Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của Sacombank Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Vốn huy động 1.054.620 87,10 862.724 59,40 1.374.000 77,86 (191.896) (18,20) 511.276 59,26 Vốn điều chuyển 156.160 12,90 589.692 40,60 390.813 22,14 433.532 277,62 (198.879) (33,73) Tổng 1.210.780 100,00 1.452.416 100,00 1.764.813 100,00 241.636 19,96 312.397 21,51
(Nguồn: Phòng Kế toán Quỹ - Sacombank Sóc Trăng, 2014)
Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn vốn của Sacombank Sóc Trăng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 – 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Vốn huy động 892.384 89,60 924.791 90,93 32.407 3,63 Vốn điều chuyển 103.550 10,40 92.259 9,07 (11.291) (10,90) Tổng 995.934 100,00 1.017.050 100,00 21.116 2,12
4.1.1.1 Vốn huy động
Qua bảng 4.1 ta thấy qua các năm vốn huy động biến động lên xuống không đều. Cụ thể năm 2011 vốn huy động của chi nhánh là 1.054.620 triệu đồng, chiếm 87,10% tổng nguồn vốn. Song chỉ sau 1 năm con số này giảm còn 862.724 triệu đồng (giảm 191.896 triệu đồng) vào năm 2012 chiếm tỷ trọng
59,40% tổng nguồn vốn. Như vậy ta thấy trong năm 2011, căng thẳng lãi suất
diễn ra. Vào tháng 5/2011 lãi suất bắt đầu leo thang, có thời điểm huy động VND lên đến 20%/năm. Do vậy lượng tiền được gửi vào ngân hàng ngày một
nhiều. Sau đó đến cuối năm NHNN đã bơm một lượng vốn đáng kể vào thị trường OMO nên đã làm cho lãi suất hạ nhiệt xuống còn 14%/năm. Đến cuối năm 2012 lãi suất huy động của ngân hàng cũng giảm xuống chỉ còn 11%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng. Tuy nhiên mức lãi suất này cũng cao hơn những ngân hàng khác nên trong năm dù Ngân hàng có huy động được ít tiền hơn so với năm trước nhưng so về tình hình chung thì Sacombank Sóc Trăng vẫn làm tốt công tác huy động bởi vì 2012 là năm kinh tế khó khăn, những điều mà Ngân
hàng làm được so với các đối thủ cạnh tranh là khá tốt. Năm 2013 vốn huy động được tăng lên đến 511.276 triệu đồng tương ứng 59,26% so với năm
2012 nâng tổng lượng vốn huy động được của Ngân hàng trong năm lên
1.374.000 triệu đồng chiếm 77,86% tổng nguồn vốn. Năm 2013, sau khi NHNN có các chính sách cân đối lại nền kinh tế thì ngân hàng cũng hoạt động hiệu quả trở lại. Mặc dù lãi suất huy động vốn của không riêng hệ thống ngân hàng Sacombank mà các hệ thống khác trong năm 2013 đã giảm đáng kể nhưng như ta thấy vốn huy động của ngân hàng đã tăng hơn một nửa so với cùng kỳ năm trước. Như vậy có thể thấy trong giai đoạn 2011 – 2013
Sacombank Sóc Trăng đã trải qua một quá trình biến động lớn về công tác huy
động vốn: giảm mạnh trong năm 2012 rồi lại tăng mạnh trong năm 2013.
Cùng với sự biến động của nền kinh tế, những kết quả đạt được của
Sacombank Sóc Trăng trong giai đoạn này có thể khẳng định ngân hàng đã làm tốt công tác huy động vốn, tuy có giai đoạn giảm nhưng phần lớn do yếu tố khách quan tác động nên trong năm 2012 vốn huy động đã giảm khá nhiều.
Bảng 4.2 cho thấy những thay đổi trong công tác huy động vốn của
Sacombank Sóc Trăng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Căn cứ vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng trong 6 tháng đầu năm
2014 ngân hàng đã huy động được 924.791 triệu đồng (chiếm 90,93% tổng nguồn vốn trong giai đoạn này). Như vậy so với 6 tháng đầu năm 2013 thì vốn
huy động đã tăng thêm 3,63% tức tăng 32.407 triệu đồng. Điều này cho thấy
sau năm 2012 vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng. Hiện nay lãi suất huy
động vốn của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh giảm đáng kể so với năm 2011 do NHNN đã điều chỉnh hạ lãi suất cơ bản xuống nên các ngân hàng cũng phải
giảm lãi suất huy động vốn. Tuy vậy, Sacombank vẫn là một trong những ngân hàng có mức lãi suất huy động cao hơn các ngân hàng có vốn nhà nước,
hơn nữa Sacombank Sóc Trăng luôn biết cách làm mới mình bằng những
chương trình khuyến mãi nhằm thu hút nhiều khách hàng. Do đó dù hiện nay gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng không còn được xem là kênh đầu tư sinh lời hiệu quả nhưng với uy tín của mình Sacombank Sóc Trăng đã giữ chân được nhiều khách hàng khó tính.
4.1.1.2 Vốn điều chuyển
Vốn điều chuyển là nguồn vốn thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu
nguồn vốn của ngân hàng nhưng không kém phần quan trọng. Đây là nguồn
vốn được chuyển từ Hội sở hoặc các chi nhánh khác trong cùng hệ thống về
nếu trong khi hoạt động chi nhánh thiếu hụt nguồn vốn.
Trong năm 2011, Sacombank – Chi nhánh Sóc Trăng với ưu thế về chất lượng sản phẩm, phong cách phục vụ chuyên nghiệp đã huy động được một lượng vốn khá lớn và nhiều hơn so với nhu cầu sử dụng vốn tại đơn vị. Năm 2012, dư nợ tại chi nhánh tăng nhiều, đặc biệt, trong năm chi nhánh đã triển
khai cho vay hợp vốn với Sacombank – Chi nhánh Cần Thơ với số tiền là 750.000 triệu đồng, vì vậy làm phát sinh vốn điều chuyển đến của chi nhánh năm 2012 là 589.692 triệu đồng, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của chi nhánh trong năm. Sang năm 2013 vốn điều chuyển giảm 59,16% (giảm 348.879 triệu đồng) so với năm 2012. Trong năm 2013 nguồn vốn huy động được từ các
nguồn là các TCKT và các tầng lớp dân cư tăng, vốn điều chuyển được
chuyển từ Hội sở về ít hơn so với năm trước, vì trong năm không có phát sinh
vay hợp vốn với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống. So với 6 tháng đầu năm 2014 thì trong 6 tháng đầu năm 2014 lượng vốn điều chuyển giảm 10,90%. Trong 6 tháng đầu 2014, ngân hàng sử dụng vốn khá hiệu quả, vì thế
vốn điều chuyển từ Hội sở không nhiều so với cùng kỳ năm trước.
Tóm lại qua việc phân tích khái quát cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng
trong giai đoạn 2013 – tháng 6/2014 ta nhận thấy: Về công tác huy động vốn ngân hàng đã làm khá tốt trong thời gian qua. Về vốn điều chuyển: ngân hàng còn thiếu vốn hoạt động nên vốn điều chuyển có xu hướng tăng. Như vậy để
hoạt động của ngân hàng ngày càng có hiệu quả thì chi nhánh cần phải thu hút
nhiều nguồn vốn hơn nữa để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng bởi vì so với huy động từ nền kinh tế thì chi phí của vốn điều chuyển là cao hơn.