5. Bố cục của luận văn
1.5. Bài học kinh nghiệm
Những thành công của một số công ty sản xuất kinh doanh dược trên địa bàn thành phố Hổ Chí Minh như trường hợp của công ty dược Hậu Giang là bài học kinh nghiệm tốt, có thể được ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn nhằm nâng cao hiệu quả như:
- Chất lượng sản phẩm và dịch vụ là những ưu tiên hàng đầu, môi trường làm việc lành mạnh cũng như việc làm ổn định cho nhân viên yên tâm sản xuất đạt hiệu quả tối đa.
- Luôn đào tạo nâng cao trình độ nhân viên lên chính quy, chuyên nghiệp. Khuyến khích sáng tạo và chia sẻ ý tưởng ở mọi cấp, ngành trong công ty.
- Chú ý đào tạo bồi dưỡng đội ngũ kế thừa, thăng chức, tăng lương dựa trên thành tích năng lực, quan tâm hơn đến sức khỏe và gia định người lao động.
- Quan hệ khách hàng trên nguyên tắc cùng có lợi, hoàn thiện chính sách chăm sóc khách hàng, tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ ngăn ngừa vi phạm pháp luật, đạo đức kinh doanh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Tạo ra sản phẩm và dịch vụ mang tính vuột trội, khác biệt với sản phẩm cùng loại, áp dụng công nghệ tiên tiến nhất trong điều kiện cụ thể của công ty.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH MTV DƢỢC SÀI GÒN 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để đánh giá được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn, trong các chương tiếp theo, tác giả sẽ giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau:
1/. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn trong giai đoạn vừa qua tốt hay xấu?
2./ Nguyên nhân nào ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
3/. Những yếu tố nào tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty?
4/. Những giải pháp và chiến lược nào để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2013-2023?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đi sâu phân tích thực trạng, tác giả đặt ra giả thiết nghiên cứu là: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn còn thấp hơn kỳ vọng, do các nguyên nhân chủ quan của công ty như năng lực quản trị doanh nghiệp còn yếu, năng lực quản lý nguồn nhân lực, năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới còn hạn chế chưa được quan tâm, đầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tư đúng mực, nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh còn thiếu.
Tác giả sử dụng một số phương pháp như phương pháp thu thập số liệu phân tích, phương pháp phân tổ thống kê, phương pháp so sánh và phương pháp đồ thị dựa trên các số liệu thu thập được để làm sáng tỏ thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh (câu hỏi số 1,2 và câu hỏi số 3). Phương pháp SWOT được sử dụng để đánh giá những điểm mạnh và điểm của doanh nghiệp cũng như các cơ hội và thách thức để từ đó gợi ý định hướng xây dựng chiến lược kinh doanh cũng như đưa ra nhóm giải pháp trong giai đoạn tới (câu hỏi số 4). Việc phân tích SWOT là phù hợp theo nghĩa, thông qua đó, những điểm yếu và điểm mạnh ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ được trình bầy một cách hệ thống hơn, kết hợp với những đánh giá về cơ hội và thách thức để từ đó thấy được sự cần thiết của việc điều chỉnh chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới .
2.2.1.Thu thập dữ liệu phân tích
Để sử dụng các phương pháp phân tích nói trên, tác giả sử dụng các phương pháp khác nhau để thu thập thông tin, dữ liệu tính toán.
a, Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp - Phương pháp phỏng vấn:
Để thu thập thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp từ cán bộ lãnh đạo đến phụ trách từng bộ phận và các phòng ban của công ty từ đó biết được một số chiến lược kinh doanh, đầu tư tài chính cho các công ty con và công ty liên kết, đầu tư bất động sản, xây dựng cao ốc, cho thuê văn phòng v.v... Từ các dư liệu thu thập được, tác giả sử dụng trong chương 3 để phân tính, đánh giá và nhận định thực trạng tài chính của công ty khi thực hiện những chiến lược ngoài kinh doanh không phải là thế mạnh của mình
b, Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trong công ty để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài của mình, tác giả lấy số liệu từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán tổng hợp do phòng Tài chính - Kế toán cung cấp từ năm 2008-2012. Ngoài ra thông tin còn được thu thập từ các tài liệu, các bài báo, tạp chí, các trang web và trên trang website của công ty.(www.sapharco.com). Từ các số liệu có được, tác giả sử dụng trong chương 3 cùng phương pháp phân tổ thống kê để lập biểu tính toán các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn giai đoạn 2008-2012.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
2.2.2.1. Phương pháp so sánh
So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Phương pháp so sánh là một trong các phương pháp rất quan trọng, được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong bất kỳ một hoạt động phân tích tài chính nào của doanh nghiệp.
