Kinh nghiệm của tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh tuyên quang (Trang 28 - 30)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.1.Kinh nghiệm của tỉnh Hà Giang

Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực bắc của Việt Nam, có vị trí chiến lƣợc đặc biệt quan trọng. Phía bắc và tây có đƣờng biên giới giáp với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dài 277,556 km; phía đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía tây và tây nam giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Hà Giang đƣợc đánh giá là

tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh về du lịch, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, và các di tích lịch sử văn hoá có giá trị. Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, cùng nhiều ghềnh thác, hang động với nhiều hình khối, đƣờng nét kì thú và hấp dẫn, phong cảnh nguyên sơ, có các điểm tồn tại về đa dạng sinh học, với các loài động thực vật quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới đƣợc nhiều nƣớc quan tâm.

Hà Giang là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, Hà Giang luôn là "phên dậu", là "trấn biên" bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ở biên giới phía bắc. Trong qúa trình lịch sử đó đã để lại trên mảnh đất địa linh này nhiều di tích lịch sử văn hoá có giá trị. Mảnh đất này còn là nơi sinh sống của 22 dân tộc, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá riêng vô cùng độc đáo, tạo nên nét văn hóa đa sắc tộc. Nét văn hoá nổi bật của các dân tộc Hà Giang không những chỉ thể hiện qua cách ăn mặc mà còn thể hiện qua sinh hoạt hằng ngày, phong tục tập quán của họ. Đến Hà Giang là đến với hình ảnh các ruộng bậc thang tầng tầng, lớp lớp trên những đồi núi. Ngƣời Hà Giang cày cấy, tăng gia lƣơng thực trên những hốc đá, sƣờn đồi, nơi mà những cây lúa, cây ngô có thể sống và cho họ lƣơng thực. Cày nƣơng hốc đá trên những sƣờn núi đá hiểm trở của các dân tộc Mông, Dao...là một nét văn hoá đặc sắc mà không nơi nào có đƣợc. Ngoài ra còn có các phong tục tập quán đặc trƣng nhƣ đám cƣới, đám tang...Văn hoá tinh thần của ngƣời Mông là những công cụ nhƣ đàn môi, khèn, sáo ngang bằng lƣỡi đồng...

Với các yếu tố tự nhiên thuận lợi kết hợp với các giá trị văn hoá truyền thống của Hà Giang là một nguồn tài nguyên quý báu, là điều kiện thuận lợi để phát triển phù hợp với hạt động loại hình du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, leo núi khám phá hang động, nghỉ dƣỡng, tham quan di tích lịch sử văn hóa, lễ hội.

Tỉnh Hà Giang đã quan tâm đến công tác tác quy hoạch và đầu tƣ cơ sở hạ tầng du lịch. Thực hiện quy hoạch các khu du lịch đã tạo thuận lợi cho các

nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc triển khai các dự án liên quan đến du lịch

gây ấn tƣợng cho du khách.

Với những kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về du lịch của tỉnh Hà Giang đã làm cho ngành du lịch đạt đƣợc những kết quả đáng kể trong những năm qua. Cụ thể, năm 2013 có 112 cơ sở với 1.115 buồng. Hoạt động kinh doanh của các khách sạn giữ tốc độ tăng trƣởng khá ổn định trong giai đoạn 2005- 2010, hoạt động kinh doanh khách sạn đạt mức tăng trƣởng đáng kể với công suất sử dụng phòng bình quân tăng cao từ 76% - 83%. Hoạt động kinh doanh lữ hành phát triển cả về chất và lƣợng. Lƣợt khách đến năm 2010 là 417.808 lƣợt, năm 2011 là 520.000 lƣợt. Doanh thu chuyên ngành du lịch tăng cao qua các năm, từ 327 tỷ đồng năm 2010 lên 500 tỷ đồng năm 2011.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh tuyên quang (Trang 28 - 30)