Vòng quay vốn tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín, chi nhánh sóc trăng (Trang 80)

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay là chậm.

Căn cứ vào bảng 4.23 ta thấy chỉ tiêu này giảm rồi lại tăng. Qua các năm

khác nhau chỉ tiêu này mang những giá trị khác nhau. Cụ thể năm 2011 vòng quay vốn tín dụng là 4,88 vòng – năm 2011 ngân hàng đã là tốt công tác tín

dụng và đầu tư được an toàn trong kênh này. Tuy nhiên năm 2012 lại sụt giảm

còn 3,47 vòng, điều này cho thấy trong năm 2012 tốc độ luân chuyển vốn của

ngân hàng giảm, thời gian thu nợ chậm hơn so với năm trước đó. Đến năm

2013 con số này tăng nhẹ lên 3,69 vòng, mặc dù tăng ít nhưng đây cũng là dấu

hiệu khả quan cho ngân hàng.

So với cùng kỳ năm 2013 thì trong 6 tháng đầu năm 2014, vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng lại giảm. Trong 6 tháng đầu năm 2013 con số này là 1,63 vòng trong khi năm 2014 lại giảm còn 1,59 vòng. Như vậy có thể thấy

mặc dù doanh số thu nợ của ngân hàng ngày càng tăng, nhưng dư nợ bình

quân ngày càng tăng nên tốc độ luân chuyển của vốn tin dụng đã giảm.

4.3.6 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

Đây là chỉ tiêu thường được xem xét nhiều nhất vì nó nói lên chất lượng

tín dụng của ngân hàng ở mức nào qua việc đo lường nợ xấu trên tổng dư nợ.

Qua bảng 4.23 ta thấy trong các giai đoạn trên nợ xấu luôn ở mức dưới

3% - mức có thể chấp nhận. Trong giai đoạn 2011 – 2013 nợ xấu liên tục tăng.

Cụ thể là năm 2011 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 2,59% đến năm 2012 tăng thêm 0,1% lên 2,60%. Năm 2013 tỷ lệ nợ xấu tăng thêm 0,13%. Như vậy tỷ lệ

nợ xấu trong giai đoạn này diễn biến phù hợp với xu hướng của nền kinh tế.

Chỉ đến 6 tháng đầu năm 2014, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ bắt đầu giảm. Như vậy, trước bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp phá sản, nợ xấu trở

thành vấn đề nan giải của cả nước, Sacombank đã tập trung nâng cao công tác ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn, giám sát chặt chẽ và xuyên suốt tại từng địa

bàn, bổ sung thành phần và cơ chế hoạt động của phân ban ngăn chặn và xử lý

nợ quá hạn, áp dụng cơ chế linh hoạt trong xử lý tài sản cấn trừ nợ, triển khai cơ chế khen thưởng đối với các đơn vị xử lý tốt nợ quá hạn,… Nhờ vậy, tỷ lệ

nợ xấu của Sacombank nói chung và Sacombank – Chi nhánh Sóc Trăng nói

riêng luôn nằm trong mức kiểm soát (dưới 3%) và thuộc nhóm thấp trong toàn hệ thống.

Bảng 4.24: Nợ xấu trên tổng dư nợ theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2011

– T6/2014 của Sacombank Sóc Trăng

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 Nợ xấu ngắn hạn 10.345 12.696 16.054 14.534 13.082 Nợ xấu trung - dài hạn 3.161 4.551 4.878 4.521 4.922 Tổng dư nợ ngắn hạn 348.042 390.922 412.362 501.007 473.161 Tổng dư nợ trung - dài hạn 174.206 272.846 353.051 315.416 406.556 Nợ xấu ngắn hạn/Tổng dư nợ ngắn hạn 2,97 3,25 3,89 2,90 2,76 Nợ xấu trung - dài hạn/Tổng dư nợ trung - dài hạn 1,81 1,67 1,38 1,43 1,21