Để áp dụng phương pháp so sánh vào phân tích thông tin tài chính của doanh nghiệp, trước hết phải xác định số gốc để so sánh. Việc xác định số gốc để so sánh là tùy thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích. Gốc để so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian và không gian. Kỳ phân tích được chọn là kỳ thực hiện hoặc là kỳ kế hoạch, hoặc là kỳ kinh doanh trước. Giá trị so sánh có thể chọn là số tuyệt đối, số tương đối, hoặc là số bình quân.
Điều kiện so sánh:
- Phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu. - Phải đảm bảo sự thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu.
- Phải đảm bảo sự thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu (kể cả hiện vật, giá trị và thời gian).
Khi so sánh đạt mức đạt được trên các chỉ tiêu ở các đơn vị khác nhau, ngoài các điều kiện đã nêu, cần đảm bảo điều kiện khác như: cùng phương hướng kinh doanh, điều kiện kinh doanh tương tự nhau…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanh trước nhằm xác định rõ xu hướng thay đổi về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi của các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
- So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số kỳ kế hoạch nhằm xác định mức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch trong mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hình thức so sánh:
Quá trình phân tích theo phương pháp so sánh có thể thực hiện bằng 3 hình thức:
- So sánh theo chiều ngang: Là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính.
- So sánh theo chiều dọc: Là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính, giữa các báo cáo tài chính trong doanh nghiệp.
- So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu: Các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo tài chính được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu quy mô chung và chúng có thể được xem xét trong nhiều kỳ để phản ánh rõ hơn xu hướng phát triển của các hiện tượng, kinh tế - tài chính của doanh nghiệp.
Với phương pháp này tác giả dùng để so sánh một số chỉ tiêu phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn trong chương 3 nhằm làm rõ sự thay đổi của mỗi chỉ tiêu phân tích qua từng năm trong giai đoạn 2008-2012 của công ty và trả lời cho câu hỏi số 1.
2.2.2.2. Khái niệm,ý nghĩa,tác dụng của phân tổ thống kê a) Khái niệm:
Phân tổ thống kê là căn cứ vào 1 hay một số tiêu thức để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ sao cho các đơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vị trong cùng một tổ thì giống nhau về tính chất, ở khác tổ thì khác nhau về tính chất.
b) Ý nghĩa:
* Dùng phân tổ để chọn ra các đơn vị điều tra (nhất là trong điều tra chọn mẫu).
* Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản của tổng hợp thống kê. * Phân tổ thống kê là cơ sở và là một phương pháp phân tích thống kê.
c) Tác dụng của phân tổ thống kê:
Với ý nghĩa của phân tổ đã nêu trên, xuất phát từ yêu cầu của thực tễn xã hội màphân tổ thống kê có tác dụng sau đây:
* Phân tổ thống kê nghiên cứu các loại hình kinh tế xã hội (phân tổ phân loại):
Bất kì một nền kinh tế xã hội nào cũng bao gồm nhiều loại hình kinh tế. Chẳng hạn nền kinh tế Việt Nam hiện tại bao gồm nhiều loại hình kinh tế khác nhau như: kinh tế Nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế tư nhân; kinh tế cá thể; kinh tế hỗn hợp. Sự vận động và phát triển của nền kinh tế xã hội đó như thế nào, phụ thuộc vào vị trí, vai trò và xu hướng phát triển của từng loại hình kinh tế. Khi nghiên cứu đặc trưng của nền kinh tế xã hội đó người ta phải nêu rõ: Có bao nhiều loại hình kinh tế? Là những loại hình kinh tế gì? Tỷ trọng mỗi loại hình như thế nào? Mối quan hệ giữa các loại hình? Xu hướng phát triển của các loại hình?
Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu trên, chỉ có thể thực hiện được thông qua phân tổ thống kê.
* Phân tổ thống kê nghiên cứu kết cấu nội bộ tổng thể (phân tổ kết cấu): Kết cấu nội bộ tổng thể là tỷ lệ các bộ phận chiếm trong tổng thể và quan hệ tỷ lệ về lượng giữa các bộ phận đó nói lên kết cấu nội bộ tổng thể.
Mỗi hiện tượng kinh tế xã hội hay quá trình kinh tế xã hội đều do cấu thành từ nhiều bộ phận, nhiều nhóm đơn vị có tính chất khác nhau hợp thành.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Phân tổ thống kê nghiên cứu mối liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các tiêu thức của hiện tượng (phân tổ phân tích hay liên hệ):
Các quá trình hay hiện tượng kinh tế - xã hội phát sinh và phát triển không phải ngẫu nhiên, tách rời với các hiện tượng xung quanh mà chúng có liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau theo những quy định nhất định. Sự biến động của hiện tượng này sẽ dẫn đến sự biến động của hiện tượng khác và ngược lại mỗi hiện tượng biến động đều do sự tác động của các hiện tượng xung quanh.
