Kinh nghiệm của tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh tuyên quang (Trang 30 - 32)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là một tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ. Là điểm tiếp giáp giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc. Phía Bắc giáp Tuyên Quang, Yên Bái, Phía Nam giáp Hòa Bình, phía Đông giáp Vĩnh Phúc, Hà Nội, phía tây giáp Sơn La. Nằm trong khu vực giao lƣu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc, Phú Thọ có vị trí địa lý mang ý nghĩa là trung tâm tiểu vùng Tây-Đông-Bắc; cách trung tâm Hà Nội khoảng 80 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 60 km, Phú Thọ nằm ở trung tâm hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng sông từ các tỉnh thuộc Tây-Đông-Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, có địa

hình đa dạng, vừa có miền núi, vừa có trung du và đồng bằng ven sông phù hợp với việc phát triển đa dạng các loại hình du lịch. Các điều kiện tự nhiên của Phú Thọ, đặc biệt là địa hình đa dạng đã tạo cho Phú Thọ một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khá phong phú và hấp dẫn với các loại hình có thể khai thác nhƣ du lịch thăm quan, vui chơi giải trí, nghỉ dƣỡng chữa bệnh, , đặc biệt là du lịch sinh thái….

Phú Thọ là tỉnh có lịch sử lâu đời, vùng đất phát tích của dân tộc Việt Nam, lƣu giữ nhiều các di tích, sự tích, truyền thuyết về đời sống sinh hoạt văn hóa, sông cuộc đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc, qua hàng ngàn năm của lịch sử dân tộc Việt Nam. Các lễ hội diễn ra cũng rất đa dạng, phong phú, mang nét văn hóa đặc sắc của những bản làng miền quê Trung du rõ nét. Bên cạnh đó, Phú Thọ còn có khá nhiều các di tích lịch sử văn hóa, trong đó Đền Hùng là 1 trong 10 di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt, tín ngƣỡng thờ Hùng Vƣơng là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Với tiềm năng, thế mạnh về du lịch, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Phú Thọ đã đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Để đạt mục tiêu đó, thời gian qua, công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch của tỉnh Phú thọ đã có những kinh nghiệm cụ thể là:

Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, ƣu đãi về mặt bằng, vốn, thuế kêu gọi các nguồn đầu tƣ, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tạo dựng những sản phẩm du lịch mới, đầu tƣ vào các loại hình vui chơi, giải trí, thúc đẩy xây dựng đời sống văn hóa cơ sở để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, tạo môi trƣờng xã hội thuận lợi cho du lịch phát triển.

Đẩy mạnh công tác quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết những khu du lịch trọng điểm, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch phù hợp tình hình thực tế, gợi ý và xác định những điểm, dự án du lịch với mức độ ƣu tiên về đầu tƣ, sử dụng đất, nguồn nhân lực, cơ chế quản lý và điều hành, xúc tiến tiếp thị để khai thác tối đa những tiềm năng du lịch của tỉnh.

Phú Thọ coi trọng đầu tƣ cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch theo hƣớng tập trung ƣu tiên một số địa bàn trọng điểm nhằm từng bƣớc hình thành những khu du lịch tầm cỡ của khu vực.

Mặt khác, tỉnh coi trọng công tác đào tạo nhân lực, xây dựng đội ngũ những ngƣời làm kinh doanh du lịch, quản lý nhà nƣớc về du lịch có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đƣợc đảm bảo. Công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tƣ, hợp tác của du lịch Phú Thọ ở các thị trƣờng đƣợc đẩy mạnh thông qua ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại và tạo dựng những ấn phẩm tuyên truyền về du lịch, tổ chức những sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao ở các hội chợ, triển lãm, hội nghị.

Với những biện pháp quản lý nhà nƣớc về du lịch, tỉnh Phú Thọ đã đạt đƣợc một số kết quả khả quan, thể hiện năm 2011 là gần 1 triệu lƣợt khách, tăng 11% so với năm 2010, doanh thu đạt gần 600 tỷ đồng, tăng 16% so với kế hoạch, doanh thu xã hội từ du lịch ƣớc đạt 252 tỷ đồng góp phần nâng cao mức thu nhập của doanh nghiệp và ngƣời tham gia kinh doanh, tỷ lệ lao động trong ngành du lịch tại Phú Thọ chiếm tỷ lệ khá trong tổng số lao động của tỉnh, phần lớn số lao động này là lao động trực tiếp, tập trung chủ yếu vào các hoạt động dịch vụ du lịch của các tổ chức cá nhân ngoài Nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh tuyên quang (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)