Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chính

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh tuyên quang (Trang 95)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.7. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chính

về du lịch

Để hình thành một không gian lãnh thổ du lịch và môi trƣờng du lịch chuyên nghiệp, thân thiện, vận hành hiệu quả trên lãnh thổ Tuyên Quang, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách về du lịch nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa, giá trị của các hoạt động du lịch, những kiến thức liên quan đến du lịch cho lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan chính quyền, các cấp quản lý ngành du lịch và cho toàn thể nhân dân tỉnh Tuyên Quang có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Công tác tuyên truyền có thể đƣợc thực hiện thông qua một số giải pháp cụ thể sau:

- Thông qua sinh hoạt của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể: Việc triển khai các nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, các chiến lƣợc quy hoạch phát triển du lịch cần đến từng cán bộ, đảng viên,.. thông qua sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt đảng, sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể. Việc đƣa nội dung liên quan đến phát triển du lịch cần đƣợc lồng ghép vào các nội dung sinh hoạt hàng tháng, quý; trong các chƣơng trình kế hoạch, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, cán bộ, nhân viên… Thực hiện đƣợc điều này sẽ tạo ra thống nhất trong tƣ tƣởng, nhận thức đến hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền từ đó tạo sự lan tỏa ra toàn thể nhân dân, từ đó mỗi cán bộ, nhân viên, nhân dân có ý thức để có thể phục vụ tốt hơn cho sự phát triển du lịch của tỉnh nhà.

- Thông qua tập huấn, bồi dưỡng: Tổ chức các đợt tập huấn, bồi dƣỡng cho cán bộ các cấp, các ngành có liên quan đến hoạt động của ngành văn hóa du lịch nhằm cung cấp những thông tin, kiến thức cho đội ngũ này để tạo cơ sở cho các công việc liên quan đến du lịch. Đặc biệt là tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng theo các hình thức khác nhau cho cộng đồng dân cƣ ở các khu vực có hoạt động du lịch và vùng lân cận, cho những ngƣời trực tiếp và gián tiếp làm việc liên quan đến hoạt động du lịch, cũng nhƣ những ngƣời có nhu cầu và có khả năng tham gia hoạt động du lịch khi có điều kiện. Đây cũng là một trong những hình thức nâng cao nhận thức mọi mặt của ngƣời dân ở các mức độ khác nhau.

- Thông qua hệ thống các phương tiện truyền thông: Sử dụng các phƣơng tiện thông tin để phổ biến các văn bản, chính sách cũng nhƣ tuyên truyền quảng bá các hoạt động du lịch. Chính quyền cấp tỉnh cần tăng cƣờng chỉ đạo các cơ quan truyền thông nhƣ truyền thanh, truyền hình, báo của tỉnh, các trang thông tin điện tử cơ quan quản lý du lịch và các cơ quan có liên quan cần xây dựng các chuyên mục hàng ngày, hàng tuần về các vấn đề liên quan đến du lịch; các diễn đàn, các nội dung về du lịch để nâng cao nhận thức, trình độ hiểu biết của cán bộ, nhân dân. Đây là kênh thông tin quan trọng, hiệu quả nhất trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay.

- Đưa các nội dung vào các cấp học: lồng ghép các môn học liên quan đến địa phƣơng nhƣ văn học, lịch sử, địa lý,.. hoặc các chuyên đề, hội thi, đợt tuyên truyền thông qua các đợt sinh hoạt ngoại khóa của các tổ chức đoàn thể. Đây là hình thức quan trọng trong việc định hƣớng lựa chọn ngành học, nghề nghiệp của học sinh, tạo ra lực lƣợng lao động có tiềm năng và ổn trong tƣơng lai gần. Việc lồng ghép, tích hợp cần lựa chọn những hình thức, nội dung phù hợp, hiệu quả.

- Thông qua tổ chức các sự kiện du lịch: Việc tổ chức các sự kiện có tác động lớn đến nhận thức của nhân dân nói chung và cán bộ viên chức ở các cấp nói riêng. Thông qua các sự kiện có tính tuyên truyền, quảng bá, ngƣời dân sẽ hiểu rõ hơn các giá trị văn hóa, kinh tế, môi trƣờng từ các hoạt động du lịch mang lại. Từ đó, họ sẽ có ý thức bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, môi trƣờng du lịch ngày càng tốt hơn, đặc biệt ngƣời dân sẽ có ý thức chung tay xây dựng Tuyên Quang thành một không gian du lịch văn hóa - sinh thái thân thiện, trong lành. Nhận thức đƣợc cơ hội của mình khi tham gia vào các hoạt động du lịch, từ đó ngƣời dân sẽ tự học hỏi, đào tạo, nâng cao kiến thức, năng lực, kỹ năng làm du lịch của mình.

