Liên kết, hợp tác và quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh tuyên quang (Trang 56)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3.Liên kết, hợp tác và quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch

Hợp tác, liên kết du lịch là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nƣớc về du lịch của tỉnh, việc hợp tác chặt chẽ luôn mang lại những hiệu quả to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội đối với các địa phƣơng liền kề trong một vùng, một khu vực. Nhận thức tầm quan trọng của việc liên kết phát triển du lịch, tỉnh Tuyên Quang đã đặt ra chủ trƣơng liên kết với các địa phƣơng nhằm phát triển thế mạnh du lịch của tỉnh. Theo đó, Tuyên Quang đã ký liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, thành phố Hà Nội; liên kết hợp tác phát triển du lịch với tỉnh Xiêng Khoảng (Lào); liên kết phát triển du lịch với Châu V¨n Sơn, Trung Quốc ... tổ chức thành công các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch để quảng bá truyền thống lịnh sử, mảnh đất con ngƣời Tuyên Quang nhƣ: Tổ chức cầu truyền hình trực tiếp với Chủ đề "Mãi mãi vững niềm tin" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập

Đảng Cộng sản Việt Nam; kỷ niệm 60 năm Đại hội II của Đảng tại Kim Bình - Tuyên Quang; cầu truyền hình với chủ đề "Thủ đô ngàn năm văn hiến- Thủ đô kháng chiến" tại Quảng trƣờng Tân Trào; cầu truyền hình trực tiếp VTV1 "Ngày hội bầu cử" tại điểm cầu đình Tân Trào, xã Tân Trào, huyện Sơn Dƣơng; kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh Tuyên Quang... đặc biệt là tham mƣu tổ chức thành công ấn tƣợng Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ VIII, với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch mang đậm bản sắc vùng, miền. Đăng cai tổ chức thành công khai mạc Liên hoan tuyên truyền lƣu động toàn quốc với chủ đề “65 năm Quốc hội Việt Nam - 65 năm đất nước nở hoa”; Hội nghị xúc tiến đầu tƣ các tỉnh Tây Bắc...

Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch trên các ấn phẩm du lịch, trên phƣơng tiện thông tin đại chúng của địa phƣơng, Báo Du lịch, Báo ảnh Việt Nam; tham gia các gian hàng, triển lãm về du lịch trong và ngoài tỉnh; ký kết hợp tác phát triển du lịch bốn tỉnh: Thành phố Hà Nội - Vĩnh Phúc - Tuyên Quang - Thái Nguyên; tham dự Hội nghị hợp tác phát triển du

lịch 6 tỉnh: - - - - -

: Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn; xuất bản bản đồ du lịch 6 tỉnh khu vực Việt Bắc. Tổ chức thành công Tuần Văn hóa - Du lịch gắn với chƣơng trình hợp tác phát triển du lịch 4 tỉnh: Tuyên Quang - Hà Giang - Cao Bằng - Bắc Kạn (Tuyên Quang đăng cai); tham gia các hoạt động trong Chƣơng trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc”..., góp phần tạo mối liên kết hợp tác, phát triển các sản phẩm du lịch trong vùng chiến khu Việt Bắc; tham gia lễ hội văn hóa festival trà Quốc tế - Thái Nguyên, đã giới thiệu đƣợc các sản phẩm trà và thƣơng hiệu trà xứ Tuyên với du khách trong nƣớc và quốc tế.

Phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện hoàn thành phục dựng Lễ hội Lồng tông, thị trấn Vĩnh Lộc và xã Minh Quang (huyện Chiêm Hóa); lễ hội Lồng tông, huyện Lâm Bình; lễ hội cầu mùa, xã Tân Trào, huyện Sơn Dƣơng; lễ hội Giếng Tanh, lễ hội Đình Minh Cầm, huyện Yên Sơn. Chỉ đạo Phòng Văn hoá và Thông tin, Trung tâm Văn hoá - Thông tin và Thể thao các huyện, thành phố phối hợp với Uỷ ban nhân dân các xã, phƣờng, thị trấn tổ chức tốt lễ hội truyền thống tại địa phƣơng...

