Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn MTV dược sài gòn (sapharco) (Trang 43)

5. Bố cục của luận văn

2.2.2.Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

2.2.2.1. Phương pháp so sánh

So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Phương pháp so sánh là một trong các phương pháp rất quan trọng, được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong bất kỳ một hoạt động phân tích tài chính nào của doanh nghiệp.

Để áp dụng phương pháp so sánh vào phân tích thông tin tài chính của doanh nghiệp, trước hết phải xác định số gốc để so sánh. Việc xác định số gốc để so sánh là tùy thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích. Gốc để so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian và không gian. Kỳ phân tích được chọn là kỳ thực hiện hoặc là kỳ kế hoạch, hoặc là kỳ kinh doanh trước. Giá trị so sánh có thể chọn là số tuyệt đối, số tương đối, hoặc là số bình quân.

Điều kiện so sánh:

- Phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu. - Phải đảm bảo sự thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu.

- Phải đảm bảo sự thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu (kể cả hiện vật, giá trị và thời gian).

Khi so sánh đạt mức đạt được trên các chỉ tiêu ở các đơn vị khác nhau, ngoài các điều kiện đã nêu, cần đảm bảo điều kiện khác như: cùng phương hướng kinh doanh, điều kiện kinh doanh tương tự nhau…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanh trước nhằm xác định rõ xu hướng thay đổi về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi của các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

- So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số kỳ kế hoạch nhằm xác định mức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch trong mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hình thức so sánh:

Quá trình phân tích theo phương pháp so sánh có thể thực hiện bằng 3 hình thức:

- So sánh theo chiều ngang: Là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính.

- So sánh theo chiều dọc: Là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính, giữa các báo cáo tài chính trong doanh nghiệp.

- So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu: Các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo tài chính được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu quy mô chung và chúng có thể được xem xét trong nhiều kỳ để phản ánh rõ hơn xu hướng phát triển của các hiện tượng, kinh tế - tài chính của doanh nghiệp.

Với phương pháp này tác giả dùng để so sánh một số chỉ tiêu phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn trong chương 3 nhằm làm rõ sự thay đổi của mỗi chỉ tiêu phân tích qua từng năm trong giai đoạn 2008-2012 của công ty và trả lời cho câu hỏi số 1.

2.2.2.2. Khái niệm,ý nghĩa,tác dụng của phân tổ thống kê a) Khái niệm:

Phân tổ thống kê là căn cứ vào 1 hay một số tiêu thức để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ sao cho các đơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vị trong cùng một tổ thì giống nhau về tính chất, ở khác tổ thì khác nhau về tính chất.

b) Ý nghĩa:

* Dùng phân tổ để chọn ra các đơn vị điều tra (nhất là trong điều tra chọn mẫu).

* Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản của tổng hợp thống kê. * Phân tổ thống kê là cơ sở và là một phương pháp phân tích thống kê.

c) Tác dụng của phân tổ thống kê:

Với ý nghĩa của phân tổ đã nêu trên, xuất phát từ yêu cầu của thực tễn xã hội màphân tổ thống kê có tác dụng sau đây:

* Phân tổ thống kê nghiên cứu các loại hình kinh tế xã hội (phân tổ phân loại):

Bất kì một nền kinh tế xã hội nào cũng bao gồm nhiều loại hình kinh tế. Chẳng hạn nền kinh tế Việt Nam hiện tại bao gồm nhiều loại hình kinh tế khác nhau như: kinh tế Nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế tư nhân; kinh tế cá thể; kinh tế hỗn hợp. Sự vận động và phát triển của nền kinh tế xã hội đó như thế nào, phụ thuộc vào vị trí, vai trò và xu hướng phát triển của từng loại hình kinh tế. Khi nghiên cứu đặc trưng của nền kinh tế xã hội đó người ta phải nêu rõ: Có bao nhiều loại hình kinh tế? Là những loại hình kinh tế gì? Tỷ trọng mỗi loại hình như thế nào? Mối quan hệ giữa các loại hình? Xu hướng phát triển của các loại hình?

Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu trên, chỉ có thể thực hiện được thông qua phân tổ thống kê.

* Phân tổ thống kê nghiên cứu kết cấu nội bộ tổng thể (phân tổ kết cấu): Kết cấu nội bộ tổng thể là tỷ lệ các bộ phận chiếm trong tổng thể và quan hệ tỷ lệ về lượng giữa các bộ phận đó nói lên kết cấu nội bộ tổng thể.

Mỗi hiện tượng kinh tế xã hội hay quá trình kinh tế xã hội đều do cấu thành từ nhiều bộ phận, nhiều nhóm đơn vị có tính chất khác nhau hợp thành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Phân tổ thống kê nghiên cứu mối liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các tiêu thức của hiện tượng (phân tổ phân tích hay liên hệ):

Các quá trình hay hiện tượng kinh tế - xã hội phát sinh và phát triển không phải ngẫu nhiên, tách rời với các hiện tượng xung quanh mà chúng có liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau theo những quy định nhất định. Sự biến động của hiện tượng này sẽ dẫn đến sự biến động của hiện tượng khác và ngược lại mỗi hiện tượng biến động đều do sự tác động của các hiện tượng xung quanh.