Với phương pháp này, tác giả sử dụng các số liệu thu thập được, hệ thống hóa theo phương pháp phân tổ thống kê, sau đó sử dụng excel để tính các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân và lập bảng trong chương 3 để phân tích thực trạng của công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn từ đó trả lời cho câu hỏi số 2 và số 3
2.2.2.3. Phương pháp đồ thị thống kê
Phương pháp đồ thị thống kê là phương pháp trình bày và phân tích các thông tin thống kê bằng các biểu đồ, đồ thị và bản đồ thống kê. Phương pháp đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lượng của hiện tượng. Chính vì vậy, ngoài tác dụng phân tích giúp ta nhận thức được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng bằng trực quan một cách dễ dàng và nhanh chóng, đồ thị thống kê còn là một phương pháp trình bày các thông tin thống kê một cách khái quát và sinh động, chứa đựng tính mỹ thuật; thu hút sự chú ý của người đọc, giúp người xem dễ hiểu, dễ nhớ nên có tác dụng tuyên truyền cổ động rất tốt. Đồ thị thống kê có thể biểu thị:
- Kết cấu của hiện tượng theo tiêu thức nào đó và sự biến đổi của kết cấu. - Sự phát triển của hiện tượng theo thời gian.
- So sánh các mức độ của hiện tượng. - Mối liên hệ giữa các hiện tượng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Trình độ phổ biến của hiện tượng. - Tình hình thực hiện kế hoạch.
Trong công tác thống kê thường dùng các loại đồ thị: Biểu đồ hình cột, biểu đồ tượng hình, biểu đồ diện tích (hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật), đồ thị đường gấp khúc và biểu đồ hình màng nhện.
2.2.2.4. Ma trận SWOT
Phân tích ma trận SWOT là phân tích những yếu tố nội bộ của một doanh nghiệp (những điểm mạnh và điểm yếu) cũng như những yếu tố bên ngoài (những cơ hội và đe dọa) tác động đến doanh nghiệp.
Bảng 2.1: Ma trận SWOT
SWOT CƠ HỘI (O)
Liệt kê những cơ hội
ĐE DỌA (T)
Liệt kê những nguy cơ
ĐIỂM MẠNH (S)
Liệt kê những điểm mạnh Các chiến lược SO Các chiến lược ST ĐIỂM YẾU (W)
Liệt kê những điểm yếu Các chiến lược WO Các chiến lược WT Việc xác định các điểm mạnh trong doanh nghiệp phải trả lời đượcc ác câu hỏi như những lợi thế của doanh nghiệp hiện nay là gì? Doanh nghiệp có thể làm tốt hơn các doanh nghiệp khác trong ngành ở những điểm nào? Đâu là lợi thế tuyệt đối của doanh nghiệp? hay nhận thức của công chúng, của người tiêu dùng về điểm mạnh của doanh nghiệp là gì?
Việc xác định những điểm yếu là điều không kém phần quan trọng. Nó giúp cho doanh nghiệp có được chiến lược dài hạn để nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó có chiến lược khắc phục các điểm yếu của mình. Cũng như việc xác định các điểm mạnh, doanh nghiệp cần phải biết những điểm yếu của mình để từ đó biết được doanh nghiệp sẽ cần phải tránh những điểm nào? Những điểm nào cần phải cải tiến và mức độ ưu tiên cho các việc cần phải làm hay nhận thức về điểm yếu của doanh nghiệp dưới con mắt của công chúng, người tiêu dùng là gì để tìm biện pháp khắc phục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Xem xét điểm mạnh và điểm yếu cần xuất phát từ những vấn đề nội tại của doanh nghiệp và những vấn đề phát sinh từ nhận thức của công chúng, của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp.
Đối với việc phân tích cơ hội, doanh nghiệp cần xác định được đâu là những cơ hội tốt nhất có thể sinh lời cho doanh nghiệp, đâu là xu thế tốt nhất doanh nghiệp kỳ vọng. Các cơ hội sẽ là nguồn cung cấp lợi thế cạnh tranh, lợi nhuận cho doanh nghiệp thông qua các kênh dẫn khác nhau như:
Sự thay đổi về công nghệ và thị trường ở cả quy mô rộng và hẹp
Sự thay đổi về chính sách của nhà nước về lĩnh vực doanh nghiệp tham gia
Sự thay đổi về cơ cấu, lĩnh vực xã hội, về dân số, về cách sống … (cầu)