Nhóm nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn MTV dược sài gòn (sapharco) (Trang 37)

5. Bố cục của luận văn

1.3.2. Nhóm nhân tố khách quan

- Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp .

Doanh nghiệp có đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Bởi vì doanh nghiệp lúc này chỉ có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu tăng vòng quay của vốn, yêu cầu doanh nghiệp phải tổ chức lại bộ máy hoạt động phù hợp tối ưu hơn, hiệu quả hơn để tạo cho doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh về giá cả, chất lượng, chủ loại, mẫu mã... Như vậy cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời tạo ra sự tiến bộ trong kinh doanh, tạo ra động lực phát triển của doanh nghiệp.

- Gia nhập mới của các doanh nghiệp.

Trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, hầu hết trong các lĩnh vực, các ngành nghề sản xuất kinh doanh có mức doanh lợi cao rất dễ trở thành một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành khác nhòm ngó cũng như sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực đó nếu như không có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

rào cản tư những từ phía cơ quan quản lý của nhà nước. Vì vậy buộc các doanh nghiệp trong các ngành có mức doanh lợi cao đều phải tạo ra các rào cản để hạn chế sự ra nhập mới của các doanh nghiệp khác bằng cách khai thác triệt để các lợi thế riêng có của doanh nghiệp, bằng cách định giá phù hợp (mức ngăn chặn sự gia nhập, mức giá này có thể làm giảm mức doanh lợi) và tăng cường mở rộng chiếm lĩnh thị trường.Vì vậy nó cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Sản phẩm thay thế

Tất cả các sản phẩm của doanh nghiệp đều có những sản phẩm thay thế, số lượng, chất lượng, giá cả, mẫu mã bao bì của những sản phẩm thay thế cùng các chính sách tiêu thụ của những sản phẩm thay thế có ảnh hưởng rất lớn tới số lượng cung cầu, chất lượng, giá cả và tốc độ tiêu thụ sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Do đó nó có ảnh hưởng lớn tới kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.4. Cơ sở thực tiễn: Trƣờng hợp công ty cổ phần dƣợc Hậu Giang

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược Hậu Giang Công ty cổ phần dược Hậu Giang là một trong những doanh nghiệp đã có mức doanh thu phát triển tăng trưởng khá tốt qua từng năm. Năm 2008 là năm chịu tác động của suy thoái kinh tế thế giới và phải đối đầu với nhiều khó khăn trong cạnh tranh cũng như đưa ra những sản phẩm làm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Với những quyết tâm của tập thể cán bộ nhân viện công ty cùng những chiến lược sản xuất kinh doanh đúng đắn, công ty cổ phần dược Hậu Giang, với số vốn 1.076 tỷ đồng tổng năm 2008 đã đạt mức doanh thu là 1.528 tỷ đồng, trong đó mức lợi nhuận thuần của công ty đạt 147 tỷ đồng chiếm gần 10% trên tổng doanh thu. Đây là tỷ lệ rất tốt trong bối cảnh kinh tế suy thoái. Số vòng quay của toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh đạt 1.4 vòng. Trong đó tổng chi phí là 664 tỷ đồng chiếm 43% tổng doanh thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

và có mức lợi nhuận sau thuế đạt 128 tỷ đồng. Năm 2009, mức doanh thu tiếp tục tăng gần 16%, đạt 1.770 tỷ đồng trên tổng nguồn vốn là 1.522 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận thuần là 408 tỷ đồng chiếm 23% và tăng 13% so với cùng kỳ năm 2008. Trong khi đó, tổng chi phí là 557 tỷ đồng giảm 107 tỷ đồng và bằng 84% cùng kỳ năm 2008, làm cho mức lợi nhuận sau thuế của công ty cổ phần dược Hậu Giang năm 2009 đạt 362 tỷ đồng; tức là tăng 182% so với cùng kỳ năm 2008 với số vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh đạt 1.16 vòng. Năm 2010, tổng nguồn vốn của công ty tăng lên 18% so với tổng nguồn vốn năm 2009, đạt 1798 tỷ đồng. Cùng tăng với tổng nguồn vốn là mức doanh thu đạt 2.053 tỷ đồng, tức là tăng gần 16% so với cùng kỳ năm 2009 và tạo ra mức lợi nhuận sau thuế là 381 tỷ đồng cũng đồng nghĩa tăng 5%. Trong khi đó mức chi phí cho hoạt động kinh doanh của công ty là 642 tỷ đồng tăng 15% so với cung kỳ năm 2009 với số vòng quay toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh đạt 1.14 vòng. Theo báo cáo tài chính năm 2011, tổng nguồn vốn là 1.995 tỷ đồng tương ứng tăng gần 11% và doanh thu cũng tăng từ 2.053 lên 2.510 tỷ đồng tức là tăng 22% so với cùng kỳ năm 2010. Với mức tăng doanh thu lên 22% thì mức lợi nhuận của công ty đạt được khá ấn tượng là 419 tỷ đồng tức là tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2010 với số vòng quay của toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh đạt 1,25 vòng.

