Thu nợ là một trong những vấn đề quan trọng đối với tất cả mọi ngân
hàng. Việc thu hồi nợ có tốt hay không là do mỗi ngân hàng biết tính toán và
tránh được những rủi ro có thể xảy ra. Doanh số thu nợ phản ánh phản ánh số
tiền mà ngân hàng thu về từ các khoản cho vay, bao gồm cả những khoản cho
qua việc khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích theo hợp đồng tín
dụng với ngân hàng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Công tác thu nợ rất được chú trọng vì từ đó mà nguồn vốn được tái đầu tư tín dụng nhằm bảo tồn vốn hiện có và đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn trong ngân hàng. Như vậy, doanh số cho vay cao chưa hẳn là đạt hiệu quả mà phải so sánh doanh số thu nợ với doanh số cho vay, đảm bảo nợ quá hạn ở
mức tối thiểu. Doanh số thu nợ càng lớn so với doanh số cho vay thì chất lượng tín dụng tại ngân hàng càng có hiệu quả. Doanh số thu nợ cao so với
doanh số cho vay góp phần hạn chế nợ quá hạn đem lại hiệu quả cao cho công
tác tín dụng.
Chính vì thế mà công tác thu hồi nợ (đúng hạn và đầy đủ) được ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi một ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ
nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu hồi nợ làm sao
để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao. Để đánh giá tình hình thu hồi nợ của Sacombank Sóc Trăng ta sẽ
phân tích thông qua bảng số liệu dưới đây, qua đó đưa ra những nguyên nhân dẫn đến sự biến động của tình hình doanh số thu nợ qua các năm.
4.2.2.1 Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng
Bảng 4.11 dưới đây lần lượt thể hiện doanh số thu nợ của Sacombank Sóc Trăng theo thời hạn tín dụng trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013,
bảng 4.12 thể hiện doanh số thu theo thời hạn tín dụng trong 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
Bảng 4.11: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng của Sacombank Sóc Trăng giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 2.040.800 83,63 1.707.460 83,00 2.174.230 82,39 (333.340) (16,33) 466.770 27,34 Trung - dài hạn 399.500 16,37 349.780 17,00 464.625 17,61 (49.720) (12,45) 114.845 32,83 Tổng DSTN 2.440.300 100,00 2.057.240 100,00 2.638.855 100,00 (383.060) (15,70) 581.615 28,27
(Nguồn: Phòng Kế toán và Quỹ - Sacombank Sóc Trăng, 2014)
Bảng 4.12: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng của Sacombank Sóc Trăng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 – 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 Chênh lệch Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 990.565 82,04 1.080.136 82,79 89.571 9,04 Trung - dài hạn 216.780 17,96 224.560 17,21 7.780 3,59 Tổng DSTN 1.207.345 100,00 1.304.696 100,00 97.351 8,06
Qua bảng số liệu ta thấy qua các năm công tác thu nợ diễn ra khá tốt. Cụ
thể năm 2011 là 2.440.300 triệu đồng, năm 2012 giảm 15,70% còn 2.057.240 triệu đồng. Qua năm 2013 con số này tăng lên 28,27 % so với năm trước đó,
mức tăng tương ứng là 581.615 triệu đồng nâng mức doanh số thu nợ trong năm 2013 lên 2.638.855 triệu đồng. Trong năm 2013, 6 tháng đầu công tác thu
hồi nợ thu được 1.207.345 triệu đồng nhưng trong năm 2014 tính đến tháng 6 ngân hàng thu được 1.304.696 triệu đồng, tăng 97.351 triệu đồng tương ứng tăng 8,06% so cùng kỳ năm trước. Như vậy chỉ riêng năm 2012 là doanh số
thu nợ giảm còn trong các giai đoạn còn lại thì doanh số thu nợ theo thời hạn
biến động theo xu hướng ngày càng tăng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng là do ngân hàng đẩy mạnh công tác thu nợ và thẩm định đầu tư đúng đối tượng
khách hàng của cán bộ tín dụng tương đối tốt, khách hàng đa số sử dụng vốn đúng mục đích để có thể trả nợ đúng thời hạn. 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 2011 2012 2013 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 Ngắn hạn Trung - dài hạn Tổng DSTN