Từ năm 2009 đến năm 2013, tổng số tiền đầu tƣ cho công tác quảng bá, xúc tiến du lịch khoảng trên 4 tỷ đồng. Tỉnh đã tổ chức nhiều sự kiện văn hóa du lịch lớn, với nhiều hình thức thể hiện mới, độc đáo nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch địa phƣơng đến với du khách, cụ thể: Ngành du lịch và các cơ quan liên quan thƣờng xuyên đăng tải thông tin tuyên truyền, quảng bá du lịch Tuyên Quang trên trang thông tin điện tử của tỉnh, Sở, Ban quản lý các khu, điểm du lịch, các doanh nghiệp du lịch. Tăng cƣờng xúc tiến, quảng bá du lịch thông qua các tờ rơi, tập gấp, ấn phẩm nhƣ

Quang"; 5.500 tập gấp du lịch Na Hang; 1.000 đĩa VCD "khám phá Nà Hang"; 300 đĩa DVD "Ngƣợc miền đất phƣợng hoàng"; Biên soạn nội dung cuốn sách giới thiệu về các đền, chùa tại thành phố Tuyên Quang và vùng lân cận phục vụ khách hành hƣơng đ

Quang; quảng bá thƣờng xuyên trên Tạp chí Du lịch Việt Nam, VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình kỹ thuật số VTC, Truyền hình VOV, Đài Phát thành và Truyền hình tỉnh...Xây dựng kế hoạch xúc tiến du lịch giai đoạn 2014-2020; triển khai chƣơng trình kích cầu du lịch năm 2013 nhằm thu hút khách du lịch đến Tuyên Quang; xây dựng và phát hành nhiều ấn phẩm du lịch bằng nhiều thứ tiếng (Anh, Trung Quốc...), xây dựng Webside du lịch Tuyên Quang bằng 2 thứ tiếng (Việt và Anh). Nhờ đó, hình ảnh Tuyên Quang nói chung và du lịch Tuyên Quang nói riêng đƣợc nhiều du khách trong và ngoài nƣớc biết đến.

3.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch

Trong những năm qua, ngành du lịch Tuyên Quang có sự phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt từ quy mô, số lƣợng du khách, chất lƣợng dịch vụ và loại hình sản phẩm du lịch, đóng góp cho ngân sách, thu nhập của ngƣời dân cũng nhƣ tạo việc làm cho ngƣời lao động. Sự phát triển nhanh của ngành du lịch đã tạo điều kiện và yêu cầu phát triển đối với nhiều lĩnh vực nhƣ văn hóa - xã hội, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật. Đạt đƣợc kết quả đó là do tỉnh có sự quan tâm chú trong đến đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho ngành du lịch.

- Đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch

Sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010-2015, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết 03-NQ/TU, ngày 12/6/2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 - 2010; Kết luận số 34-KL/TU ngày 25/8/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch giai đoạn 2011-2015.

Trên cơ sở chủ trƣơng của tỉnh, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh phối hợp với Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ quản lý tổ chức bồi dƣỡng kiến thức quản lý ngành văn hóa, thể thao và du lịch cho các trƣởng, phó các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở. Ngoài ra, đã đào tạo, bồi dƣỡng về chƣơng trình quản lý nhà nƣớc cho 35 lƣợt cán bộ quản lý các cấp về ngành du lịch; cử cán bộ, viên chức của ngành tham gia các lớp bồi dƣỡng quản lý nhà nƣớc về du lịch ở trong nƣớc và của Dự án EU tài trợ để nâng cao chất lƣợng quản lý và hiệu quả công việc.

