5. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công
quản lý nhà nước về du lịch
Bên cạnh những mặt tích cực đạt đƣợc, công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch ở tỉnh Tuyên Quang trong thời gian qua cũng những hạn chế, cụ thể:
Một là, công tác quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết một số khu, điểm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh đã hoàn thành, nhƣng triển khai thực hiện các dự án đầu tƣ; thu hút nguồn vốn đầu tƣ vào các khu, điểm du lịch gặp nhiều khó khăn.
Hai là, việc thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tƣ vào các điểm du lịch còn chậm, ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện các dự án đầu tƣ xây dựng.
Ba là, nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc chƣa bố trí thỏa đáng theo quy hoạch cho việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch...; chƣa thu hút đƣợc nhiều tổ chức, cá nhân có năng lực về tài chính, có uy tín trong kinh doanh đầu tƣ vào các khu, điểm du lịch.
Bốn là, tuyến du lịch đã đƣợc quy hoạch, song thực tế các công ty, chi nhánh lữ hành trên địa bàn tỉnh hoạt động kém hiệu quả, chƣa liên kết đƣợc với các Công ty lữ hành ngoài tỉnh để thực hiện theo tour, tuyến đã đƣợc quy hoạch.
Năm là, chƣa ban hành quy chế khuyến khích đầu tƣ phát triển du lịch tạo điều kiện hỗ trợ cho các thành phần kinh tế có dự án đầu tƣ vào phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh; chƣa xây dựng quy chế quản lý phối hợp giữa các cấp, các ngành về quản lý, thực hiện quy hoạch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn.
Sáu là, các sản phẩm du lịch đƣợc nâng cấp nhƣng chƣa có những sản phẩm du lịch đặc trƣng mang tính thƣơng hiệu của tỉnh.
Bẩy là, công tác tham mƣu của ngành về lĩnh vực du lịch còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các ngành liên quan và các cấp chƣa thƣờng xuyên.
Những hạn chế trong công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch nêu trên la do những nguyên nhân sau:
Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, tổ chức, cá nhân, nhất là ở cơ sở về phát triển du lịch còn hạn chế; một số nơi công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của cấp ủy, chính quyền chƣa sâu sát, thiếu cụ thể; vai trò tham mƣu của ngành chức năng với cấp ủy, chính quyền có mặt còn hạn chế. Năng lực cán bộ quản lý ngành du lịch tỉnh còn yếu.
Là tỉnh nằm trong khu vực trung du miền núi phía bắc, các tuyến quốc lộ qua tỉnh, nhất là các tuyến quốc lộ đến các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh đang trong quá trình cải tạo nâng cấp, nên việc quảng bá, thu hút khách du lịch; thu hút vốn đầu tƣ vào các dự án du lịch gặp nhiều khó khăn.
Công tác tham mƣu của ngành về lĩnh vực du lịch còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các ngành liên quan và các cấp chƣa thƣờng xuyên. Ban Quản lý các khu du lịch chƣa thực sự phát huy hết chức năng, nhiệm vụ quản lý hoạt động kinh doanh du lịch và đầu tƣ xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng, sản phẩm du lịch tại khu du lịch. Chƣa chủ động trong hoạt động xúc tiến, quảng bá, liên kết du lịch với các tỉnh trong khu vực.
Nguyên nhân khách quan:
- Tuyên Quang là tỉnh có xuất phát điểm về kinh tế thấp, hệ thống kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn, miền núi nơi có khả năng phát triển du lịch còn yếu kém, thƣờng xuyên bị tác động của thiên tai cũng nhƣ khả năng đầu tƣ của nhà nƣớc về ngân sách đối với phát triển du lịch còn hạn chế nên đã ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch của chính quyền cấp tỉnh.
- Nền kinh tế nƣớc ta nói chung và Tuyên Quang nói riêng phát triển ở mức độ còn thấp, trình độ áp dụng khoa học - công nghệ trên các lĩnh vực còn hạn chế trong đó có lĩnh vực du lịch. Đây là một nguyên nhân ảnh hƣởng lớn đối với hoạt động quản lý, điều hành của Nhà nƣớc về kinh tế nói chung và hoạt động du lịch nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến phát triển du lịch chậm sửa đổi, chƣa đồng bộ, thiếu nhất quán, thiếu ổn định, thiếu rõ ràng và thiếu thông thoáng; việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực hiện Luật Du lịch còn chậm, gây khó khăn cho hoạt động quản lý nhà nƣớc về du lịch ở địa phƣơng.
- Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực khác nhau, do các lĩnh vực khác thực hiện chƣa tốt đã ảnh hƣởng đến quá trình phát triển du lịch.
- Bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch ở Trung ƣơng thay đổi do sáp nhập, chia tách nhiều lần, thiếu tính ổn định đã ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch, không đảm bảo tính liên tục trong quản lý, hiệu lực quản lý chƣa cao.
