Khái quát về hoạt động kinh doanh của Sacombank Sóc Trăng trong

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín, chi nhánh sóc trăng (Trang 28 - 33)

SÓC TRĂNG TRONG GIAI ĐOẠN 2011 – THÁNG 6/2014

Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của bất cứ một tổ chức kinh tế nào ta thường đi xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức đó. Và để

tìm hiểu về ngân hàng Sacombank chi nhánh Sóc Trăng chúng ta đi tìm hiểu sơ lược về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014. Bảng 3.1 dưới đây thể hiện tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận trước thuế của ngân hàng trong giai đoạn trên. Qua bảng 3.1 ta cũng thấy được sự biến động của từng khoản thu nhập dẫn đến sự

thay đổi về kết quả kinh doanh của ngân hàng. Từ đó có thể phản ánh những điều kiện khách quan cũng như chủ quan đã tác động như thế nào đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm qua.

Tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn các thủ tục vay vốn

Xác minh thực tế tình trạng khách hàng, hiện trạng BĐS, định giá BĐS

Thẩm định điều kiện vay, tình hình kinh doanh hoặc thu nhập để trả nợ

Lập tờ trình, đề xuất ý kiến và trình cấp có thẩm

quyền phê duyệt, thông báo kết quả

Ký hợp đồng, chứng thực giấy tờ các TS đảm bảo

Giải ngân tiền vay

Kiểm tra sau khi cho vay

Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 6 tháng 2014/ 6 tháng 2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Tổng thu nhập 176.001 154.669 175.597 85.709 86.144 (21.332) (12,12) 20.928 13,53 435 0,51 - Thu từ HĐTD 171.197 149.789 168.956 82.641 83.025 (21.408) (12,50) 19.167 12,80 384 0,46 - Thu ngoài TD 4.804 4.880 6.641 3.068 3.119 76 1,58 1.761 36,09 51 1,66 + TN phí từ HĐDV 4.783 4.817 6.564 3.027 3.073 34 0,71 1.747 36,27 46 1,52 + Thu từ HĐKD vàng, ngoại hối 18 30 40 22 24 12 66,67 10 33,33 2 9,09 + Thu khác 3 33 37 19 22 30 1000,00 4 12,12 3 15,79 Chi phí 138.626 115.434 134.454 64.997 64.347 (23.192) (16,73) 19.020 16,48 (650) (1,00) - CP lãi 108.396 80.875 89.627 47.428 46.838 (27.521) (25,39) 8.752 10,82 (590) (1,24) - CP ngoài lãi 30.230 34.559 44.827 17.569 17.509 4.329 14,32 10.268 29,71 (60) (0,34) Lợi nhuận 37.375 39.235 41.143 20.712 21.797 1.860 4,98 1.908 4,86 1.08 5 5,24

Qua bảng 3.1 ta thấy trong giai đoạn từ năm 2011 đến tháng 6 năm

2014 tình hình kinh doanh của ngân hàng có nhiều biến động, cụ thể như sau:

a/ Về thu nhập:

Thu nhập được cấu thành chủ yếu là thu từ hoạt động tín dụng, đây là khoản thu nhập chiếm tỷ trọng lớn nhất của bất kỳ NHTM nào, chiếm trên 90% trong tổng số thu nhập của cả ngân hàng. Ngoài ra thu nhập còn được tạo

nên từ các khoản thu ngoài tín dụng như thu phí từ hoạt động dịch vụ, thu từ

hoạt động kinh doanh vàng, ngoại hối và các khoản thu khác. Nhìn chung, thu nhập của ngân hàng phụ thuộc khá nhiều vào tình hình kinh tế chung của cả nước, cụ thể năm 2011 kinh tế khá ổn, sau khi dần hồi phục sau cuộc khủng

hoảng kinh tế chung năm 2008. Trong năm 2011 tổng thu nhập của ngân hàng là 176.001 triệu đồng, trong đó thu từ hoạt động tín dụng là 171.197 triệu đồng

chiếm 97,27% tổng thu nhập, còn lại là các khoản thu ngoài tín dụng chiếm

2,63%. Trong các khoản thu ngoài tín dụng, thu phí từ hoạt động dịch vụ là khoản mục đem lại thu nhập trên 90%. Năm 2011, phí từ hoạt động dịch vụ là