Năm 2012 trong báo cáo tại đại hội cổ đông thương niên, công ty cổ phần dược Hậu Giang có tổng nguồn vốn là 2.378 tỷ đồng tăng 19%, doanh thu đạt 2.949 tỷ tức là tiếp tục tăng thêm gần 15% và đạt mức lợi nhuận sau thuế là 491 tỷ đồng tương ứng mức tăng 17% so với cùng kỳ năm 2011. Về hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm, công ty đã 68 sản phẩm có số đăng ký trong năm 2012, trong đó có 22 sản phẩm đăng ký mới và 46 sản phẩm đăng ký lại. Công ty đã triển khai sản xuất 30 sản phẩm mới, cải tiến 10 quy trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm mới trong năm 2012 bán ra 75 triệu đơn vị sản phẩm, tương ứng 114 tỷ đồng doanh thu, chiếm 3,6% tổng doanh thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hàng công ty cổ phần dược Hậu Giang tự sản xuất.

Hệ thống quản lý chất lượng của công ty dược Hậu Giang đạt tiêu chuẩn WHO GMP/GLP/GSP, được Cục quản lý Dược công nhận. Cập nhật hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu của ISO 9001:2008 và đã được chứng nhận phù hợp. Phòng kiểm nghiệm tiếp tục được Tổ chức Vilas công nhận đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025. Thị trường nội địa chiếm 99,2% tổng doanh thu hàng do công ty tự sản xuất. Có 12 công ty con phân phối, 25 chi nhánh, 68 nhà thuốc và quầy thuốc tại các bệnh viện trên cả nước và hơn 20.000 khách hàng là các nhà thuốc, bệnh viện… Mạng lưới phân phối sâu rộng khắp các tỉnh thành cả nước là lợi thế cạnh tranh của DHG Pharma không chỉ trong nước, mà còn với các đối tác nước ngoài.

1.5. Bài học kinh nghiệm

Những thành công của một số công ty sản xuất kinh doanh dược trên địa bàn thành phố Hổ Chí Minh như trường hợp của công ty dược Hậu Giang là bài học kinh nghiệm tốt, có thể được ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn nhằm nâng cao hiệu quả như:

- Chất lượng sản phẩm và dịch vụ là những ưu tiên hàng đầu, môi trường làm việc lành mạnh cũng như việc làm ổn định cho nhân viên yên tâm sản xuất đạt hiệu quả tối đa.

- Luôn đào tạo nâng cao trình độ nhân viên lên chính quy, chuyên nghiệp. Khuyến khích sáng tạo và chia sẻ ý tưởng ở mọi cấp, ngành trong công ty.

- Chú ý đào tạo bồi dưỡng đội ngũ kế thừa, thăng chức, tăng lương dựa trên thành tích năng lực, quan tâm hơn đến sức khỏe và gia định người lao động.

- Quan hệ khách hàng trên nguyên tắc cùng có lợi, hoàn thiện chính sách chăm sóc khách hàng, tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ ngăn ngừa vi phạm pháp luật, đạo đức kinh doanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tạo ra sản phẩm và dịch vụ mang tính vuột trội, khác biệt với sản phẩm cùng loại, áp dụng công nghệ tiên tiến nhất trong điều kiện cụ thể của công ty.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH MTV DƢỢC SÀI GÒN 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để đánh giá được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn, trong các chương tiếp theo, tác giả sẽ giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau:

1/. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn trong giai đoạn vừa qua tốt hay xấu?

2./ Nguyên nhân nào ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty

3/. Những yếu tố nào tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty?

4/. Những giải pháp và chiến lược nào để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2013-2023?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để đi sâu phân tích thực trạng, tác giả đặt ra giả thiết nghiên cứu là: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn còn thấp hơn kỳ vọng, do các nguyên nhân chủ quan của công ty như năng lực quản trị doanh nghiệp còn yếu, năng lực quản lý nguồn nhân lực, năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới còn hạn chế chưa được quan tâm, đầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tư đúng mực, nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh còn thiếu.

