5. Kết cấu của luận văn
4.2.4. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ
nhà nước về du lịch
Thứ nhất, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch ở tỉnh tinh gọn nhƣng đảm bảo thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về du lịch đạt chất lƣợng, hiệu quả cao.
Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch ở tỉnh mà cụ thể là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bao gồm lãnh đạo, các phòng ban. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ các phòng ban để xác định số ngƣời cần thiết làm ở lĩnh vực này, từ việc để bố trí ngƣời, khắc phục tình trạng hiện nay là từ ngƣời bố trí việc.
Tinh giảm bộ máy quản lý nhà nƣớc, giảm số lƣợng, tăng chất lƣợng để làm tốt chức năng quản lý nhà nƣớc về du lịch của tỉnh. Thực hiện quản lý theo mô hình trực tuyến để công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch thực hiện coa hiệu quả. Đồng thời, có chính sách, chế độ thỏa đáng đối với những ngƣời bị tinh giảm.
Cải cách bộ máy hành chính theo hƣớng, bỏ khâu trung gian, chồng chéo, đẩy mạnh phân cấp cho cấp huyện gắn trách nhiệm với ngƣời đứng đầu để đảm bảo sự năng động, tăng cƣờng trách nhiệm trong giải quyết công việc. Hình thành cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch riêng ở các huyện, thành phố trực thuộc ủy ban nhân dân cấp đó nhất là ở các huyện phát triển mạnh về du lịch nhƣ Sơn Dƣơng, Na Hang. Ở các cơ quan này cần bố trí số lƣợng biên chế hợp lý, có chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển du lịch của địa phƣơng.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch; tăng cƣờng sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại, khai thác hiệu quả Internet, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch.
Ngoài ra, cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Hiệp hội du lịch của tỉnh để làm cầu nối giữa các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch và Nhà nƣớc trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch trên địa bàn.
Thứ hai, từng bƣớc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tinh thông về nghề nghiệp, có phẩm chất tốt, có năng lực tổ chức quản lý, điều hành theo mục tiêu đã định.
Có chiến lƣợc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc về du lịch, trên cơ sở đó có kế hoạch cụ thể nhƣ dự báo tình hình cán bộ trong ngắn hạn và dài hạn, có kế hoạch tạo nguồn, kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng, kế hoạch sử dụng. Việc làm này đảm bảo đội ngũ cán bộ không bị hụt hẫng, đảm bảo tính liên tục công tác quản lý.
Công tác tuyển dụng cán bộ phải làm chặt chẽ, đúng quy trình quy định để chọn ra đƣợc ngƣời có năng lực chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, phải chú trọng đến phẩm chất đạo đức, tránh tình trạng cực đoan, tuyệt đối hóa từng mặt.
Bố trí và sử dụng cán bộ đảm bảo đúng tiêu chuẩn và sở trƣờng, đề bạt, bổ nhiệm đúng lúc, giao việc đúng tầm với cƣơng vị thích hợp để cán bộ có môi trƣờng phát triển đƣợc khả năng và cống hiến. Xác định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của từng vị trí nhằm tạo sự chủ động cho cán bộ và thuận lợi cho việc đánh giá cán bộ. Dần loại bỏ những cán bộ có phẩm chất đạo đức kém và năng lực chuyên môn yếu.
Có chính sách sử dụng, chính sách tiền lƣơng và đãi ngộ thích đáng, thƣởng, phạt rõ ràng, kịp thời để tạo động lực trong thực thi công việc
4.2.5. Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành du lịch ở tỉnh
Có thể nói nhân lực đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển của ngành du lịch, góp phần tạo dựng thƣơng hiệu, hình thành chất lƣợng, sự phong phú của sản phẩm du lịch. Vì vậy, thời gian đến, tỉnh cần đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch, để làm tốt công tác này cần thực hiện các công việc sau:
- Đẩy mạnh công tác dự báo về nhu cầu nhân lực của ngành du lịch. Làm tốt công tác này nhằm đảm bảo cân đối về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu của đối tƣợng thực hiện các chức năng quản lý nhà nƣớc về du lịch và chức năng kinh doanh du lịch.