Nguyên nhân chủ quan:
- Công tác xây dựng, quản lí quy hoạch về du lịch còn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Hiện nay Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ quản lý quy hoạch tổng thể trên địa bàn tỉnh, còn các quy hoạch du lịch do Sở Du lịch (cũ) làm chủ đầu tƣ thì hiện nay lại không do ngành du lịch quản lý theo chức năng của nhà nƣớc mà lại giao cho các cơ quan hay đơn vị khác quản lý. Mặt khác, mối quan hệ phối hợp trong quản lý quy hoạch du lịch giữa các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh còn thiếu chặt chẽ.
- Chức năng, nhiệm vụ của các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh còn chồng chéo, trùng lặp. Ngành du lịch là cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch nhƣng không đƣợc giao lập, quản lý quy hoạch cũng nhƣ đầu tƣ hạ tầng du lịch, trong khi đó nhiệm vụ này đƣợc giao cho các ngành khác nên ảnh hƣởng đến công tác xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch du lịch.
- Chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực quản lý nhà nƣớc về du lịch chƣa đa dạng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn; quy mô đào tạo còn rất nhỏ, thiếu cơ sở vật chất, cơ sở thực hành; thiếu đội ngũ giảng viên chuyên ngành du lịch. Chƣơng trình đào tạo còn mang nặng tính lý thuyết, thiếu kỹ năng thực hành. Chính vì vậy, thời gian tới Tuyên Quang cần chú trọng đầu tƣ cơ sở vật chất cho các trƣờng, nâng cao năng lực và trình độ cho đội ngũ giảng viên, nhất là khả năng ứng dụng, thực hành của học viên khi trƣờng; đồng thời, có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong đào tạo, đào tạo lại và tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp.
- Một bộ phận cán bộ và nhân dân chƣa nhận thức đúng về tầm quan trọng của kinh tế du lịch. Một số cấp ủy đảng và chính quyền trên địa bàn tỉnh trong lãnh đạo, điều hành công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch còn hạn chế, nên nhiều nơi quan tâm tạo môi trƣờng thuận lợi cho du lịch phát triển, chƣa chú trọng huy động các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch.
- Kinh phí dành cho xúc tiến du lịch còn ít, nên việc chủ động xây dựng chƣơng trình xúc tiến du lịch rất khó khăn. Cơ chế thanh quyết toán chƣa hợp lý, nhiều định mức, tiêu chuẩn theo quy định rất khó khăn trong chi phí cho quảng bá, xúc tiến du lịch. Chƣa xây dựng đƣợc nguồn quỹ phát triển du lịch Tuyên Quang để chủ động trong quảng bá, xúc tiến du lịch. Sự tham gia hƣởng ứng của một số doanh nghiệp du lịch còn hạn chế. Nhân lực làm công tác xúc tiến du lịch còn thiếu cả về số lƣợng và chất lƣợng còn thấp. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức chuyên ngành chƣa đƣợc triển khai đúng mức. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phƣơng tiện phục vụ xúc tiến du lịch còn tạm bợ, thiếu.
- Nội dung, phƣơng thức và phƣơng pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, chƣa thông tin rộng rãi đến toàn thể nhân dân, cán bộ công chức trên địa bàn.
- Việc phân bổ ngân sách cho đầu tƣ hạ tầng du lịch và đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch còn thấp, chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức. Đặc biệt, đầu tƣ và hỗ trợ đầu tƣ kết cấu hạ tầng du lịch còn nhỏ lẻ, thiếu cƣơng quyết trong công tác đền bù, nhiều nơi giải phóng mặt bằng chậm hoặc không giải phóng đƣợc và những bất cập về thủ tục hành chính đối với kinh doanh du lịch dẫn đến các dự án đầu tƣ bị chậm tiến độ, ảnh hƣởng đến việc thu hút đầu tƣ ở tỉnh, nhất là thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào các dự án phát triển du lịch.
- Công tác quản lý nguồn nhân lực ngành du lịch trong toàn tỉnh vẫn chƣa có một cơ quan thống nhất quản lý. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ quản lý các lao động trong các cơ quan hành chính (tại Sở, các phòng Văn hoá - Thông tin). Lao động ngành du lịch thuộc các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc và có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chƣa có cơ chế quản lý phù hợp. Do đó, sự phối hợp giữa các cơ quan này trong quá trình quản lý hoạt động, quy hoạch, đào tạo,… chƣa thật sự chặt chẽ, dẫn đến tình trạng manh mún, thiếu sự liên kết, quy hoạch đồng bộ cũng nhƣ sử dụng nguồn lực hiện có và trong công tác phối hợp đào tào sử dụng trong thời gian tới.
- Việc tổ chức thực hiện một số chủ trƣơng, chính sách về du lịch chƣa tốt, thiếu kiểm tra, đôn đốc và tổng kết rút kinh nghiệm; chƣa đồng bộ giữa cơ chế, chính sách đề ra và việc bố trí nhân lực để triển khai thực hiện.
- Chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thanh tra, kiểm tra hoạt động động kinh doanh du lịch. Xử lý vi phạm trong quản lý nhà nƣớc về du lịch vẫn còn nhẹ, mức xử phạt chƣa đủ mạnh để răn đe những đối tƣợng vi phạm.
Chƣơng 4
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH