhiều sản phẩm tiền gửi đặc trưng phục vụ cho tất cả các khách hàng
như: chương trình khuyến mại Gửi tiền- Trúng liền, Hè rộn ràng, ngàn quà tặng; sản phẩm tiết kiệm Phù Đổng, tiền gửi tương lai, tiền gửi đa năng, sản phẩm tiết kiệm trung hạn đắc lợi,… Đây chính là những công cụ hữu hiệu giúp ngân hàng gia tăng nguồn tiền gửi tiết kiệm từ dân cư, huy động được nguồn vốn ổn định cho ngân hàng trong thời gian tới.
c/ Chứng chỉ tiền gửi
Trong giai đoạn nghiên cứu, chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng huy động được cao nhất là trong năm 2013 với 46.473 triệu đồng chiếm 3,38% tỏng
nguồn vốn huy đống. Đến tháng 6 năm 2014 con số này ở mức 23.356 triệu đồng, tăng 112,71% tương ứng 12.376 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước.
Tuy rằng năm 2011 lãi suất cao nhưng lượng tiền huy động về bằng CCTG
thấp hơn cả so với năm 2012. Cụ thể năm 2011 huy động được 20.444 triệu đồng, sang năm 2012 tăng thêm 12.684 triệu đồng. Nguyên nhân của sự biến động này là do trong năm 2012 chi nhánh ở thêm một PGD ở huyện Ngã Năm
nên cần thêm nguồn vốn, do vậy chi nhánh đã chọn cách huy động vốn bằng
cách phát hành chứng chỉ tiền gửi. Hơn nữa trong năm 2011 lãi suất tăng
khiến bộ phận dân cư và doanh nghiệp chuyển sang đầu tư bằng cách gửi tiết
kiệm, do vậy tiền gửi tiết kiệm của các TCKT và dân cư tăng, nguồn vốn đó ngân hàng đủ khả năng xoay sở nên việc phát hành chứng chỉ tiền gửi là không cấp thiết lắm. Ngược lại năm 2012 tiền gửi của TCKT và bộ phận dân cư giảm đòi hỏi ngân hàng cần phải phát hành thêm chứng chỉ tiền gửi để huy động thêm nguồn vốn nhằm đáp ứng hoạt động mở rộng quy mô.