Ngoài ra, tuyên truyền, vận động nhân dân trong vùng dự án đầu tƣ phát triển du lịch thực hiện việc giải phóng mặt bằng; chú trọng đến vấn đề giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho các hộ dân và lợi ích của cộng đồng dân cƣ nơi có dự án để cải thiện cuộc sống của ngƣời dân, qua đó nâng cao dần nhận thức cho quần chúng nhân dân về vai trò của hoạt động du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

4.2.8. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch

Công tác thanh tra của chính quyền tỉnh Tuyên Quang trong lĩnh vực du lịch là việc làm cần thiết trong thời gian đến nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý những những hành vi vi phạm pháp luật và vi phạm các chủ trƣơng, chính sách về du lịch của Đảng, Nhà nƣớc nhƣ các hành vi, tệ nạn gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng du lịch nhƣ nạn chèo kéo khách, ăn xin, trật tự trị an, bảo vệ môi trƣờng tại các điểm tham quan du lịch. Do vậy, yêu cầu đặt ra trong thời gian đến là tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch góp phần tạo môi trƣờng cho du lịch phát triển bền vững. Để đạt đƣợc những nội dung trên, cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

- Tuyển chọn cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra trong tình hình mới. Năng lực của ngƣời cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra không đơn giản chỉ dừng lại ở kiến thức chuyên môn về du lịch mà đòi hỏi phải có một sự hiểu biết toàn diện về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và có quan điểm đúng đắn khi tiến hành thanh tra, kiểm tra để có thể đánh giá chính xác, khách quan bản chất của vấn đề đƣợc thanh tra, kiểm tra, tránh sự cứng nhắc, máy móc. Cán bộ thanh tra khi thực thi công việc phải nghiêm minh, đảm bảo tính kỷ cƣơng của pháp luật.

- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí trong việc thanh tra, kiểm tra về du lịch một cách cụ thể phù hợp với các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn trên địa bàn. Nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm. Đặc biệt, tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng ở các khu du lịch, các điểm du lich lớn sinh thái nhạy cảm với môi trƣờng.

- Thực hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất, định kỳ đối với hoạt động kinh doanh du lịch để nâng cao chức năng thanh tra, kiểm tra. Tiến hành kiểm tra định kỳ theo đúng chƣơng trình, kế hoạch đề ra, kiểm tra đột xuất nhằm kịp thời phát hiện, uốn nắn, sửa chữa nhƣng khuyết điểm, vi phạm. Các cuộc thanh tra kết thúc nhanh gọn hơn, giảm bớt thời gian, không gây phiền hà cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

- Kết luận thanh tra có sức thuyết phục, chỉ rõ vi phạm, khuyết điểm; xử lý phù hợp với tính chất, mức độ mà pháp luật quy định nhằm giúp các doanh nghiệp và các cá nhân tham gia vào hoạt động du lịch khắc phục, sửa chữa đƣợc nhiều yếu kém, khuyết điểm, vi phạm.

- Sau thanh tra, kiểm tra phải có thông báo cụ thể đến cá nhân, tập thể đƣợc thanh tra biết, thực hiện và theo dõi việc thực hiện kết luận sau thanh tra đến đâu. Có nhƣ vậy, công tác thanh tra mới đạt hiệu quả cao.

- Xử lý kỷ luật trong thanh tra không phải là chủ yếu mà để hỗ trợ, giúp đỡ, khắc phục kịp thời những sai lệch, vi phạm. Đối với những doanh nghiệp cố ý vi phạm nhiều lần mới sử dụng các biện pháp mạnh nhƣ thu hồi giấy phép, chuyển cơ quan pháp luật.

- Tăng cƣờng giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, tuyên truyền tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về du lịch; tổ chức quán triệt và chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nƣớc các cấp cho các doanh nghiệp du lịch; xây dựng môi trƣờng hoạt động kinh doanh lành mạnh, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch.

4.2.9. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác quản

lý nhà nước về du lịch

Nghị quyết Đại hội X của Đảng xác định: "Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng... Đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng, bảo đảm vừa nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của Nhà nƣớc" (Đảng cộng sản Việt Nam (2006), tr.76, 281). Để thực hiện đƣợc phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển du lịch cũng nhƣ việc hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về du lịch ở tỉnh Tuyên Quang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ hiện nay thì vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng phải đƣợc tăng cƣờng, nội dung và phƣơng thức lãnh đạo phải đƣợc đổi mới theo hƣớng sau:

Một là, tiếp tục nâng cao nhận thức cho đảng viên về vai trò, vị trí của du lịch trƣớc yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Hai là, đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với chính quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nhiệm vụ phát triển du lịch của tỉnh nói riêng. Cần xây dựng các chƣơng trình chỉ đạo chuyên đề, coi trọng chỉ đạo xây dựng các tập thể chi,

đảng bộ trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch, trong các doanh nghiệp nhà nƣớc và các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác trong sạch, vững mạnh và tổng kết các phong trào thi đua để từ đó tiếp tục đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng trƣớc yêu cầu mới đặt ra.

