Điều kiện, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Tuyên Quang tác

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh tuyên quang (Trang 37 - 50)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1.Điều kiện, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Tuyên Quang tác

quá trình phát triển du lịch

3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

- Vị trí địa lý: Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, cách thành phố Hà Nội 165 km về phía Bắc, có diện tích tự nhiên hơn 5.868 km2, bằng 1,8% diện tích cả nƣớc. Tọa độ địa lý: Từ 21029' đến 22042' vĩ độ Bắc; từ 104050' đến 105036' kinh Đông; Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Cao Bằng; phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc; phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp tỉnh Yên Bái.

- : Tỉnh Tuyên Quang có địa hình tƣơng đối đa dạng

và phức tạp với trên 70% diện tích là đồi núi. Phần lớn địa hình có hƣớng nghiêng từ Bắc - Tây Bắc xuống Nam - Đông Nam. Địa hình Tuyên Quang đƣợc chia thành 3 tiểu vùng có những đặc điểm về cảnh quan, sinh thái khác biệt: Vùng núi phía Bắc (chiếm trên 50% diện tích toàn tỉnh) là vùng cảnh quan rừng núi, hang động đá vôi, với những khu rừng nguyên sinh ở Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa và Hàm Yên; Vùng trung tâm (chiếm khoảng 22% diện tích tự nhiên của tỉnh) là vùng cảnh quan dọc theo sông Lô, sông Phó Đáy với những thung lũng, cánh

, những cánh đồng rộng, bằng phẳng, có chỗ dạng lòng chảo.

- Khí hậu: Khí hậu Tuyên Quang mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hƣởng của khí hậu lục địa Bắc Á - Trung Hoa, có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh khô và mùa hè nóng ẩm, mƣa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm ở Tuyên Quang dao động từ 22,23 ÷ 24,840C. Cao nhất trung bình từ 33÷350C, thấp nhất trung bình từ 12 ÷ 130

C.

Lƣợng mƣa trung bình hằng năm từ 1.500mm-1.800mm, khá ổn định. Độ ẩm không khí trung bình năm toàn tỉnh biến động từ 82,6 - 86,8%. Trong đó vùng núi cao và vùng phía Bắc, độ ẩm trung bình hàng năm thay đổi từ 86% - 88%; ở vùng thấp và vùng phía Nam độ ẩm trung bình hàng năm thay đổi từ 81 - 84%; vùng phía Nam biến đổi từ 81 - 89%; vào mùa khô, độ ẩm trung bình tháng ở vùng phía Bắc thay đổi từ 85 - 88%; vùng phía Nam biến đổi từ 76 - 86%.

Do địa hình chia cắt, Tuyên Quang có hai tiểu khu khí hậu rõ rệt cho phép phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng. Tiểu khu khí hậu phía Bắc bao gồm Na Hang, Lâm Bình, phần phía bắc huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên, vùng này hay có gió lốc, gió xoáy vào mùa hè làm ảnh hƣởng đến sản xuất và đời sống nhân dân. Tiểu khu khí hậu phía Nam bao gồm phần phía nam của huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên, đến Yên Sơn, Sơn Dƣơng.

- Thuỷ văn + Nƣớc mặt:

Mạng lƣới sông ngòi của tỉnh Tuyên Quang tƣơng đối dày đặc với mật độ 0,90 km/km2

và phân bố tƣơng đối đồng đều. Dòng chảy chủ yếu có hƣớng Bắc - Nam (sông Gâm) hoặc Tây Bắc - Đông Nam (sông Lô). Chế độ thủy văn chia làm hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa của khí hậu. Mùa lũ tập trung tới 80% tổng lƣợng nƣớc trong năm và thƣờng gây ra ngập lụt ở một số vùng.