Nguồn: Phòng Kế toán & Quỹ, Sacombank Sóc Trăng, 2014

- Về ngắn hạn: Theo bảng 4.24 ta thấy đối với khu vực ngắn hạn, nợ

xấu trên tổng dư nợ ngắn hạn biến động phức tạp. Năm 2011 tỷ lệ nợ xấu ngắn

hạn trên tổng dư nợ ngắn hạn là 2,97%, song sang năm 2012 lại tăng lên

3,25% và năm 2013 là 3,89%. Như vậy trong giai đoạn 2011 – 2013 thì chỉ có năm 2011 là ngân hàng duy trì được tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn trên tổng dư nợ

ngắn hạn ở mức được xem là an toàn (<3%) còn trong 2 năm còn lại đều trên mức an toàn. Sở dĩ có sự gia tăng này là do trong giai đoạn 2012 – 2013 nợ

xấu tăng vọt và tổng dư nợ tăng nhưng tốc độ lại không bằng nợ xấu. Nguyên

nhân là trong năm 2012 và 2013 một số lượng không nhỏ các khách hàng đến

vay tại ngân hàng không trả nợ đúng thời hạn, đẩy các khoản nợ đã vay thành nợ quá hạn, nợ xấu dẫn đến tình trạng làm tăng tỷ lệ này. Trong 6 tháng đầu năm 2014 tỷ lệ này là 2,76% trong khi cùng kỳ năm trước là 2,90%. Như vậy

tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn trên tổng dư nợ ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm 2014 đã giảm so với cùng kỳ, điều này cho thấy ngân hàng đã có những chính sách

quản lý khá hiệu quả để từng bước giảm dần tỷ lệ này.

- Về trung – dài hạn: Căn cứ vào kết quả ở bảng 4.24 ta thấy rằng đối

với khu vực trung – dài hạn, ngân hàng luôn duy trì được tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ở mức thấp dưới 3%. Cụ thể ta thấy trong giai đoạn 2011 – T6/2014 tỷ lệ này không vượt quá 2% và ngày càng có xu hướng giảm. Như ta

– dài hạn giảm từ 1,81% xuống còn 1,38%. Trong 6 tháng đầu năm 2014 tỷ lệ

này là 1,21% cũng giảm so với cùng kỳ năm trước (1,43%). Các khoản vay

trung – dài hạn là một trong những sản phẩm không kém phần quan trọng đối

với ngân hàng, vì vậy để duy trì tỷ lệ này ở mức an toàn và ngày càng giảm thì chứng tỏ ngân hàng đã làm tốt công tác thu hồi nợ của mình.

4.3.6.2 Nợ xấu trên tổng dư nợ theo thành phần kinh tế

Bảng 4.25: Nợ xấu trên tổng dư nợ theo thành phần kinh tế giai đoạn

2011 – T6/2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 Nợ xấu DNNN 2.463 3.467 3.570 1.935 2.101 Nợ xấu DN ngoài QD 7.833 10.098 13.490 14.146 13.015 Nợ xấu khác 3.210 3.682 3.872 2.974 2.888 DNCV DN NN 88.685 183.405 262.790 304.930 342.192 DNCV DN ngoài QD 333.145 261.675 213.855 125.005 188.115 DNCV khác 100.418 218.688 288.768 386.488 349.410 Nợ xấu/DNCV DNNN 2,78 1,89 1,36 0,63 0,61 Nợ xấu/DNCV DNNQD 2,35 3,86 6,31 11,32 6,92 Nợ xấu khác/DNCV khác 3,20 1,68 1,34 0,77 0,83

Nguồn: Phòng Kế toán & Quỹ, Sacombank Sóc Trăng, 2014

Căn cứ vào bảng 4.25 ta thấy:

- Về DNNN: nợ xấu/tổng dư nợ đối với khu vực này giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2011 là 2,78%, sang năm 2012 giảm còn 1,89% và năm 2013 là 1,36%. Như vậy trong 3 năm ngân hàng duy trì được tỷ lệ an toàn đối

với nợ xấu, chẳng những vậy mà còn giảm dần qua các năm. Như ta biết, các

DNNN tuy chiếm một phần không lớn trong cơ cấu cho vay nhưng đây là

thành phần quan trọng không kém các thành phần chiếm tỷ trọng lớn. Ta thấy

với việc giảm được tỷ lê nợ xấu ở khu vực này là nổ lực đáng khen ngợi của

ngân hàng vì phần lớn các DNNN trong giai đoạn này hoạt động kém hiệu quả

do cạnh tranh gay gắt với nhiều thành phần kinh tế khác, việc trả nợ đúng hạn

của các DN này làm cho công tác thu nợ của ngân hàng được tiến hành thuận

lợi hơn. Do dư nợ cho vay ở khoản mục này trong các năm liên tục tăng nên tỷ

lệ này có giảm. Tính đến tháng 6/2014 ta thấy tỷ lệ này là 0,61%, giảm 0,02%

so với cùng kỳ năm trước.