Ba là, xây dựng kế hoạch thực hiện và chỉ đạo triển khai đồng bộ các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhất là các chỉ thị, nghị quyết về tăng cƣờng công tác phòng ngừa sai phạm trong cán bộ đảng viên, công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, về phát triển du lịch trong tình hình mới... Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên trong việc chấp hành Điều lệ Đảng, các quy định của Nhà nƣớc, nhất là các quy định đối với hoạt động đầu tƣ và kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.

Bốn là, củng cố và phát triển các tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp hoạt động du lịch thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc; tăng cƣờng vai trò của cấp ủy cơ sở trong việc lãnh đạo cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân tham gia lao động sản xuất, làm giàu chính đáng, đấu tranh với các biểu hiện sai trái và các tiêu cực trong cơ quan, đơn vị.

Năm là, tăng cƣờng quản lý cán bộ, đảng viên trong các doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh, thật sự là những ngƣời lãnh đạo quản lý và kinh doanh giỏi.

KẾT LUẬN

Hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cho nƣớc ta nói chung và Tuyên Quang nói riêng nhiều cơ hội để phát triển du lịch. Du lịch của Tuyên Quang những năm qua đã có nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, nhiều yêu cầu của hoạt động du lịch vẫn chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ. Một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình phát triển du lịch của tỉnh là sự quản lý của nhà nƣớc đối với lĩnh vực này. Trong thời gian tới, để du lịch phát triển nhanh, bền vững thì việc hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về du lịch là vô cùng quan trọng. Việc hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch không những phát triển các hoạt động du lịch, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với tinh thần đó, luận văn đã giải quyết đƣợc một số vấn đề đƣợc coi là chủ yếu và then chốt nhất đó là:

- Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về du lịch và quản lý nhà nƣớc đối với du lịch của chính quyền cấp tỉnh hiện nay. Theo đó, luận văn đã nêu rõ khái niệm và vai trò của du lịch; quan niệm, vai trò của quản lý nhà nƣớc về du lịch; nội dung quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch của chính quyền cấp tỉnh; yêu cầu đối với quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch ở nƣớc ta hiện nay.

- Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về du lịch của tỉnh Hà Giang, tỉnh Phú Thọ và rút ra kinh nghiệm cho tỉnh Tuyên Quang.

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch và quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2009-2013, từ đó rút ra những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch.

- Đề xuất 6 phƣơng hƣớng, 9 giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay. Để thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, ngoài sự cố gắng của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Tuyên Quang đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý

nhà nƣớc ở Trung ƣơng, địa phƣơng. Có nhƣ vậy, các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch ở tỉnh Tuyên Quang mà luận văn đề ra có thể mang lại hiệu quả cao khi đƣa vào thực thi.

Quản lý nhà nƣớc về du lịch là vấn đề phức tạp, hơn nữa thời gian nghiên cứu và vốn kiến thức của tác giả còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo các thầy cô giáo, các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch ở Tuyên Quang để luận văn đƣợc bổ sung và hoàn thiện hơn.

* Kiến nghị:

Để thực hiện có hiệu quả "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020", kiến nghị Chính phủ; Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; các Bộ, Ban, Ngành Trung ƣơng nhƣ sau:

- Trên cơ sở các nghị định của Chính phủ hƣớng dẫn thực hiện Luật Du lịch và các luật khác, các văn bản pháp quy có liên quan đến du lịch, điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản hƣớng dẫn thực hiện nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ cho công tác quản lý du lịch phù hợp với quy định của Nhà nƣớc ta và thông lệ quốc tế, tăng cƣờng hội nhập quốc tế.

- Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính ƣu tiên nguồn vốn ngân sách Trung ƣơng đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng du lịch tỉnh Tuyên Quang, trƣớc mắt bố trí nguồn vốn cho Khu du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào, Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm; bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; hỗ trợ thành lập Trƣờng trung học chuyên nghiệp hoặc khoa du lịch tại trƣờng Đại học Tân Trào tỉnh Tuyên Quang để tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh tuyên quang (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)