- Đổi mới, cải thiện cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo. Vấn đề đặt ra đối với nhân lực quản lý nhà nƣớc du lịch là có kỹ năng và năng lực làm việc đáp ứng yêu cầu hiện nay. Do đó, tỉnh cần có sự đầu tƣ nhất định để cải thiện nâng cấp cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo nhƣ đầu tƣ cho hệ thống phòng học, các phƣơng tiện dạy học, tài liệu, tƣ liệu dạy học hiện đại và hệ thống cơ sở thực hành.
- Phát triển về chƣơng trình đào tạo, mở rộng quy mô đào tạo. Chƣơng trình đào tạo là một trong những yếu tố quyết định đến chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực. Các chƣơng trình phải phản ánh đƣợc chất lƣợng đào tạo và đáp ứng đƣợc yêu cầu nguồn nhân lực sau đào tạo của các doanh nghiệp và của xã hội. Do đó, các chƣơng trình đào tạo phải đƣợc xây dựng khoa học và thực tiễn. Mặt khác, cập nhật những nội dung, những học phần mới phù hợp với sự thay đổi của nhu cầu xã hội, tăng tính thực hành, thực tiễn, hạn chế tính lý thuyết. Lựa chọn, tham khảo chƣơng trình đào tạo của các trƣờng có uy tín, có chất lƣợng ở trong nƣớc đã đƣợc thực tế kiểm chứng qua nhiều năm đào tạo, từ đó chọn lọc, tổng hợp thành một chƣơng trình tốt nhất, có sự kế thừa và phát triển của nhiều trƣờng khác nhau. Làm đƣợc nhƣ vậy sẽ giải quyết đƣợc vấn đề kinh nghiệm đào tạo và bổ sung đƣợc những yếu tố mới, những thay đổi trong khoảng thời gian gần đây. Hiện nay, Tuyên Quang còn thiếu nhân lực có chuyên môn ngoại ngữ, đặc biệt các tiếng Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc... Do đó, đẩy mạnh đào tạo các chuyên ngành này nhằm đáp ứng yêu cầu hiện nay.
- Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên ở các cơ sở đào tạo. Chất lƣợng đầu ra của nguồn nhân lực du lịch phụ thuộc rất nhiều vào chất lƣợng, trình độ của giảng viên. Do đó, công tác đào tạo đạt chất lƣợng cần phải nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ giảng dạy. Trƣớc hết, cần tăng cƣờng cử cán bộ, giảng viên đi học tập nâng cao trình độ, bồi dƣỡng nghiệp vụ du lịch để theo kịp sự phát triển của thực tiễn hoạt động du lịch, thu hút đội ngũ giảng viên có chất lƣợng về giảng dạy ở Tuyên Quang, cử các cán bộ trẻ ở các trƣờng đi đào tạo ở trong và ngoài nƣớc để đến những năm 2015, các trƣờng trong tỉnh có thể chủ động đƣợc đội ngũ giảng viên có chất lƣợng.
- Tăng cƣờng hợp tác, liên kết trong công tác đào tạo. Có thể mời đội ngũ giảng viên có trình độ cao ở các trƣờng trong nƣớc thuộc các chuyên ngành du lịch đến Tuyên Quang thỉnh giảng một số chuyên đề chuyên sâu, chuyên đề nghiệp vụ ở các cơ sở đào tạo trong tỉnh nhằm tạo điều kiện để
ngƣời học đƣợc tiếp cận với những tri thức mới, phƣơng pháp làm việc hiệu quả, đặc biệt là tiếp cận đƣợc với trình độ đào tạo đạt chất lƣợng quốc gia, khu vực và thế giới. Đồng thời, mời các chuyên gia, các nhà quản lý lĩnh vực du lịch có kinh nghiệm đến giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch để sinh viên có thể học tập kiến thức thực tế nhiều hơn. Từ đó, ngƣời học và nhà trƣờng cập nhật những thay đổi của thực tiễn hoạt động du lịch vào trƣờng học, góp phần đào tạo đáp ứng, theo kịp nhu cầu của xã hội. Chính điều này sẽ góp phần khắc phục thực trạng nặng về lý thuyết nhƣng thiếu năng lực thực tiễn, thực hành.