Toàn tỉnh có 3 sông lớn: Sông Lô bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc chảy qua Hà Giang xuống Tuyên Quang, dọc theo sông Lô có hệ thống cảnh quan khá đẹp với những bãi rộng ven sông trù phú. Sông Gâm là phụ lƣu cấp I lớn nhất của sông Lô bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Cao Bằng, Hà Giang vào Tuyên Quang. Sông Phó Đáy bắt nguồn từ vùng núi Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, chảy qua các huyện Yên Sơn, Sơn Dƣơng sang tỉnh Vĩnh Phúc. Ngoài 3 sông lớn nêu trên, tỉnh Tuyên Quang có trên 500 sông, ngòi nhỏ và trên 2.000 ao hồ, tạo thành mạng lƣới thuỷ văn khá dày theo các lƣu vực sông. Mật độ sông suối trong lƣu vực đạt 1,1 km/km2, tƣơng ứng với tổng chiều dài toàn bộ sông suối là 1.771 km.

+ Nƣớc ngầm:

Trữ lƣợng động tự nhiên nƣớc dƣới đất trên phạm vi toàn tỉnh đạt khoảng 3.500.000 m3/ngđ. Nƣớc dƣới đất có độ khoáng hoá thấp, chất lƣợng tốt, đáp ứng tiêu chuẩn làm nguồn nƣớc cấp cho ăn uống và sinh hoạt.

Ngoài nguồn nƣớc ngọt dƣới đất, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã phát hiện đƣợc 2 nguồn nƣớc khoáng: Nƣớc khoáng nóng Mỹ Lâm, huyện Yên Sơn và nƣớc khoáng Bình Ca, huyện Sơn Dƣơng. Hai nguồn

.

- Thổ nhƣỡng đất đai

Tổng diện tích tự nhiên là hơn 5.868 km2, tỉnh Tuyên Quang có quy mô diện tích ở mức trung bình so với toàn quốc. Bình quân diện tích theo đầu ngƣời là (0,81 ha/ngƣời, cao gấp 2,13 lần so với cả nƣớc - 0,38 ha/ngƣời).

Thổ nhƣỡng của tỉnh Tuyên Quang khá đa dạng về nhóm và loại (7 nhóm và 17 loại đất chính), chất lƣợng tƣơng đối tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng, có thể tạo ra các vùng chuyên canh chè, mía, lạc cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Khoáng sản

Tuyên Quang là tỉnh có tiềm năng lớn về khoáng sản, phong phú cả về kim loại và phi kim loại, có 163 điểm mỏ với 27 loại khoáng sản khác nhau; trong đó có những khoáng sản có giá trị kinh tế nhƣ: Sắt, chì - kẽm, thiếc, Volfram, mangan, antimon, barite, cao lanh - felspat, đá vôi, đất sét...

Ngoài ra, địa bàn tỉnh Tuyên Quang còn có nhiều loại khoáng sản khác nhƣ pirít kẽm, chì, sét chịu lửa, vàng, cát sỏi... Đây cũng là tiềm năng để phát triển các điểm công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu

3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế

Sau 23 năm tái lập tỉnh, tập trung khắc phục khó khăn phát huy những lợi thế sẵn có, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, xác định chiến lƣợc phát triển, xây dựng các mục tiêu phát triển tỉnh công nghiệp, dịch vụ, đẩy mạnh hợp tác có hiệu quả trong và ngoài nƣớc, nền kinh tế có bƣớc chuyển biến rõ rệt, đời sống nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện.