Với phương pháp này, tác giả sử dụng các số liệu thu thập được, hệ thống hóa theo phương pháp phân tổ thống kê, sau đó sử dụng excel để tính các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân và lập bảng trong chương 3 để phân tích thực trạng của công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn từ đó trả lời cho câu hỏi số 2 và số 3

2.2.2.3. Phương pháp đồ thị thống kê

Phương pháp đồ thị thống kê là phương pháp trình bày và phân tích các thông tin thống kê bằng các biểu đồ, đồ thị và bản đồ thống kê. Phương pháp đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lượng của hiện tượng. Chính vì vậy, ngoài tác dụng phân tích giúp ta nhận thức được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng bằng trực quan một cách dễ dàng và nhanh chóng, đồ thị thống kê còn là một phương pháp trình bày các thông tin thống kê một cách khái quát và sinh động, chứa đựng tính mỹ thuật; thu hút sự chú ý của người đọc, giúp người xem dễ hiểu, dễ nhớ nên có tác dụng tuyên truyền cổ động rất tốt. Đồ thị thống kê có thể biểu thị:

- Kết cấu của hiện tượng theo tiêu thức nào đó và sự biến đổi của kết cấu. - Sự phát triển của hiện tượng theo thời gian.

- So sánh các mức độ của hiện tượng. - Mối liên hệ giữa các hiện tượng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Trình độ phổ biến của hiện tượng. - Tình hình thực hiện kế hoạch.

Trong công tác thống kê thường dùng các loại đồ thị: Biểu đồ hình cột, biểu đồ tượng hình, biểu đồ diện tích (hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật), đồ thị đường gấp khúc và biểu đồ hình màng nhện.

2.2.2.4. Ma trận SWOT

Phân tích ma trận SWOT là phân tích những yếu tố nội bộ của một doanh nghiệp (những điểm mạnh và điểm yếu) cũng như những yếu tố bên ngoài (những cơ hội và đe dọa) tác động đến doanh nghiệp.

Bảng 2.1: Ma trận SWOT

SWOT CƠ HỘI (O)

Liệt kê những cơ hội

ĐE DỌA (T)

Liệt kê những nguy cơ

ĐIỂM MẠNH (S)

Liệt kê những điểm mạnh Các chiến lược SO Các chiến lược ST ĐIỂM YẾU (W)

Liệt kê những điểm yếu Các chiến lược WO Các chiến lược WT Việc xác định các điểm mạnh trong doanh nghiệp phải trả lời đượcc ác câu hỏi như những lợi thế của doanh nghiệp hiện nay là gì? Doanh nghiệp có thể làm tốt hơn các doanh nghiệp khác trong ngành ở những điểm nào? Đâu là lợi thế tuyệt đối của doanh nghiệp? hay nhận thức của công chúng, của người tiêu dùng về điểm mạnh của doanh nghiệp là gì?

Việc xác định những điểm yếu là điều không kém phần quan trọng. Nó giúp cho doanh nghiệp có được chiến lược dài hạn để nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó có chiến lược khắc phục các điểm yếu của mình. Cũng như việc xác định các điểm mạnh, doanh nghiệp cần phải biết những điểm yếu của mình để từ đó biết được doanh nghiệp sẽ cần phải tránh những điểm nào? Những điểm nào cần phải cải tiến và mức độ ưu tiên cho các việc cần phải làm hay nhận thức về điểm yếu của doanh nghiệp dưới con mắt của công chúng, người tiêu dùng là gì để tìm biện pháp khắc phục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Xem xét điểm mạnh và điểm yếu cần xuất phát từ những vấn đề nội tại của doanh nghiệp và những vấn đề phát sinh từ nhận thức của công chúng, của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp.

Đối với việc phân tích cơ hội, doanh nghiệp cần xác định được đâu là những cơ hội tốt nhất có thể sinh lời cho doanh nghiệp, đâu là xu thế tốt nhất doanh nghiệp kỳ vọng. Các cơ hội sẽ là nguồn cung cấp lợi thế cạnh tranh, lợi nhuận cho doanh nghiệp thông qua các kênh dẫn khác nhau như:

Sự thay đổi về công nghệ và thị trường ở cả quy mô rộng và hẹp

Sự thay đổi về chính sách của nhà nước về lĩnh vực doanh nghiệp tham gia

Sự thay đổi về cơ cấu, lĩnh vực xã hội, về dân số, về cách sống … (cầu)

Những sự kiện tại địa phương

Đối với việc phân tích thách thức, doanh nghiệp cần xem xét, phân tích môi trường kinh doanh của mình để làm rõ trở ngại của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh hiện nay là gì? Những đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp là ai? Tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật có làm thay đổi ngành nghề, sản phẩm doanh nghiệp đang cung cấp hay không?

Trên cơ sở đó có thể có bốn chiến lược để phản ứng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

- Các chiến lược SO (điểm mạnh - cơ hội): sử dụng những điểm mạnh bên trong để tận dụng những cơ hội bên ngoài.