- Về DN ngoài quốc doanh: nợ xấu/tổng dư nợ đối với khu vực này có chiều hướng biến động ngược với khu vực DNNN. Trong giai đoạn 2011 –

2013 tỷ lệ này liên tục tăng. Cụ thể năm 2011 là 2,35%, nhưng đến năm 2012 tăng lên 3,86% vầ năm 2013 là tăng vọt lên 6,31%. Như vậy trong năm 2012

và 2013 nợ xấu/tổng dư nợ đối với khu vực DN ngoài quốc doanh đã tăng cao

vựt mức an toàn là 3%. Nguyên nhân của sự biến động mạnh này cũng dễ

hiểu, là do trong hai năm 2012 và 2013 nợ xấu tăng nhưng dư nợ lại giảm, chisnh điều này làm cho tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cũng tăng vọt theo. Cũng trong năm 2012 - 2013 kinh tế có nhiều thay đổi. Các vụ vỡ nợ của một sốc

các khách hàng lớn mà điển hình nhất là Công ty CP chế biến thủy sản Phương Nam vay của Sacombank hàng trăm tỷ đồng. Chính sự việc này đã phần nào đẩy Sacombank vào tình trạng nợ xấu kéo dài, mãi cho đến cuối năm 2013 đầu năm 2014 công ty này mới trả được một phần số nợ đã vay từ ngân

hàng. Hơn nữa như ta biết trong giai đoạn này lạm phát tăng cao trong khi chi

phí nguyên liệu đầu vào tăng đáng kể, những doanh nghiệp nhỏ không có sức

chống chịu không có đủ tiền để trả nợ, làm cho các khoản nợ xấu tăng. Như ta

thấy trong bảng 4.25 dư nợ 6 tháng đầu năm 2013 ở mức 11,32% , gấp hơn 3

lần mức an toàn cho phép của tỷ lệ này. Do hậu quả để lại của năm 2012

những khoản nợ xấu trong năm 2013 tiếp tục đẩy tỷ lệ này lên mức rất cao,

cao gấp nhiều lần cho phép. Khách quan đánh giá trong giai đoạn này ngân

hàng làm chưa thật tốt công tác thu hồi nợ và giảm thiểu nợ xấu, nợ quá hạn. Tuy nhiên đến tháng 6/2014 tỷ lệ này trở về mức 6,92% giảm gần hai lần. Điều này cho thấy mặc dù còn gặp khó khăn nhưng ngân hàng cũng đã nổ lực

cố gắng để ngày càng giảm thiểu các khoản nợ xấu đi, giúp cho việc kinh doanh đạt được nhiều hiệu quả hơn.

- Theo kết quả ở bảng 4.25 thì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ khác có chiều hướng giảm và được đảm bảo ở mức an toàn trong giai đoạn 2012 trở về sau. Năm 2011 tỷ lệ này ở mức 3,20% và năm 2012 giảm còn 1,68%, năm 2013

giảm còn 1,34%. Năm 2011 do dư nợ cho vay thấphơn nhiều so với năm 2012

nên tỷ lệ này cao. Nhưng sau năm 2012 nợ xấu ở khu vực này có phần giảm trong khi dư nợ tăng, chính điều này làm cho tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

giảm. Tháng 6/2014 tỷ lệ này tăng nhẹ từ 0,77% lên 0,83% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do trong tháng đầu năm 2014 dư nợ cho vay giảm

khá nhiều trong khi nợ xấu chỉ giảm nhẹ, vì vậy cũng đã làm cho tỷ lệ này

tăng nhẹ.

Tóm lại: Sau khi trải qua phân tích chung tình hình tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng và đi sâu phân tích từng chỉ số ở từng khoản mục theo

hai chỉ tiêu là thời hạn tín dụng và thành phần kinh tế ta nhận thấy rằng mặc

dù trong từng khoản mục có sự biến động thất thường, thậm chí vượt mức an

toàn nhiều lần, song chung quy lại ngân hàng vẫn đã giữ được tỷ lệ an toàn

này cho thấy dù trong từng đối tượng khác nhau, ở những khoản thời gian khác nhau có giai đoạn nợ xấu đã tăng vọt và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cao

gấp nhiều lần cho phép, nhưng với kết quả chung đạt được ta thấy ngân hàng

đã làm khá tốt trong công tác thu hồi nợ, giảm thiểu nợ xấu. Để kinh doanh có

hiệu quả hơn, ngân hàng cần nổ lực hơn nữa để dù cho kinh tế có biến động

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

CỦA SACOMBANK SÓC TRĂNG

5.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG

Sau khi trải qua quá trình phân tích tình hình nguồn vốn, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay, nợ xấu và các chỉ số đánh giá hiệu quả

hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Sóc

Trăng giai đoạn 2011 – tháng 6/2014 ta rút ra được các điểm sau:

- Về kết quả đạt được: Ngân hàng đã huy động được nguồn vốn dồi dào từ nền kinh tế địa phương, mở rộng được thị trường cho vay, doanh số cho vay

đến thời điểm tháng 6/2014 là tăng so với các năm trước. Trong giai đoạn này doanh số thu nợ cũng khá cao, dần thu hẹp các khoản nợ xấu, nợ quá hạn. Các chỉ số đánh giá hoạt động tín dụng khá ổn cho thấy ngân hàng hoạt động khá

ổn định trong công tác tín dụng. - Tồn tại:

+ Mặc dù vốn huy động có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn tại chi nhánh bằng chứng là hằng năm chi nhánh đều cần vốn

điều chuyển từ Hội sở. Nguyên nhân là do công tác thu nợ gặp một số khó

khăn nhất định nên các khoản nợ đã giải ngân đến hạn thu vẫn không thu về được, làm cho vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng chậm lại, trong khi doanh số cho vay tăng khiến cho vốn huy động tại chỗ chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng vốn trong ngắn hạn.

+ Mặc dù doanh số thu nợ qua các năm có tăng, nhưng dư nợ vẫn tăng

cho thấy công tác thu hồi những món nợ cũ phát sinh ở những năm trước vẫn còn vấp phải một số vấn đề. Hầu như những trường hợp khó khăn là do các

doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh không hiệu quả dẫn đến không có tiền trả

cho ngân hàng, cố tình kéo dài thời hạn trả nợ. Một phần là do đội ngũ cán bộ trong đội ngũ nhân lực còn thiếu kinh nghiệm.

+ Nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng luôn được đảm bảo ở mức an toàn - dưới 3%, tuy nhiên khi tìm hiểu từng khoản mục cụ thể ta nhận thấy rằng ở thành phần DN ngoài quốc doanh, tỷ lệ này qua các năm vẫn còn cao, kể từ sau năm 2012 là đã vượt mức an toàn, thậm chí có thời điểm lên đến

11,32% (6 tháng đầu năm 2013) và đến tháng 6 năm 2014 tỷ số này ở vẫn còn

cao hơn gấp 2 lần tỷ lệ an toàn cho phép. Như ta biết DN ngoài quốc doanh là khách hàng chiếm phần lớn các khoản vay của ngân hàng (trên 50%), nhưng gần đây tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ở thành phần này tăng cao là do trong

nợ cho vay giảm, chính vì vậy mà làm cho tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ chung bịảnh hưởng.

5.2 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI SACOMBANK SÓC TRĂNG DỤNG ĐỐI VỚI SACOMBANK SÓC TRĂNG

Công tác nâng cao chất lượng tín dụng là công việc thường xuyên và là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hoạt động ngân hàng. Do an toàn và hiệu quả trở thành một nguyên tắc quan trọng của tín dụng trong cơ chế thị trường, tín dụng ngân hàng phải bảo đảm hiệu quả đồng thời trên cả ba phương diện: ngân hàng có thu nhập để bù đắp chi phí và có lãi, người vay có vốn để hoàn thành phương án sản xuất kinh doanh có tích luỹ, khoản tín dụng phù hợp với yêu cầu tăng trưởng nền kinh tế quốc dân.

Trong phạm vi khả năng của mình, em xin đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Sóc Trăng như sau:

- Đẩy mạnh công tác huy động vốn để tận dụng được tối đa nguồn vốn

huy động tại chỗ nhằm phục vụ cho các nhu cầu sử dụng vốn của Ngân hàng bằng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Đồng thời cần mở rộng các đối

tượng cho vay như cho vay hỗ trợ học sinh, sinh viên để tạo điều kiện cho các

đối tượng này đáp ứng nhu cầu học tập. Tiếp tục phát triển các sản phẩm đặc

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín, chi nhánh sóc trăng (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)