Thứ nhất, về tăng trưởng kinh tế

Bảng 3.1. Tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2009 - 2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

TỔNG SỐ 3.678.829 4.198.017 4.764.789 5.483.467 6.219.478 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nông, lâm, thủy sản 1.085.803 1.120.214 1.125.808 1.061.800 1.115.583

Dịch vụ 1.571.185 1.927.096 2.323.494 2.580.725 2.924.981

Công nghiệp, xây dựng 1.021.841 1.150.707 1.315.487 1.840.942 2.178.914

Tốc độ tăng trƣởng

GRDP (%) 14,50 14,11 13,50 15,08 13,42

Nông, lâm, thủy sản 5,43 3,17 0,5 -0.06 5,07

Dịch vụ 23,44 22,65 20,57 11,07 13,34

Công Nghiệp, xây dựng 12,27 12,61 14,32 39,94 18,36

Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2009 - 2013

Trong những năm qua nền kinh tế có sự chuyển biến sâu sắc về lƣợng và cơ cấu. Kinh tế tăng trƣởng khá cao, GRDP năm 2013 đạt 6.219.478 tỷ đồng tăng gần gấp 2 lần so với năm 2009, gấp 1,2 lần so với năm 2012. Tốc độ tăng GRDP đạt khá: năm 2011 tăng 13,50%, năm 2012 tăng 15,08% và năm 2013 là 13,42%. Trong các ngành kinh tế của địa phƣơng, ngành có tốc độ tăng trƣởng cao nhất là ngành ngành dịch vụ và nông nghiệp, thấp nhất là ngành công nghiệp, cụ thể: đến năm 2013, GRDP của ngành công nghiệp tăng trên 18,36 lần, của ngành dịch vụ tăng gần 13,34 lần, trong khi đó của ngành nông nghiệp chỉ tăng khoảng 5,07 lần so với năm 2009.

Thứ hai, về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng giảm dần tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp và tăng tỷ trọng nông lâm thủy sản:

Bảng 3.2. Cơ cấu GRDP theo ngành giai đoạn 2009 - 2013

ĐVT: %

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

GRDP 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Nông,lâm,thủy sản 36,94 41,10 42,24 33,87 31,02

Dịch vụ 38,87 34,67 33,74 37,48 39,05

Công nghiệp, xây dựng 24,19 24,23 24,02 28,65 29,93

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu GRDP theo ngành giai đoạn 2009 - 2013

Các số liệu thống kê cho thấy, mức đóng góp của các ngành công nghiệp, và dịch vụ có tỷ trọng tƣơng đƣơng nhau, các ngành công nghiệp và dịch vụ có tốc độ tăng trƣởng nhanh đã dẫn đến cơ cấu GRDP có sự dịch chuyển theo hƣớng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đến năm 2013, tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm lớn nhất (39,05%) tiếp đến là nông nghiệp (31,02%), thấp nhất là công nghiệp (29,93%).

Thứ ba, về cơ cấu thành phần kinh tế

Trong những năm qua do việc đẩy mạnh tổ chức, sắp xếp lại và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nƣớc nên mặc dù số lƣợng doanh nghiệp Nhà nƣớc đã giảm nhƣng tỷ trọng của khu vực này trong tổng sản phẩm vẫn duy trì ở mức trên 34%. Sau khi Luật doanh nghiệp ra đời, kinh tế ngoài Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh đƣợc khuyến khích phát triển mạnh nên số lƣợng doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc tăng nhanh, tỷ trọng khu vực này chiếm trên 57% GRDP. Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tuy tỷ trọng còn thấp nhƣng có bƣớc phát triển khá, năm 2009 chiếm 0%; năm 2012 chiếm 1,48% và năm 2013 là 1,47% trong tổng sản phẩm.

Bảng 3.3. Cơ cấu GRDP phân theo thành phần kinh tế năm 2009-2013 ĐVT: % 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Kinh tế Nhà nƣớc 35,66 42,26 38,13 35,60 34,70 Kinh tế ngoài Nhà nƣớc 64,34 57,74 61,75 62,92 63,83 Kinh tế có VĐT nƣớc ngoài - - 0,12 1,48 1,47

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu GRDP phân theo thành phần kinh tế năm 2009 - 2013

Thứ tư, về cơ cấu lao động:

Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hƣớng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên, tỷ trọng lao động ở ngành nông lâm, thủy sản giảm dần, cụ thể: ở ngành công nghiệp từ 10,56% năm 2012 lên 12,27% năm 2013, ở ngành dịch vụ là 21,28% năm 2012 lên 20,33% năm 2013. Trong khi đó ở ngành nông, lâm, thủy sản năm 2009 là 69,40 giảm xuống đến năm 2013 còn 67,40%.

