Danh Thắng, Hương Lâm giai đoạn 2012 – tháng 6/ 2014.
Bảng 4.8. Kết quả chuyển nhượng QSDĐ của
Thị Trấn Thắng, xã Danh Thắng, Hương Lâm giai đoạn 2012 – 6/2014
Năm
Thị trấn Thắng Xã Danh Thắng Xã Hương Lâm Đất ở Đất NN Tổng Đất ở Đất NN Tổng Đất ở Đất NN Tổng 2012 90 13 103 90 20 110 40 15 55 2013 80 26 106 98 28 126 48 26 74 1- 6/2014 40 14 54 43 16 59 32 16 48 Tổng số 210 53 263 231 64 295 120 57 177
( Nguồn: Văn phòng Đăng ký QSDĐ huyện Hiệp Hòa)
42
* Chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở :
Người sử dụng đất ở được chuyển nhượng đất ở nhưng phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hộ gia đình, cá nhân làm thủ tục đăng ký biến động tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường (đối với giấy chứng nhận do UBND cấp huyện cấp), hoặc tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với Giấy chứng nhận do UBND tỉnh cấp).
Qua bảng số liệu tổng hợp số liệu tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Hiêp Hòa từ năm 2012 đến năm 6/2014 thể hiện tại bảng 4.8 và hình 4.5 ta thấy: có tổng số 735 trường hợp được thực hiện qua Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, phòng Tài nguyên và Môi trường, Có thể nói, tình hình chuyển nhượng QSDĐ ở tại thị trấn Thắng, xã Danh Thắng và xã Hương Lâm có điều kiện phát triển khác nhau có sự khác biệt thể hiện ở bảng 4.7. Tại thị trấn Thắng và xã Danh Thắng có công nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển việc "mua bán đất" diễn ra tương đối sôi động hơn tại xã Hương Lâm thuần nông xa trung tâm hành chính. Tuy nhiên ở mỗi xã, thị trấn khác nhau cũng có sự biến đổi khác biệt, cụ thể như sau:
Với tổng trường giao dịch chuyển nhượng đất ở của 3 khu vực nghiên cứu từ năm 2012 tới tháng 6/2014 là 561 trường hơp, cho thấy hình thức chuyển nhượng tại huyện hiệp hòa là chủ yếu.
Đối với thị trấn Thắng, nơi quá trình đô thị hóa mạnh, phát triển nhanh các điều kiện cơ sở hạ tầng so với các xã khác nên số lượng giao dịch chuyển nhượng QSDĐ từ những năm 2012 đến năm 6/2014 đều lớn và có mức độ khá ổn định.Tổng số trường hợp chuyển nhượng đất ở của năm 2012 là 210 Lượng giao dịch tương đối cao (90 trường hợp NĂM 2012) đến 6/2014 (có
43
40 trường hợp) điều này cũng dễ hiểu vì những năm trở đại đây thị trường bất động sản có xu hướng nguội dần, dẫn tới số lượng giao dịch hồ sơ mua bán trên đất ở cả giai đoạn từ năm 2012- 6/2014 cũng giảm. một phần cũng là do sự phát triển tương đối ổn định của Thị Trấn Thắng. Có thể nói, từ sau khi các văn bản quy định việc chuyển quyền sử dụng đất được mở rộng về phạm vi, đối tượng, phí và lệ phí, cũng như việc công bố quy hoạch tổng thể toàn huyện từ 2005- 2020 thì lượng giao dịch mua bán tại thị trấn diễn ra rất mạnh. Giá đất ở đây tăng lên rất cao, dao động từ 6 triệu đến 10 triệu/m2
.
Tại xã Danh Thắng lượng giao dịch chuyển nhượng đất đai diễn ra cũng rất sôi động không kém, thậm chí còn cao hơn cả thị trấn Thắng.Cả thời kỳ có 231 trường hợp chuyển nhượng đất ở. Nhìn chung thực tế lượng giao dịch trong giai đoạn điều tra có xu hướng ổn định do giá QSDĐ ở (sau đây gọi tắt là giá đất) ổn định (qua điều tra ở thôn Trung Đồng thuộc xã Danh Thắng, giá đất ở khoảng từ 5 triệu - 6 triệu đồng/m2
. Đối với xã thuần nông như xã Hương Lâm nhìn chung việc chuyển nhượng QSDĐ ở nông thôn thường xảy ra ở các trục chính của xã.
Qua việc điều tra thấy số lượng người chuyển nhượng QSDĐ ở đến đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cao. Điều này chứng tỏ đa số người dân đã nhận thức và chấp hành thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất khai báo đăng ký biến động với cơ quan nhà nước. Người nhận chuyển nhượng đã hiểu nên chọn mua những thửa đất có đủ cơ sở pháp lý, ký hợp đồng chuyển nhượng, nộp các khoản thuế, phí theo quy định sẽ được đăng ký sang tên hợp pháp, đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất. Tuy nhiên do mức thuế chuyển nhượng, thuế thu nhập cá nhân còn cao dẫn đến người dân kê khai giá trị trong hợp đồng chuyển nhượng thường thấp hơn rất nhiều giá đất mua bán trên thực tế nhằm giảm tiền thuế phải nộp cho Nhà nước. Về phía cơ quan Nhà nước, thủ tục hành chính còn rườm rà, gây phiền
44
hà cho một số người dân cần phải cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Tóm lại, tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện Hiệp Hòa hết sức phong phú và đa dạng về cả số lượng và chất lượng, còn nhiều thửa đất của các khu vực trong tương lai để cung cấp cho những người có nhu cầu.
* Chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp
Tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của người dân thuộc thị trấn Thắng, xã Danh Thắng và xã Hương Lâm với lượng giao dịch thực hiện từ năm 2012 tới 6/2014 là 174 trường hợp : Tại thị trấn Thắng có 53 trường hợp hộ gia đình, cá nhân thực hiện đầy đủ các thủ tục chuyển nhượng tại Văn phòng Đăng ký QSDĐ, xã Danh Thắng có 64 trường hợp hộ gia đình, cá nhân thực hiện đầy đủ các thủ tục chuyển nhượng tại Văn phòng Đăng ký QSDĐ và xã Hương Lâm có 57 trường hợp tham gia chuyển nhượng, qua điều tra thực tế con số này còn cao hơn rất nhiều.
Nếu việc chuyển nhượng đất nông nghiệp không làm thủ tục tại cấp huyện thì Phòng Tài nguyên và môi trường không quản lý được biến động về đất nông nghiệp. Mục đích của việc nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của nhiều người dân không phải để tiếp tục sản xuất nông nghiệp mà để chờ dự án thu hồi đất theo quy hoạch tại địa phương. Hình thức giao dịch chủ yếu là giấy tờ không hợp pháp, không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, không đăng ký tại Phòng Tài nguyên và môi trường. Đất nông nghiệp không được sản xuất thường để hoang hoá, lãng phí trong thời gian chưa thực hiện dự án. Thực tế ở huyện Hiệp Hòa, Phòng Tài nguyên và môi trường không thể quản lý được các dự án thực hiện thoả thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp. Vì vậy, trong thời gian tới Nhà nước cần có những quy định cụ thể hơn về việc người sử dụng đất nông nghiệp được quyền chuyển nhượng cho các đơn vị có dự án đầu tư theo đúng quy hoạch sử dụng đất và
45
phải đăng ký với cơ quan quản lý đất đai. Như vậy, chúng ta mới thực sự quản lý được việc chuyển nhượng QSDĐ nông nghiệp có hiệu quả.
46