Tác giả sử dụng một số phương pháp như phương pháp thu thập số liệu phân tích, phương pháp phân tổ thống kê, phương pháp so sánh và phương pháp đồ thị dựa trên các số liệu thu thập được để làm sáng tỏ thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh (câu hỏi số 1,2 và câu hỏi số 3). Phương pháp SWOT được sử dụng để đánh giá những điểm mạnh và điểm của doanh nghiệp cũng như các cơ hội và thách thức để từ đó gợi ý định hướng xây dựng chiến lược kinh doanh cũng như đưa ra nhóm giải pháp trong giai đoạn tới (câu hỏi số 4). Việc phân tích SWOT là phù hợp theo nghĩa, thông qua đó, những điểm yếu và điểm mạnh ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ được trình bầy một cách hệ thống hơn, kết hợp với những đánh giá về cơ hội và thách thức để từ đó thấy được sự cần thiết của việc điều chỉnh chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới .

2.2.1.Thu thập dữ liệu phân tích

Để sử dụng các phương pháp phân tích nói trên, tác giả sử dụng các phương pháp khác nhau để thu thập thông tin, dữ liệu tính toán.

a, Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp - Phương pháp phỏng vấn:

Để thu thập thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp từ cán bộ lãnh đạo đến phụ trách từng bộ phận và các phòng ban của công ty từ đó biết được một số chiến lược kinh doanh, đầu tư tài chính cho các công ty con và công ty liên kết, đầu tư bất động sản, xây dựng cao ốc, cho thuê văn phòng v.v... Từ các dư liệu thu thập được, tác giả sử dụng trong chương 3 để phân tính, đánh giá và nhận định thực trạng tài chính của công ty khi thực hiện những chiến lược ngoài kinh doanh không phải là thế mạnh của mình

b, Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong công ty để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài của mình, tác giả lấy số liệu từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán tổng hợp do phòng Tài chính - Kế toán cung cấp từ năm 2008-2012. Ngoài ra thông tin còn được thu thập từ các tài liệu, các bài báo, tạp chí, các trang web và trên trang website của công ty.(www.sapharco.com). Từ các số liệu có được, tác giả sử dụng trong chương 3 cùng phương pháp phân tổ thống kê để lập biểu tính toán các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn giai đoạn 2008-2012.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

2.2.2.1. Phương pháp so sánh

So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Phương pháp so sánh là một trong các phương pháp rất quan trọng, được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong bất kỳ một hoạt động phân tích tài chính nào của doanh nghiệp.

Để áp dụng phương pháp so sánh vào phân tích thông tin tài chính của doanh nghiệp, trước hết phải xác định số gốc để so sánh. Việc xác định số gốc để so sánh là tùy thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích. Gốc để so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian và không gian. Kỳ phân tích được chọn là kỳ thực hiện hoặc là kỳ kế hoạch, hoặc là kỳ kinh doanh trước. Giá trị so sánh có thể chọn là số tuyệt đối, số tương đối, hoặc là số bình quân.

Điều kiện so sánh:

- Phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu. - Phải đảm bảo sự thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu.

- Phải đảm bảo sự thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu (kể cả hiện vật, giá trị và thời gian).

Khi so sánh đạt mức đạt được trên các chỉ tiêu ở các đơn vị khác nhau, ngoài các điều kiện đã nêu, cần đảm bảo điều kiện khác như: cùng phương hướng kinh doanh, điều kiện kinh doanh tương tự nhau…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanh trước nhằm xác định rõ xu hướng thay đổi về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi của các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

- So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số kỳ kế hoạch nhằm xác định mức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch trong mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hình thức so sánh:

Quá trình phân tích theo phương pháp so sánh có thể thực hiện bằng 3 hình thức:

- So sánh theo chiều ngang: Là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính.

- So sánh theo chiều dọc: Là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính, giữa các báo cáo tài chính trong doanh nghiệp.

- So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu: Các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo tài chính được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu quy mô chung và chúng có thể được xem xét trong nhiều kỳ để phản ánh rõ hơn xu hướng phát triển của các hiện tượng, kinh tế - tài chính của doanh nghiệp.

Với phương pháp này tác giả dùng để so sánh một số chỉ tiêu phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn trong chương 3 nhằm làm rõ sự thay đổi của mỗi chỉ tiêu phân tích qua từng năm trong giai đoạn 2008-2012 của công ty và trả lời cho câu hỏi số 1.

2.2.2.2. Khái niệm,ý nghĩa,tác dụng của phân tổ thống kê a) Khái niệm:

Phân tổ thống kê là căn cứ vào 1 hay một số tiêu thức để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ sao cho các đơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn MTV dược sài gòn (sapharco) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)