Bảng 3.4. Cơ cấu lao động theo ngành giai đoạn 2009-2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐVT : %

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số 100 100 100 100 100

Nông, lâm, thủy sản 69,40 70,82 76,36 68,16 67,40 Công nghiệp, xây dựng 12,38 10,96 10,74 10,56 12,27

Dịch vụ 18,22 18,22 12,90 21,28 20,33

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu lao động theo ngành giai đoạn 2009 - 2013

3.1.1.3. Đặc điểm xã hội

- Về giáo dục, y tế . Chất

lƣợng giáo dục, đào tạo đƣợc nâng lên. Quy mô giáo dục và mạng lƣới cơ sở giáo dục có bƣớc phát triển. 92% số học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT hoặc bổ túc THPT; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 96,42%. Tỷ lệ huy động trẻ đi mẫu giáo đạt 99,8%, tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi bậc tiểu học đạt 100%, THCS 98%, THPT 82,5%. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành giáo dục đào tạo tiếp tục đƣợc đầu tƣ, từng bƣớc đáp ứng tốt hơn yêu cầu dạy và học.

Sự nghiệp bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân có nhiều tiến bộ, mức hƣởng thụ các dịch vụ y tế của nhân dân tăng lên: 100% xã, phƣờng, thị trấn có cán bộ y tế hoạt động; 113/141 xã, phƣờng, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế (theo tiêu chí cũ); 91/141 trạm y tế có bác sỹ; trên 98% số thôn, bản có y tá thôn, bản; 93% số xã có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi.

-Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho phát triển du lịch:

Hệ thống đƣờng giao thông: Tuyên Quang có các đƣờng giao thông quan trọng nhƣ Quốc lộ 2 đi qua địa bàn tỉnh 90 km (từ xã Đội Bình huyện Yên Sơn đến xã Yên Lâm huyện Hàm Yên) nối liền Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ với Tuyên Quang và Hà Giang, Quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dƣơng, Yên Sơn đi Yên Bái, Quốc lộ 2C từ thành phố Vĩnh Yên lên Sơn Dƣơng và thành phố Tuyên Quang. Toàn tỉnh có 340,6 km đƣờng quốc lộ; 392,6km đƣờng tỉnh; 579,8 đƣờng huyện; 141,71 km đƣờng đô thị; kết cấu mặt đƣờng bao gồm các loại: cấp phối, thâm nhập nhựa và bê tông. Đến nay, 100% xã, phƣờng, thị trấn, 96,3% thôn, bản có đƣờng ô tô đến trung tâm.Tỉnh đã hoàn thành quy hoạch tổng thể mạng lƣới giao thông đến năm 2010 và định hƣớng phát triển đến năm 2020. Trong tƣơng lai, Tuyên Quang có một hệ thống giao thông hoàn chỉnh gồm đƣờng bộ, đƣờng thuỷ, đƣờng sắt. Trong đó có những tuyến giao thông huyết mạch, chiến lƣợc của cả nƣớc đi qua địa phận tỉnh nhƣ: đƣờng Hồ Chí Minh, quốc lộ 279, đƣờng cao tốc Hải Phòng - Côn Minh, đƣờng sắt Thái Nguyên- Tuyên Quang- Yên Bái, Tuyến đƣờng sông Việt Trì - Tuyên Quang- Hạ lƣu thuỷ điện Tuyên Quang. Hệ thống các bến cảng gồm có: Cảng Tuyên Quang; cảng An Hòa; cảng Z2; cảng Gềnh Riềng; cảng Gềnh Quýt và các bến thủy tại lòng hồ thủy điện Tuyên Quang: Bến tại thị trấn Na Hang; bến tại xã Đà Vị; bến tại xã Yên Hoa và bến tại xã Thƣợng Lâm. Hệ thống giao thông này sẽ làm thay đổi một cách căn bản địa kinh tế của tỉnh, tạo điều kiện thu hút đầu tƣ và mở rộng giao thƣơng để phát triển. Trên địa bàn tỉnh hiện có 02 tuyến giao thông đƣờng thủy.