4.783 triệu đồng, thu từ kinh doanh vàng và ngoại hối là 18 triệu đồng và các khoản thu khác là 3 triệu đồng. Sở dĩ khoản thu từ kinh doanh vàng ngoại hối năm 2011 lại thấp là do năm 2011, NHNN chỉ đạo các TCTD thực hiện nghiêm túc việc đóng cửa sàn vàng và tất toán trạng thái kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài, ban hành thông tư số 11/2011/TT-NHNN ngày 29/04/2011 về việc thu hẹp hoạt động huy động và cho vay bằng vàng của các TCTD. Ngoài ra, ngay từ đầu năm 2011, NHNN đã điều chỉnh mạnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng với quyết định số 230/2011/QĐ-NHNN ngày 11/2/2011: tỷ giá USD/VND tăng (giảm giá VND) 9,3% từ 18.932 lên 20.693

VND/USD; biên độ giao dịch giảm từ +/- 3% xuống +/- 1%, tuy nhiên tỷ giá USD/VND ở thị trường phi chính thức còn khá cao vì vậy người dân thường

có xu hướng bán USD ở thị trường phi chính thức nhiều hơn, điều này làm cho thu nhập từ khoản mục này giảm mạnh.

Sang đến năm 2012 thu nhập lại giảm 21.332 triệu đồng tương ứng giảm 12,12% so với năm 2011. Năm 2012 là năm xuống dốc của ngành ngân hàng, do vậy thu nhập của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng khá nhiều. Tác động

khách quan từ nền kinh tế là một trong những nguyên nhân khiến cho thu nhập

của ngân hàng giảm khá mạnh, trong đó thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm

12,5% so với năm 2011, tương ứng 21.408 triệu đồng. Do khoản thu từ hoạt động tín dụng là khoản thu nhập chủ yếu nên khi khoản này giảm các khoản

thu ngoài tín dụng dù có tăng 1,58% tương ứng 76 triệu đồng cũng không làm cho tổng thu nhập năm tăng thêm. Trong khoản thu này gồm có thu phí từ hoạt động dịch vụ tăng 54 triệu đồng, thu từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại

thu khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ (nhỏ hơn 1%) trong thu nhập của chi nhánh, bao gồm các khoản như thu phí khác từ ngân quỹ, thu phí kiểm đếm, thu do thanh lý tài sản cố định,... năm 2012 tăng gấp 10 lần (tức 1000%) so với năm 2011 do trong năm 2012 chi nhánh thanh lý PGD Hai Bà Trưng (tại TP Sóc

Trăng) để chuyển sang địa điểm mới là PGD Đồng Khởi (tại TP Sóc Trăng),

vì vậy làm tăng khoản thu do thanh lý tài sản cố định.

Năm 2013, sau một năm dài xuống dốc trầm trọng, ngành ngân hàng dần hồi phục sau những khó khăn thử thách. Cụ thể trong năm 2013, Ngân hàng Sacombank Sóc Trăng đã thu về 175.597 triệu đồng, tăng 20.928 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng 13,53% trong đó thu từ hoạt động tín dụng tăng 19.167 triệu đồng, thu ngoài tín dụng tăng 1.761 triệu đồng tăng đến

36,09% so với năm 2012. Trong các khoản thu ngoài tín dụng, thu từ hoạt động dịch vụ tăng 1.747 triệu đồng, tăng 36,27% - nhiều nhất trong các khoản

thu ngoài tín dụng. Bắt đầu từ ngày 1/3/2013, ngân hàng đã bắt đầu thu phí đối

với dịch vụ rút tiền tự động từ các trụ ATM, góp phần làm cho khoản thu từ

hoạt động dịch vụ tăng thêm. Ngoài ra ngân hàng cũng đã thực hiện tất toán

toàn bộ số dư huy động vốn bằng vàng đến hạn phải chi trả, giảm dần số dư

cho vay vốn bằng vàng theo chủ trương của NHNN, qua đó đã loại bỏ toàn bộ

rủi ro liên quan đến vàng, do vậy ngân hàng không phải đối mặt với nguy cơ

thua lỗ vì vàng. Hơn nữa sau khi NHNN bình ổn tỷ giá thì tỷ giá năm 2013 chỉ tăng 1% do đó hoạt động kinh doanh liên quan đến mặt hàng này của Ngân