- Đầu tƣ kinh phí thích đáng cho công tác đào tạo. Công tác đào tạo đạt hiệu quả, chất lƣợng đòi hỏi phải có nguồn kinh phí nhất định. Do đó, tỉnh cần phân bổ nguồn ngân sách hợp lý cho công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch để đầu tƣ cơ sở vật chất, mở rộng quy mô đào tạo, thu hút nhân tài.. Ngoài ra, tỉnh nên tranh thủ các nguồn vốn khác đầu tƣ cho công tác đào tạo nhân lực du lịch, cụ thể: nguồn ngân sách từ các chƣơng trình mục tiêu hàng năm, nguồn vốn từ nguồn vồn từ xã hội hóa giáo dục, các tổ chức quốc tế có thể là một kênh tài chính, cơ sở vật chất quan trọng đƣợc tận dụng trong phục vụ đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Tỉnh cần có một cơ chế huy động nguồn tài chính từ xã hội, các doanh nghiệp.
4.2.6. Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, liên kết hợp tác trong phát triển du lịch
Vai trò của xúc tiến quảng bá du lịch trong lĩnh vực du lịch rất lớn nhằm giới thiệu và cung cấp thông tin cho các thị trƣờng khách du lịch, thu hút ngày càng nhiều lƣợng khách biết đến và đến với Tuyên Quang. Trƣớc nhu cầu thực tế, thực tiễn phát triển và xác định vai trò của xúc tiến, quảng bá, trong thời gian tới, xúc tiến quảng bá phải đƣợc thực hiện bài bản, chuyên nghiệp, là công cụ đắc lực cho việc giới thiệu các sản phẩm du lịch, tạo dựng đƣợc hình ảnh của du lịch Tuyên Quang. Để thực hiện đƣợc điều này, tỉnh cần tập trung vào những giải pháp sau:
- Tăng cƣờng ngân sách Nhà nƣớc cho hoạt động quảng bá, xúc tiến. Huy động sự tham gia hƣởng ứng, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc. Tranh thủ sự hỗ trợ từ trung ƣơng, sự liên kết, hợp tác với các địa phƣơng, các đơn vị dịch vụ liên quan nhƣ các hãng vận chuyển, các hãng lữ hành, cơ quan Ngoại giao ở nƣớc ngoài và các ngoại giao Đoàn tại Việt Nam trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch nói chung, xúc tiến quảng bá nƣớc ngoài nói riêng.
- Công tác xúc tiến quảng bá phải từng bƣớc chuyên nghiệp, phải gắn kết hài hòa việc tổ chức các sự kiện chính trị, văn hóa, du lịch, thể thao và các sự kiện khác để tổ chức quảng bá, giới thiệu hình ảnh địa phƣơng gắn với quảng bá sản phẩm, dịch vụ du lịch của các doanh nghiệp, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về du lịch.
- Xây dựng và công bố sớm kế hoạch, chƣơng trình tổ chức các hoạt động, sự kiện liên quan phát triển du lịch. Đây là điều kiện để tổ chức thực hiện tốt các nội dung đề ra và là cơ sở để quảng bá, giới thiệu, thu hút du khách đến với Tuyên Quang.
- Tăng cƣờng sự hợp tác, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các cơ quan truyền thông đại chúng trong thông tin, tuyên truyền về các hoạt động, sự kiện của địa phƣơng, nâng cao nhận thức cộng đồng về du lịch. Đẩy mạnh quảng bá tuyên truyền trên phƣơng tiện thông tin đại chúng (báo, đài...), trên các ấn phẩm (sách hƣớng dẫn, tờ rơi,catalogue...), trên các phƣơng tiện trực quan (pano, biểu ngữ...), thông qua tổ chức các sự kiện văn hóa - du lịch.
- Xây dựng chƣơng trình xúc tiến, quảng bá du lịch hàng năm theo chuyên đề, gắn với xúc tiến quảng bá du lịch khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nƣớc; tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch ở trong nƣớc và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch của địa phƣơng, kích thích nhu cầu du lịch trong nƣớc và quốc tế.