Hệ thống điện: Hệ thống cấp điện tƣơng đối phát triển, 100% số xã có điện lƣới quốc gia. Nguồn điện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện có chủ yếu đƣợc cung cấp từ các nguồn: Nhà máy thủy điện Tuyên Quang công suất 342 MW tại thị trấn Na Hang phát điện lên lƣới 220kv quốc gia; Trạm 220/110kv-63MVA Na Hang đƣa điện từ nhà máy thủy điện Tuyên Quang về lƣới điện quốc gia; Nhà máy thủy điện Chiêm Hóa công suất 48MW sẽ đƣợc vận hành đồng bộ cùng 3 tổ máy của Nhà máy thủy điện Tuyên Quang, mỗi năm hòa gần 198 triệu KWh vào lƣới điện quốc gia; Trạm nguồn 110kv: Toàn tỉnh đƣợc cấp điện từ 3 trạm 110kv. Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có 613 trạm biến áp các loại; 1.447,8 km đƣờng dây tải điện từ 6 KV - 35KV.

Thông tin liên lạc: Mạng lƣới thông tin liên lạc tiếp tục phát triển và từng bƣớc đƣợc hiện đại hoá: 100% trung tâm huyện, thành phố phủ sóng điện thoại di động. Phủ sóng di động tới các khu, cụm công nghiệp, dịch vụ, khu đông dân cƣ và các tuyến quốc lộ; 100 % xã, phƣờng, thị trấn có điện thoại, đạt mật độ 5,8 máy điện thoại/100 dân; 100% huyện có trạm thu phát truyền hình, 80% dân số đƣợc nghe đài phát thanh; 75% dân số đƣợc xem truyền hình. Bƣu chính viễn thông đã hỗ trợ ngành du lịch ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chuyên môn nhƣ quảng bá các sản phẩm du lịch qua Website, hỗ trợ dịch vụ đặt phòng và tour du lịch trực tuyến, ứng dụng các phần mềm quản lý nhân sự, quản lý khách sạn nhà hàng nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả kinh doanh, phục vụ ....

Hệ thống cấp nƣớc sinh hoạt: Tuyên Quang đã và đang tổ chức đầu tƣ xây dựng nhằm tăng số ngƣời đƣợc sử dụng nƣớc sạch. Những năm qua tỉnh đã chú trọng đầu tƣ xây dựng các công trình cấp nƣớc tập trung và cấp nƣớc nhỏ để cho nhân dân miền núi cao và nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sạch.

Hệ thống ngân hàng, tài chính: Hệ thống ngân hàng của Tuyên Quang bao gồm các chi nhánh: Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ngân hàng Chính sách xã hội; Ngân

hàng phát triển; Ngân hàng Công Thƣơng, có lực lƣợng nhân viên đủ năng lực và trình độ để phục vụ nhu cầu của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc (nhƣ vay vốn, chuyển tiền, thanh toán, bảo lãnh...) với thời gian nhanh nhất qua hệ thống giao dịch điện tử hiện đại.

Toàn tỉnh có 05 trƣờng giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, gồm Trƣờng Cao đẳng Tuyên Quang, Trƣờng Trung học Kinh tế kỹ thuật, Trƣờng Trung học Y tế và Trƣờng Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang, Trƣờng Trung cấp nghề tƣ thục Công nghệ và quản trị. Hàng năm, các

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh tuyên quang (Trang 37 - 50)