Sơ lược về tình hình cơ bản của huyện Hiệp Hòa

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác CHUYỂN QUYỀN sử DỤNG đất TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP hòa TỈNH bắc GIANG GIAI đoạn 2012 đến THÁNG 6 2014 (Trang 34)

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý của huyện Hiệp Hòa

Hiệp Hoà, là huyện trung du nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang trên trục Quốc lộ 37 (từ quốc lộ 1A đi tỉnh Thái Nguyên), cách thành phố Bắc Giang 30 km, cách thành phố Hà Nội 60 km. Nằm trong tọa độ địa lý: Từ 1050 52' 40" đến 1060

2'20" độ kinh đông, từ 210 13' 20" đến 210

26' 10" vĩ độ bắc. Phía Bắc giáp huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên

Phía Đông giáp huyện Tân Yên và huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang Phía Nam giáp huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh

Phía Tây giáp huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội và huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Vị trí địa lý huyện Hiệp Hoà khá thuận lợi so với các huyện khác trong tỉnh Bắc Giang, có mạng lưới giao thông hợp lý (1 tuyến đường quốc lộ, có cầu Vát bắc qua sông cầu về thành phố Hà Nội lên tỉnh Thái Nguyên, 3 tuyến đường tỉnh lộ và có sông Cầu bao quanh phía Tây - Nam) tạo cho huyện có nhiều lợi thế để giao lưu hàng hóa, kinh tế, văn hoá - xã hội với các tỉnh ở đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt với thủ đô Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Thái Nguyên.

Trung tâm huyện Hiệp Hoà là thị trấn Thắng, đây là thị trấn có từ lâu đời và đó được quy hoạch lên đô thị loại IV vào năm 2015.

Với vị trí địa lý, mạng lưới giao thông khá thuận lợi. Đặc biệt từ khi khai thông cầu Vát sang khu công nghiệp Thăng Long - Nội Bài, nâng cấp Quốc lộ 37 đi tỉnh Thái Nguyên, huyện Hiệp Hoà lại càng có thêm vị thế để

25

phát triển công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn, đồng thời tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh và bền vững.

26

4.1.1 .2 Địa hình đất đai

* Tài nguyên đất

Bảng 4.1. Phân loại thổ nhưỡng của huyện Hiệp Hoà

STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất phù sa được bồi (Pb) 720,51 3,54 2 Đất phù sa không được bồi (P) 3.261,65 16,07

3 Đất phù sa Gley (pg) 442,00 2,18 4 Đất phù sa úng nước (Pj) 1.812,17 8,94 5 Đất bạc màu trên phù sa cổ (B) 6.907,21 34,01 6 Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) 5.188,54 25,52 7 Đất đỏ vàng trên phù sa cổ (Fs) 61,74 0,33 8 Đất khác 1.912,16 9,41

8.1 + Sông suối, mặt nước 8.2 + Núi đá

Tổng diện tích tự nhiên 20.305,98 100,00

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hiệp Hòa, năm 2013)

Căn cứ vào bảng số liệu ta thấy Hiệp Hoà có thể vừa phát triển cây lương thực, vừa phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao như lạc, đậu tương..., phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và các loại cây ăn quả trên các vùng vườn đồi, phù hợp với các loại đất trên từng địa phương.Tuy nhiên hạn chế ở đây là:

Diện tích đất tự nhiên là 20.305,98 ha bằng 5,57% diện tích đất toàn tỉnh. Đặc trưng đồi thấp xen kẽ đồng bằng theo hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam.

- Địa hình dốc, quá trình rửa trôi làm đất bạc mầu nhanh, độ phì thấp nên đã hạn chế năng suất cây trồng. Cần có biện pháp cải tạo để nâng cao độ phì của đất.

27

* Tài nguyên nước

Bảng 4.2. Các sông, ngòi, ao hồ chính của huyện Hiệp Hòa STT Tên sông, ngòi và

ao hồđầm

Chiều dài qua Hiệp Hòa (km)

Diện tích lưu vực sông (km2) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Sông Cầu 50 8.000

2 Ngòi Yên Ninh 1 16 40,27

3 Ngòi Yên Ninh 2 17,1 42,00

4 Ngòi Ngọ Khổng 8,6 20,88

5 Ngòi Đại La 9,3 27,5

6 Ngòi Cầu Hang 7,6 13,18

7 Ao, hồ, đầm nuôi

trồng thủy sản 5,04

(Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Hiệp Hoà, năm 2013)