hàng cũng khá ổn định. Điển hình khoản thu từ kinh doanh vàng, ngoại hối tăng 33,33% so với năm 2012. Các khoản thu khác cũng tăng 12,12% do ngân

hàng bắt đầu kinh doanh ổn định trở lại.

Tại thời điểm 30/6/2014: Ngân hàng đã thu về 86.144 triệu đồng, tăng

435 triệu đồng (tức tăng 0,51%) so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung các khoản góp hình thành nên thu nhập của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2014 đều tăng so với 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể khoản thu từ hoạt động tín

dụng tăng 384 triệu đồng (tăng 0,46%), thu ngoài tín dụng tăng 51 triệu trong đó thu phí từ hoạt động dịch vụ tăng 46 triệu đồng (tăng 1,52%), thu từ hoạt động kinh doanh vàng, ngoại hối tăng 2 triệu đồng và các khoản thu khác tăng

3 triệu đồng.

b/ Về chi phí:

Chi phí của ngân hàng bao gồm 2 phần là chi phí lãi và chi phí ngoài lãi. Chi phí lãi là khoản chi phí phải trả (tiền lãi phải trả) từ việc vay mượn

vốn từ các tổ chức, cá nhân từ nền kinh tế bằng nhiều hình thức như huy động

vốn ngắn hạn, trung – dài hạn, phát hành kỳ phiếu,… Chi phí ngoài lãi là các khoản dự phòng tổn thất tín dụng, tiền lương của công nhân viên, chi phí hoạt động và các chi phí khác.

Trong năm 2011 tổng chi phí của ngân hàng là 138.626 triệu đồng trong đó chi phí lãi chiếm 108.396 triệu đồng (chiếm trên 78% tổng chi phí),

còn lại là chi phí ngoài lãi với 30.230 triệu đồng. Ngày 03/03/2011, NHNN

ban hành thông tư số 02/2011/TT-NHNN, có hiệu lực cùng ngày và áp dụng cho đến hết ngày 13/03/2012. Theo đó, lãi suất huy động tối đa mà các tổ chức

tín dụng được phép áp dụng là 14%/năm; mặt khác lạm phát ở mức 2 chữ số

18,58% (Số liệu của Tổng cục thống kê), trong bối cảnh lạm phát tăng cao thì ngân hàng là một kênh đầu tư an toàn và hiệu quả, do vậy chi phí lãi của năm

2011 ở mức cao trong khi chi phí ngoài lãi chỉ chiếm khoản 22% tổng chi phí. Năm 2012, đây là một năm thăng trầm của kinh tế nói chung và của

ngành tài chính – ngân hàng nói riêng. Trong thời điểm này, ngân hàng không còn là nơi an toàn để họ đầu tư và tiết kiệm. Và sau khi những ngân hàng lớn đồng loạt công bố nợ xấu thì NHNN can thiệp bằng cách hạ trần lãi suất huy động từ 14%/năm (lúc đầu năm) xuống mức 8%/năm (vào cuối năm). Cũng

chính vì lẽ đó người dân không còn mặn mà với việc gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng nữa. Vốn huy động giảm mạnh kéo theo việc tiền lãi phải trả cũng

giảm theo. Trong năm này, ngân hàng có tổng chi phí là 115.434 triệu đồng - giảm 23.192 triệu đồng (tương ứng 16,73%) so với năm 2011. Chi phí lãi giảm

25,39% (giảm 27.521 triệu đồng) trong khi chi phí ngoài lãi tăng 14,32% so

với năm trước.