(Nguồn: Phòng Kế Toán & Quỹ - Sacombank Sóc Trăng, 2014)
Hình 4.4 Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng của Sacombank Sóc Trăng giai đoạn 2011 – T6/2014
a/ Về ngắn hạn: Năm 2011, doanh số thu nợ ngắn hạn là 2.040.800 triệu
đồng chiếm 83,63% trong tổng doanh số thu nợ; do trong năm ngân hàng đã đẩy
mạnh công tác thu hồi nợ theo chỉ đạo của lãnh đạo chi nhánh nhằm tập trung
vốn để cho vay sản xuất phục vụ cho “Festival Lúa Gạo”. Năm 2012, do tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, nhất là chịu ảnh hưởng từ các vụ đổ vỡ của các doanh nghiệp thủy sản trong năm mà ảnh hưởng nặng nề nhất là từ vụ của Cty thủy sản Phương Nam, vì vậy đã kéo doanh số thu nợ giảm 333.340 triệu đồng tương ứng giảm 16,33% còn 1.707.460 triệu đồng. Năm 2013 ngân hàng vượt qua những khó khăn nhằm nhanh chóng thu hồi lại được những khoản nợ đã cho vay để tái đầu tư nhằm nâng cao doanh số cho vay cũng như gia tăng lợi nhuận. Trong năm, ngân
hàng đã thu về 2.174.230 triệu đồng, tăng 466.770 triệu (tức 27,16%) so với
năm 2012. Trong 6 tháng đầu năm 2014 ngân hàng thu hồi về được 1.080.136
triệu đồng chiếm 82,79% tổng doanh số thu nợ trong khi con số này ở cùng kỳ năm trước là 990.565 triệu đồng tăng 89.571 triệu đồng tương ứng tăng 9,04%. Do ngân hàng chủ trương đẩy mạnh công tác để tập trung vốn để chuẩn bị cho sự kiện sẽ diễn ra vào tháng 11/2014 là “Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL – MDEC” tại tỉnh nhà. Sự kiện này là điều kiện để Sacombank Sóc Trăng mở
rộng được thị trường, thu hút được vốn trong thời gian tiếp theo.
b/ Về trung và dài hạn: Quan sát hình 4.4 ta thấy rằng doanh số thu nợ
trung – dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ dưới 18% trong tổng doanh số thu nợ, và biến động cùng với xu hướng của doanh số thu nợ ngắn hạn. Năm 2011 doanh
số thu nợ trung – dài hạn là 399.500 triệu đồng chiếm 16,37% tổng doanh số
thu nợ, năm 2012 giảm 12,45%, năm 2013 tăng 32,83%. Riêng trong 6 tháng
đầu năm 2014 doanh số thu nợ trung – dài hạn tăng 3,59% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù doanh số thu nợ trung và dài hạn có biến động nhưng tương đối ổn định hơn so với khoản mục ngắn hạn. Nguyên nhân là do nguồn là do ngân hàng tiến hành sàng lọc, loại bỏ những khách hàng xấu cũng như chủ động thu
hồi nợ khi tình hình hoạt động của khách hàng có dấu hiệu suy giảm, ngoài ra
do đây là các khoản vay có thời hạn dài, rủi ro lớn hơn so với các khoản vay
ngắn hạn nên ngân hàng đặc biệt kiểm soát chặt, tránh phát sinh nợ xấu, đảm
bảo an toàn hoạt động.
Như vậy, qua việc phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng ta
thấy rằng trong thời gian qua mặc dù kinh tế phát triển lúc thuận lợi, lúc khó khăn nhưng ngân hàng Sacombank Sóc Trăng vẫn giữ được độ ổn định khi
hoạt động nhất là trong công tác thu hồi nợ. Có được những kết quả trên là do kinh tế Sóc Trăng trong những năm gần đây phát triển mạnh. Sau “Festival lúa
gạo lần thứ 2” năm 2011 nông nghiệp tỉnh nhà đạt kết quả đáng ngờ. Tính đến
tháng 6/2014 sản xuất lúa đạt kết quả tốt. Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh được tăng cường. Trong lĩnh vực sản xuất công
nghiệp, xuất khẩu hàng hóa đạt mức tăng trưởng khá. Giá trị xuất khẩu hàng
hóa đạt kim ngạch 314,4 triệu USD (đạt 64% kế hoạch và tăng 79% so với
cùng kỳ năm trước),… Bên cạnh đó Nhà nước đã mạnh dạn giải thể các DNNN làm ăn kém hiệu quả, có các chính sách hỗ trợ cho DNNN phát triển
tốt hơn, cùng với sự hướng dẫn và đầu tư vốn kịp thời của ngân hàng giúp cho
các DNNN tăng trưởng và hoạt động có hiệu quả dẫn đến công tác thu nợ của
ngân hàng cũng khả quan hơn.