Du lịch là một ngành quan trọng, các hoạt động du lịch diễn ra trên phạm vi rộng, với nhiều nội dung và liên quan đến nhiều đối tác, khách trong và ngoài nƣớc khác nhau, do đó yêu cầu về trình độ lý luận và nhận thức chính trị là một yêu cầu vô cùng quan trọng. Theo đó, từ năm 2009 đến nay,

tỉnh đã cử 43 cán bộ trên tổng số 72 cán bộ quản lý lĩnh vực du lịch đi học lý luận chính trị, trong đó cử nhân có 2 ngƣời, chiếm 4,65% số ngƣời đƣợc đào tạo, cao cấp chính trị là 11 ngƣời với tỉ lệ tƣơng ứng 25,58% và trình độ trung cấp 11 ngƣời, trình độ sơ cấp 19 ngƣời.

Trong thời gian qua, công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý đƣợc tỉnh quan tâm. Tỉnh đƣa đi đào tạo chuyên ngành du lịch là 22 ngƣời trong tổng số 72 cán bộ quản lý các cấp, chiếm 30,55%. Trong đó, đào tạo ngoại ngữ có 7 ngƣời, chiếm 9,72%, còn lại là các chuyên ngành khác.

Về chế độ, chính sách hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng: Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Quyết định số 566/QĐ-UBND ngày 28/12/2013 về Đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015 và đã xây dựng Kế hoạch của ngành Du lịch tỉnh để triển khai thực hiện nội dung Đề án.

Các chính sách này tạo động viên tinh thần và giải quyết đƣợc một phần về mặt tài chính đối với ngƣời đi đào tạo, góp phần nâng cao chất lƣợng nhân lực.

- Đào tạo nguồn nhân lực hoạt động kinh doanh du lịch

Trên địa bàn tỉnh có 01 trƣờng đại học, 01 trƣờng cao đẳng, 02 trƣờng trung cấp và 06 trung tâm đào tạo nghề thuộc sự quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh. Hằng năm, các trƣờng đã tiến hành đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành du lịch ở các ngành học khác nhau nhƣ: Quản trị du lịch, ngoại ngữ, tin học, kinh doanh nhà hàng, lữ hành, khách sạn Nghiệp vụ hƣớng dẫn, Nghiệp vụ lễ tân, Pha chế đồ uống, Anh văn du lịch...Trung bình hàng năm tất cả các cơ sở đào tạo tuyển sinh khoảng 200 sinh viên liên quan đến ngành du lịch ở các trình độ trung cấp, đại học.

Củng cố, kiện toàn bộ máy, nâng cao chất lƣợng quản lý nhà nƣớc về du lịch; tăng cƣờng cán bộ quản lý nhà nƣớc về du lịch cấp tỉnh, huyện, thành

phố: Tham mƣu Ủy ban nhân dân tỉnh kiện toàn Ban Chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh ch

.

- Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Quyết định số 566/QĐ- UBND ngày 28/12/2013 về Đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015 và đã xây dựng Kế hoạch của ngành để triển khai thực hiện nội dung Đề án.

- Phối hợp với sở, ngành liên quan tham mƣu Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang sắp xếp bộ máy tại 3 Ban quản lý du lịch trên địa bàn tỉnh theo hƣớng tăng cƣờng hiệu quả quản lý nhà nƣớc và phát huy mạnh tổng hợp,

tăng cƣ .

- Ngoài ra, ngành du lịch đã phối hợp với Trƣờng Cao đẳng Du lịch tổ chức các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ du lịch cho trên 700 lao động ngành du lịch: Năm 2011 tổ chức 01 lớp bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ bàn bar, chế biến món ăn; năm 2012 tổ chức 01 lớp nghiệp vụ du lịch cộng đồng; năm 2013 tổ chức 01 lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ lễ tân, buồng bàn bar; 01 lớp du lịch cộng đồng; năm 2014, tổ chức 01 lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý nhà nƣớc về du lịch cho 70 cán bộ công chức, viên chức đang làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch; cán bộ quản lý tại các khu, điểm, doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn toàn tỉnh; phối hợp với Viện Khoa học Phát triển nhân lực Kinh tế và Văn hóa tổ chức 02 lớp tập huấn về chuyển giao kiến thức, kỹ năng làm du lịch cộng đồng cho 44 học viên; 01 lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ nhà hàng - chế biến món ăn cho trên 50 học viên. Ban quản lý các khu du lịch thƣờng xuyên tổ chức cuộc thi, hội nghị chuyên đề nhằm nâng cao chất lƣợng nghiệp vụ hƣớng dẫn giới thiệu cho khách du lịch, nhƣ hội thi "Thuyết minh viên giỏi", hội nghị chuyên đề về công tác hƣớng dẫn du lịch.