Năm 2013, tổng quát là chi phí đi theo chiều hướng tăng. Cũng như đã nói ở trên, năm 2013 sau những khó khăn gặp phải, NHNN đã có những chính

sách hiệu quả kiềm chế lạm phát, khống chế tỷ giá, … việc kinh doanh của

phần lớn các ngân hàng bắt đầu dần hồi phục và đi vào quỹ đạo. Việc đó có tác động không nhỏ tới kết quả hoạt động của chi nhánh. Năm 2013 này, ngân hàng có tổng chi phí tăng 19.090 triệu đồng (tăng 16,48%) so với năm 2012. Trong đó chi phí lãi tăng 8.752 triệu đồng (tương ứng 10,82%) trong khi chi

phí ngoài lãi tăng đến 29,71% - 10.268 triệu đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, chi phí của ngân hàng giảm 650 triệu đồng (giảm 1,00%) trong đó chi phí lãi giảm đến 590 triệu đồng, còn lại là chi phí ngoài lãi. So với cùng kỳ năm trước chi phí giảm nhẹ do trong 6 tháng đầu lượng vốn mà ngân hàng huy động được giảm nên khoản lãi phải trả cho các

khách hàng vì thế cũng giảm theo.

c/ Về lợi nhuận

Như đã thấy trong bảng 3.1 lợi nhuận của ngân hàng biến động qua

từng thời kỳ, song không có năm nào ngân hàng có lợi nhuận âm. Qua bảng

3.1 ta cũng thấy được rằng lợi nhuận trong giai đoạn 2011 – 2013 có chiều hướng tăng. Vì chủ yếu thu nhập của ngân hàng được hình thành từ hoạt động

tín dụng nên có thể nói lợi nhuận cũng chủ yếu được mang lại từ hoạt động tín

dụng.

Trong năm 2011 lợi nhuận của ngân hàng vào mức 37.375 triệu đồng. Trong năm 2011 tín dụng phát triển mạnh, lãi suất VNĐ có nhiều biến động và luôn ở mức cao, vì vậy các khoản cho vay của Sacombank Sóc Trăng đã đem

lại những nguồn thu lớn. Tuy nhiên, lãi suất huy động VNĐ lúc này cũng ở

mức cao, đây vừa là một thách thức nhưng lại vừa là một cơ hội đối với

Sacombank nói chung và Sacombank Sóc Trăng nói riêng.Năm 2012, mặc dù kinh tế cả nước gặp phải những khó khăn lớn, riêng đối với tỉnh Sóc Trăng

cũng đã gặp không ít khó khăn. Điển hình là vụ vỡ nợ của Công ty cổ phần

chế biến thực phẩm Phương Nam đã làm ảnh hưởng không ít đến Sacombank

Sóc Trăng khi Phương Nam là một khách hàng lớn của Ngân hàng. Song, với

những cố gắng của mình lợi nhuận trước thuế mà Sacombank Sóc Trăng mang

về tăng 1.860 triệu đồng (tăng 4,98%) so với năm 2011.

Năm 2013, sau khi NHNN tiến hành những chính sách kiềm chế lạm

phát và những vấn đề nổi bật trong ngành tài chính nói riêng thì ngân hàng có những bước đi mới. Lợi nhuận trước thuế năm 2013 là 41.143 triệu đồng, tiếp

tục tăng thêm 1.908 triệu đồng (tăng 4,86%) so với năm 2012. Trong năm

ngân hàng cũng đã hạ lãi suất theo chỉ định của hội sở, do đó lượng vốn huy động về giảm vì vậy chi phí về trả lãi tiền vay cũng giảm bớt phần nào, làm cho lợi nhuận tăng. Trong 6 tháng đầu năm 2014, lợi nhuận của chi nhánh tăng

1.085 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Trong giai đoạn này mặc dù lãi suất tiền gửi giảm, vốn huy động được ít, nhưng hiệu quả sử dụng vốn tốt do đó lợi nhuận mà ngân hàng mang về là 21.797 triệu đồng. Nhìn chung, trong

giai đoạn 2011 – tháng 6 năm 2014 dù kinh tế gặp phải không ít khó khăn, nhưng với kinh nghiệm và cố gắng của các CBVN của chi nhánh đã làm việc

khá hiệu quả khi mỗi năm lợi nhuận đều tăng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín, chi nhánh sóc trăng (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)