Bảng 4.13: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của Sacombank Sóc Trăng giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) DNNN 380.345 15,59 301.980 14,68 400.955 15,19 (78.365) (20,60) 98.975 32,78 DN ngoài quốc doanh 1.574.500 64,52 1.362.395 66,22 1.704.600 64,60 (212.105) (13,47) 342.205 25,12 Khác 485.455 19,89 392.865 19,10 533.300 20,21 (92.590) (19,07) 140.435 35,75 Tổng DSTN 2.440.300 100,00 2.057.240 100,00 2.638.855 100,00 (383.060) (15,70) 581.615 28,27
(Nguồn: Phòng Kế Toán & Quỹ - Sacombank Sóc Trăng, 2014)
Bảng 4.14: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của Sacombank Sóc Trăng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 – 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 Chênh lệch Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) DNNN 101.675 8,42 151.098 11,58 49.423 48,61 DN ngoài quốc doanh 997.890 82,65 873.760 66,97 (124.130) (12,44) Khác 107.780 8,93 279.838 21,45 172.058 159,64 Tổng DSTN 1.207.345 100,00 1.304.696 100,00 97.351 8,06
Theo bảng 4.13 và 4.14 ta thấy doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là cao nhất. Do trong cơ cấu cho vay khu vực doanh nghiệp
ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao nhất nên doanh số thu nợ cao ở thành phần này cũng là điều dễ hiểu.
Quan sát bảng 4.13 và 4.14 ta thấy qua các năm doanh số thu nợ theo
thành phần kinh tế biến động không ổn định. Cụ thể:
a/ Doanh số thu nợ đối với DNNN:
Thành phần này chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu (<16%) vì ngân hàng hạn chế cho vay DNNN. Nhìn chung doanh số thu nợ đối với DNNN
biến động không nhiều trong giai đoạn 2011 – 2013, mặc dù có sự tăng giảm
song do thành phần này chiếm tỷ trọng thấp nên so với tổng số thì không đáng
kể. Cụ thể năm 2011 doanh số thu nợ là 380.345 triệu đồng, chiếm 15,59% tổng doanh số thu nợ. Đến năm 2012 con số này là 301.980 triệu đồng chiếm
14,68% so với tổng doanh số thu nợ, giảm 20,60% so với năm 2011, tương ứng với số tiền 78.365 triệu đồng. Năm 2013 doanh số thu nợ lại tăng thêm 98.975 triệu đồng (tương ứng 32,78 %) so với năm 2012, chiếm 15,19 % trong tổng DSTN trong năm. Đến tháng 6 năm 2014 doanh số thu nợ trong khu vực
DNNN là 151.098 triệu đồng trong khi cùng kỳ năm 2013 con số này ở mức 101.675 triệu đồng. Như vậy so với cùng kỳ năm trước doanh số thu nợ trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng 48,61% tương ứng số tiền 49.423 triệu đồng.
Qua sự biến động trên ta thấy rằng trong năm 2012 khi kinh tế gặp nhiều
khó khăn, doanh số cho vay ở hầu hết các khoản mục đều giảm, không riêng gì Sacombank Sóc Trăng, do đó trong năm 2011 doanh số thu nợ giảm là điều
dễ hiểu. Hơn nữa trong năm này khi kinh tế có quá nhiều biến động thì công tác thu nợ cũng gặp phải không ít khó khăn vì các DNNN hoạt động cũng
không hiệu quả. Trong năm 2013, các DNNN được cổ phần hóa sau một năm khó khăn nhờ được hỗ trợ từ các chính sách của nhà nước nên đã hoạt động
dần có hiệu quả hơn, do vậy nợ mà họ phải trả cho ngân hàng cũng được hoàn trả đúng hạn. Qua các năm, kinh tế phát triển khá ổn định nên việc tăng doanh
số thu nợ trong 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013 cũng là điều đương nhiên.