- Đầu tƣ ứng dụng công nghệ cao cho xúc tiến quảng bá, khai thác tối ƣu công nghệ thông tin, truyền thông. Đẩy mạnh liên kết vùng, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về du lịch, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế góp phần đẩy mạnh phát triển và hội nhập của du lịch Tuyên Quang. Nâng cao thƣơng hiệu du lịch Tuyên Quang trên thị trƣờng quốc tế.
- Tăng cƣờng cung cấp thông tin, hƣớng dẫn cho khách du lịch, xây dựng hệ thống các trung tâm hƣớng dẫn và cung cấp thông tin cho khách du lịch ở những đầu mối giao thông quan trọng, đặc biệt là ở trung tâm du lịch tỉnh và các trung tâm của từng cụm du lịch.
4.2.7. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách
về du lịch
Để hình thành một không gian lãnh thổ du lịch và môi trƣờng du lịch chuyên nghiệp, thân thiện, vận hành hiệu quả trên lãnh thổ Tuyên Quang, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách về du lịch nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa, giá trị của các hoạt động du lịch, những kiến thức liên quan đến du lịch cho lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan chính quyền, các cấp quản lý ngành du lịch và cho toàn thể nhân dân tỉnh Tuyên Quang có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Công tác tuyên truyền có thể đƣợc thực hiện thông qua một số giải pháp cụ thể sau:
- Thông qua sinh hoạt của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể: Việc triển khai các nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, các chiến lƣợc quy hoạch phát triển du lịch cần đến từng cán bộ, đảng viên,.. thông qua sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt đảng, sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể. Việc đƣa nội dung liên quan đến phát triển du lịch cần đƣợc lồng ghép vào các nội dung sinh hoạt hàng tháng, quý; trong các chƣơng trình kế hoạch, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, cán bộ, nhân viên… Thực hiện đƣợc điều này sẽ tạo ra thống nhất trong tƣ tƣởng, nhận thức đến hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền từ đó tạo sự lan tỏa ra toàn thể nhân dân, từ đó mỗi cán bộ, nhân viên, nhân dân có ý thức để có thể phục vụ tốt hơn cho sự phát triển du lịch của tỉnh nhà.
- Thông qua tập huấn, bồi dưỡng: Tổ chức các đợt tập huấn, bồi dƣỡng cho cán bộ các cấp, các ngành có liên quan đến hoạt động của ngành văn hóa du lịch nhằm cung cấp những thông tin, kiến thức cho đội ngũ này để tạo cơ sở cho các công việc liên quan đến du lịch. Đặc biệt là tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng theo các hình thức khác nhau cho cộng đồng dân cƣ ở các khu vực có hoạt động du lịch và vùng lân cận, cho những ngƣời trực tiếp và gián tiếp làm việc liên quan đến hoạt động du lịch, cũng nhƣ những ngƣời có nhu cầu và có khả năng tham gia hoạt động du lịch khi có điều kiện. Đây cũng là một trong những hình thức nâng cao nhận thức mọi mặt của ngƣời dân ở các mức độ khác nhau.
- Thông qua hệ thống các phương tiện truyền thông: Sử dụng các phƣơng tiện thông tin để phổ biến các văn bản, chính sách cũng nhƣ tuyên truyền quảng bá các hoạt động du lịch. Chính quyền cấp tỉnh cần tăng cƣờng chỉ đạo các cơ quan truyền thông nhƣ truyền thanh, truyền hình, báo của tỉnh, các trang thông tin điện tử cơ quan quản lý du lịch và các cơ quan có liên quan cần xây dựng các chuyên mục hàng ngày, hàng tuần về các vấn đề liên quan đến du lịch; các diễn đàn, các nội dung về du lịch để nâng cao nhận thức, trình độ hiểu biết của cán bộ, nhân dân. Đây là kênh thông tin quan trọng, hiệu quả nhất trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay.
- Đưa các nội dung vào các cấp học: lồng ghép các môn học liên quan đến địa phƣơng nhƣ văn học, lịch sử, địa lý,.. hoặc các chuyên đề, hội thi,