Giải pháp tăng cường chiến lược nghiên cứu và phát triển

Một phần của tài liệu Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn MTV dược sài gòn (sapharco) (Trang 100 - 102)

5. Bố cục của luận văn

4.2.6.Giải pháp tăng cường chiến lược nghiên cứu và phát triển

Sản phẩm là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất chi phối mọi hoạt động kinh doanh của công ty, sản phẩm cũng chính là nhân tố tạo nên giá trị sử dụng và là yếu tố đáp ứng, kích thích nhu cầu sử dụng của khách hàng. Việc xác định chính xác được chiến lược sản xuất kinh doanh sản phẩm nào của công ty sẽ mang tính then chốt, là định hướng dẫn đến hàng loạt các chiến lược khác của các công ty sản xuất kinh doanh nói chung và công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn nói riêng như đầu tư, công nghệ, tài chính, giá cả, phân phối, quảng cáo...v.v. và giúp công ty xác định hướng phát triển thị trường mới. Trong nhiều năm qua công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn được biết đến như là một công ty đa dạng về sản phẩm, có nhiều sản phẩm độc đáo mang những thương hiệu đẳng cấp quốc tế được người tiêu dùng tin cậy.

Với sứ mạng cung cấp dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng chất lượng cao với giá cả hợp lý, mang lại sự an tâm cho khách hàng về tính hiệu quả, an toàn, đáp ứng cao nhất nhu cầu điều trị và chăm sóc sức khỏe của cộng đồng. và đến năm 2020, công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn trở thành công ty sản xuất và kinh doanh dược phẩm hùng mạnh hàng đầu tại Việt Nam và khu vực. Giải pháp cho những tồn tại hiện nay của công ty cần thực hiện trước tiên là ưu tiên dành các nguồn lực đầu tư cho đội ngũ nghiên cứu sản phẩm, đầu tư trang bị các thiết bị hiện đại và phòng nghiên cứu đạt tiêu chuẩn, có chính sách chăm lo đời sống của đội ngũ nghiến cứu để đội ngũ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiên cứu yên tâm nghiên cứu đóng góp hết mình cho sự phát triển của công ty, khuyến khích mọi thành viên trong công ty đóng góp những ý tưởng hoặc tìm kiếm những ý tưởng bên ngoài như nhượng quyền kinh doanh, mua lại tư các tổ chức tạo ra sản phẩm mới, từ khách hàng, thậm chí từ những đối thủ cạnh tranh hay từ các viện nghiên cứu. Ra soát các nguồn lực tài chính nhằm đầu tư mua sắm dây truyền sản xuất phù hợp tạo sự chủ động trong sản xuất tránh tình trạng dây truyền công nghệ không đủ khả năng sản xuất phải đi thuê gia công làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất kinh doanh và mất chi phí thuê gia công, các chi phí liên quan khác.

Không phải mọi ý tưởng đều có thể thực hiện được, vì vậy công ty cần sàng lọc chon ra những ý tưởng khả thi, phù hợp với nguồn lực của chính công ty, một ý tưởng tốt phù hợp sẽ giúp cho ra những sản phẩm tốt hỗ trợ chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty, khai thác hiệu quả hệ thống phân phối, cắt giảm được các chi phí không cân thiết, hoặc tân dụng được các nguồn lực tại chỗ mà không tốn chi phí. Công ty cần phải có những phản biện về mọi góc cạnh như tiếp thị, nhân lực, nguồn vốn, thời gian của mỗi ý tưởng tốt vì nó sẽ giúp cho lanh đạo công ty nhận ra được rõ nét hơn, cụ thể hơn và tránh bớt được những sai phạm không đáng có khi cho ra đời một sản phẩm mới. Để sản phẩm mới thành công, có tính thương mại hóa cao cần chú trọng đến chiến lược tiếp thị quảng cáo cho sản phẩm, trong đó cần làm rõ các yếu tố tác động chính như môi trường kinh doanh, năng lực của công ty, nhân sự, tài chính hay trang thiết bị. Trước khi sản xuất quy mô lớn thương mại hóa sản phẩm công ty cần thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm ở những thị trường nhỏ đánh giá những yếu tố phẩn hồi về sản phẩm. Nếu được thị trường chấp nhận và có phản hồi tốt thì tiến hành tung sản phẩm và chiếm lĩnh những thị trường đã được xác định trước trong chiến lược kinh doanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn MTV dược sài gòn (sapharco) (Trang 100 - 102)