b/ Doanh số thu nợ đối với DN ngoài quốc doanh: Doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao nhất (>60%)
và ngân hàng làm tốt công tác thu nợ nên doanh số thu nợ đối với thành phần
kinh tế này cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số thu nợ. Nhìn chung doanh số thu nợ đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng biến động theo xu hướng của doanh số thu nợ đối với các doanh nghiệp quốc doanh nhưng do khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thu nợ nên sự biến động dù chỉ 1% cũng là số tiền rất lớn. Cụ thể, năm 2011 doanh số thu
nợ là 1.574.500 triệu đồng chiếm 64,52%, năm 2012 doanh số thu nợ giảm
13,47% tương ứng giảm 212.105 triệu đồng. Năm 2013, khoản mục này là 1.704.600 triệu đồng, chiếm 64,60% trong tổng số tiền nợ thu hồi được trong
năm. So với năm 2012 thì khoản mục này tăng 342.205 triệu đồng (tức 25,12
%). Qua bảng 4.14 ta thấy so với cùng kỳ năm 2013 thì trong 6 tháng đầu năm
2014 doanh số thu nợ giảm 12,44% tương ứng giảm 124.130 triệu đồng. Như
vậy, qua các số liệu thống kê cho thấy trong những năm qua doanh số thu nợ
của ngân hàng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh liên tục tăng (ngoại trừ năm 2012 có xu hướng giảm và 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm trước). Năm 2011, ngân hàng đẩy mạnh công tác thu hồi nợ ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong năm 2012, cả nước xảy ra hàng loạt vụ vỡ nợ
lớn, riêng đối với tỉnh Sóc Trăng vụ vỡ nợ lớn nhất là của công ty Cổ phần chế
biến thủy sản Phương Nam. Đây là một khách hàng lớn của ngân hàng. Vụ vỡ
nợ đã kéo theo hàng loạt hậu quả nghiêm trọng khiến cho Sacombank Sóc
Trăng cũng bị ảnh hưởng không ít. Vì vậy doanh số thu nợ đã giảm so với
năm 2011. Năm 2013, mặc dù tình hình lạm phát vẫn đang diễn ra, song kinh tế lấy lại được cân bằng sau một năm xuống dốc, các doanh nghiệp làm ăn lại có lời, do đó nợ được trả đúng hạn nhiều hơn so với năm 2012. Năm 2014, doanh số thu nợ ở khu vực DN ngoài quốc doanh là vì nguyên nhân một số
doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong đầu năm nay phải cạnh tranh gay gắt khi rất nhiều các doanh nghiệp mới ra đời với phương thức kinh doanh tiến bộ nên việc các doanh nghiệp cũ kinh doanh thua lỗ là nguyên nhân dẫn đến doanh số
thu nợ đối với khu vực này giảm. Tuy nhiên trong tháng 11 tới đây, tỉnh Sóc Trăng hứa hẹn sẽ có cơ hội để các doanh nghiệp nà vực dậy khi tỉnh đăng cai
tổ chức “Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL – MDEC năm 2014”. Đó cũng chính là cơ hội để không riêng gì Sacombank mà cho tất cả các doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.
c/ Doanh số thu nợ các thành phần khác: bao gồm thu nợ các khoản
vay góp chợ, cán bộ nhân viên,… Cụ thể là trong năm 2011 doanh số thu nợ
các thành phần khác là 485.455 triệu đồng, chiếm 19,89% tổng doanh số thu
nợ nhưng đến năm 2012 lại giảm còn 392.865 triệu đồng, đã giảm 92.590 triệu
đồng tương ứng giảm 19,07% so với năm 2011. Sang năm 2013, doanh số thu nợ tăng 140.435 triệu đồng (tức tăng 35,75%) so với năm 2012, nâng mức doanh số thu nợ lên 533.300 triệu đồng, chiếm 20,21% tổng doanh số thu nợ.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ đối với thành phần này là 107.708 triệu đồng, chiếm 8,93% trong tổng số doanh số thu nợ, nhưng đến
tháng 6 năm 2014 con số này tăng lên 279.838 triệu đồng chiếm 21,45% tổng doanh số thu nợ. Như vậy, trong 6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ đối với thành phần này đã tăng 172.058 triệu đồng, tương ứng 159,64% so cùng kỳ
năm trước. Mức tăng đột biến này là do trong năm, ngân hàng đẩy mạnh hoạt
động bán lẻ vì mục tiêu tiếp tục giữ vững danh hiệu ngân hàng bán lẻ hàng đầu,
hơn nữa lãi suất huy động vốn đã giảm, trong khi lãi suất cho vay giảm không
đáng kể nên việc các tiểu thương hay những cá nhân thuộc đối tượng này ngay khi có tiền họ sẽ nhanh chóng trả cho ngân hàng theo đúng hạn, vì không ai để
cho món nợ của mình càng ngày càng lâu. Chính vì tâm lý chung đó, ngân