- Các chiến lược ST (điểm mạnh - đe dọa): vượt qua các khó khăn, đe dọa bằng cách tận dụng những điểm mạnh bên trong.

- Các chiến lược WO (điểm yếu - cơ hội): hạn chế các điểm yếu bên trong để tận dụng các cơ hội bên ngoài.

- Các chiến lược WT (điểm yếu - đe dọa): tối thiểu hóa các điểm yếu bên trong để tránh khỏi các đe dọa bên ngoài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Với phương pháp này, tác giả sử dụng để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, những mối đe dọa và cơ hội của công ty nhằm đưa ra chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp nhằm giải quyết những hạn chế con tồn tại cũng như phát huy những kết quả đạt được của công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn đồng thời trả lợi cho câu hỏi số 4

2.3. Các chỉ tiêu đƣợc sử dụng đề phân tích Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV Dƣợc Sài Gòn

* Các chỉ tiêu doanh lợi:

- Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh - Doanh lợi vốn tự có

* Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

- Tính hiệu quả kinh tế theo chi phí tài chính * Hiệu quả sử dụng vốn

- Số vòng quay toàn bộ vốn - Hiệu quả sử dụng vốn cố định - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động * Hiệu quả sử dụng lao động - Năng suất lao động

- Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV DƢỢC SÀI GÒN (SAPHARCO) 3.1. Khái quát về doanh nghiệp

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn

Được thành lập từ cuối năm 1975, từ một số nhà thuốc trên địa bàn Tp.HCM, công ty bắt đầu hoạt động với tên gọi “Quốc doanh dược phẩm Thành Phố”. Giai đoạn 1976-1981 với tư cách là đơn vị kinh doanh, phân phối dược phẩm đầu ngành của Thành phố, Công ty đã quản lý trực tiếp và toàn diện 17 Hiệu thuốc Quốc doanh Quận, Huyện (lúc đó Huyện Duyên Hải nay là Cần Giờ). Trong giai đoạn này, tuy tình hình có rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, đặc biệt là tình trạng thiếu thuốc chữa bệnh, Công ty vẫn luôn đứng vững, và quản lý tốt mạng lưới phân phối dược phẩm từ thành phố xuống các quận, huyện, phường, xã. Có thể nói thành công này là do công ty biết cách tổ chức, chỉ đạo và quản lý hoạt động kinh doanh một cách thống nhất, đồng bộ. Do đó, công ty đã đáp ứng được cơ bản yêu cầu về thuốc men cho công tác phòng chữa bệnh của thành phố.

Ngày 07/01/1977, công ty chính thức được thành lập theo Quyết định số 12/QĐ-UB của UBND Tp. Hồ Chí Minh với tên gọi “Công ty dược phẩm Cấp II” trực thuộc Sở Y Tế Thành phố. Năm 1980-1981 theo chỉ đạo của Thành phố, Công ty đã chuyển giao, phân cấp toàn bộ các Hiệu thuốc Quốc doanh Quận, Huyện về lại cho Quận, Huyện.

Năm 1982, mở rộng quan hệ hợp tác với các đơn vị Dược Quận, Huyện chủ yếu là trên hợp đồng mua bán. Đến nay, phần lớn các Công ty Dược Quận, Huyện này đã cổ phần hóa, một số giải thể hoặc sát nhập vào Công ty. Cùng lúc đó, Công ty tiến hành thành lập “Hiệu thuốc khu vực” tại các địa bàn này. Tháng 01/1986, theo chủ trương của Thành phố, Công ty được sát nhập vào “Liên hiệp các xí nghiệp dược phẩm - Dược liệu Tp. Hồ Chí Minh”, nhưng vẫn là đơn vị kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân thuộc Sở Y Tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Từ tháng 01/1990, theo quyết định số 11/QĐ-UB ngày 05/01/1990 của UBND Tp.HCM, Công ty được phép tách ra khỏi Liên hiệp các Xí nghiệp Dược phẩm - Dược liệu Thành phố và đổi tên thành “Công ty dược phẩm thành phố” với tên đối ngoại là SAPHARCO, trực thuộc Sở Y Tế. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp thuốc và nguyên liệu làm thuốc. Do đặc điểm vị trí, quy mô hoạt động và sự biến chuyển của tình hình đất nước, cũng từ tháng 01/1990, công ty đã được UBND Thành phố, Bộ Y Tế & Bộ Thương mại cho phép hoạt động kinh doanh XNK trực tiếp thuốc và nguyên liệu làm thuốc nhằm phục vụ cho yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Theo Quyết định số 3112/QĐ-UB ngày 16/12/1992 của UBND Tp.HCM, tháng 01/1993, sát nhập Xí nghiệp Dược liệu vào Công ty Dược phẩm Thành phố và đổi tên thành “Công ty dược thành phố - Sapharco”. Thành lập lại doanh nghiệp nhà nước.

Tháng 03/1993, đăng ký thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước theo

Một phần của tài liệu Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn MTV dược sài gòn (sapharco) (Trang 43)