Ngành du lịch đã chuẩn bị cụ thể về kế hoạch tổ chức lớp bồi dƣỡng, tập huấn, chƣơng trình, nội dung và thời gian tổ chức các lớp học phù hợp với từng đối tƣợng, do đó chất lƣợng các lớp học đã đạt đƣợc mục tiêu, yêu cầu đề ra, trang bị cho học viên nhiều kiến thức bổ ích về kỹ năng, nghiệp vụ, thông qua đó giúp học viên từng bƣớc nâng cao chất lƣợng quản lý và phục vụ khách.

3.2.5. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch ở Tuyên Quang tuân theo quy định của Trung ƣơng tại Thông tƣ Liên tịch số 43/2008/TTLT- BVHTTDL-BNV ngày 06 tháng 6 năm 2008 của Liên bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ về hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Sở VH,TT và DL) thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Văn hoá và Thông tin thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Theo đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan tham mƣu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các công việc liên quan đến công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn. Quản lý và giám sát các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, đặc biệt là dịch vụ lƣu trú, ăn uống và lữ hành. Xây dựng kế hoạch, chƣơng trình xúc tiến du lịch, xúc tiến đầu tƣ du lịch, bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch, môi trƣờng du lịch, khu du lịch, điểm du lịch của tỉnh; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay, cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở bao gồm 9 phòng chuyên môn nghiệp vụ và 8 đơn vị sự nghiệp trực thuộc, trong đó trực tiếp thực hiện chức năng quản lý phát triển du lịch có phòng Nghiệp vụ du lịch, trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch, Ban Quản lý Khu du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào và 2 Ban quản lý du lịch trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh: Ban Quản lý du lịch Na Hang; Ban Quản lý du lịch suối khoáng Mỹ Lâm. Cơ cấu, chức năng nhiệm vụ dần đƣợc bổ sung để đáp ứng yêu cầu công việc. Đặc biệt, với việc thành lập Trung tâm Xúc tiến du lịch, hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch đƣợc thực hiện tích cực hơn.

Ở các huyện, thành phố công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch đƣợc giao cho phòng Văn hóa - Thông tin, khu điểm du lịch lớn đƣợc có các Ban Quản lý nhƣ Ban Quản lý Khu du lịch Na Hang, Ban quản lý Khu du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào.

Nhìn chung, tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch ở Tuyên Quang hiện nay cơ bản đảm bảo nhiệm vụ quản lý hoạt động du lịch trong toàn tỉnh.

3.2.6. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước về du lịch

Trên cơ sở chính sách, pháp luật của Trung ƣơng, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã kịp thời ban hành các nghị quyết, chủ trƣơng của tỉnh nhằm phát triển du lịch của tỉnh tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh và đúng của Đảng đã đề ra, cụ thể :

Tỉnh ủy Tuyên Quang ban hành Nghị quyết 03-NQ/TU, ngày 12/6/2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 - 2010; Kết luận số 34-KL/TU ngày 25/8/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch giai đoạn 2011-2015, trên cơ sở đó HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 17/NQ-HĐND, ngày 13/12/2012 thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030. Theo đó Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND ngày 28/01/2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030; Quyết định củng cố kiện toàn Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang (Quyết định số 1625/QĐ-CT ngày 10/12/2012); Quyết định số 566/QĐ-UBND ngày 28/12/2013 về Đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015...

Các chính sách, pháp luật trên là cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển bền vững ngành du lịch của tỉnh. Để các chính sách đó phát huy tính hiệu quả,

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh tuyên quang (Trang 56)