Hệ thống sông, ngòi gồm: Sông Cầu và 5 ngòi chính trên địa bàn, là nơi lưu trữ, tiêu thoát và cung cấp chủ yếu nước cho các nhu cầu trên địa bàn. Sông cầu chảy qua địa bàn huyện với chiều dài 50km, chiếm 50% độ dài sông chảy qua địa bàn tỉnh (sông Cầu bắt đầu từ tỉnh Bắc Kạn có chiều dài 310km, diện tích lưu vực khoảng 8.000km2). Lòng sông rộng 70-150m, độ sâu trung bình mùa cạn 5-7m độ dốc lòng sông 0,01%. Với tốc độ dòng chảy bình quân 153m3/s, tổng lượn nước 4,2km3. Cùng với sông Cầu trên địa nào có 5 ngòi vừa là dòng tiêu, còn là hệ thống dự trữ nước, tạo thủy cho sông Cầu; ngoài ra có trên 500ha đất ao, hồ, đầm phục vụ cho nuôi trồng thủy sản và dự trữ nước cho sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh.

Nước ngầm: qua các kết quả thăm dò khảo sát bước đầu, nước ngầm chỉ yếu tập trungg vùng ven sông phía tây nam huyện; các khu vực khác nước ngầm không nhiều chỉ có các điểm nún sụt, gãy gấp các vỉa đá. Nước nhầm thường có chất lượng tốt ở độ sâu trung bình 20-45m, trữ lượng chỉ đủ đáp ứng cho nhu cầu nước sinh hoạt và tưới tiêu nhỏ.

28

và hoạt động sản xuất trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn. Hiện tại huyện có nhà máy nước sạch nhưng công suất nhỏ chỉ đủ phục vụ cho nhân dân Thị trấn Thắng nên nguồn nước sinh hoạt của nhân dân nói chung, chủ yếu lấy từ nước giếng đào, không đảm bảo vệ sinh. Nước sông Cầu đang có xu hướng bị ô nhiễm nặng, đặc biệt là ở khu vực tỉnh Thái Nguyên, chắc chắn là sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước sông của khu vực huyện Hiệp Hoà. Vấn đề nước sạch cho huyện Hiệp Hoà là một trong những vấn đề đáng quan tâm trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

4.1.1.3 Khí hậu , Thủy văn

Bảng 4.3. Thời tiết khí hậu huyện Hiệp Hoà trung bình từ năm 2012 - 2014

Tháng Nhiệt độ (0C) Ẩm độ không khí (%) Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi (mm) Số giờ nắng (giờ/tháng) Tối cao Tối thấp Trung bình 1 20,7 14,8 17,8 80,2 27,96 54,30 62,94 2 21,6 16,3 19,0 84,8 28,02 46,71 38,46 3 23,2 18,5 20,9 87,1 56,69 48,90 34,06 4 28,1 22,0 25,1 86,8 75,66 55,17 88,85 5 31,2 23,9 27,6 85,7 182,18 74,93 149,68 6 32,9 25,9 29,4 84,7 280,41 76,15 151,85 7 32,8 26,2 29,5 86,5 268,99 69,51 160,55 8 32,5 25,5 29,0 86,6 279,43 54,14 151,55 9 31,8 24,2 28,0 83,5 145,59 68,14 175,31 10 30,2 21,8 26,0 82,0 93,71 74,34 143,66 11 26,9 18,5 22,7 78,6 37,50 760,00 145,98 12 22,5 15,2 18,9 79,5 33,06 719,00 104,47 TB 27,9 21,1 24,5 83,8 1509,2 770,19 1407,36

(Nguồn : Trạm khí tượng thủy văn huyện Hiệp Hòa năm 2013)

Nhìn chung khí hậu huyện Hiệp Hoà ôn hoà, ít chịu ảnh hưởng của gió bão. Hướng gió chủ yếu là hướng Đông - Nam với tốc độ gió trung bình là 3-5m/s. Khí hậu ở đây rất thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển.

29

4.1.2Điều kiện kinh tế- xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế

Những năm qua, nền kinh tế của huyện có những chuyển biến khá rõ nét, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó nông nghiệp nông thôn đã có những bước chuyển biến quan trọng, đời sống của người dân từng bước được cải thiện; tăng trưởng kinh tế đạt mức khá: giai đoạn 2001 - 2005 (tăng trưởng kinh tế bình quân 7,80 %/năm); giai đoạn 2006 - 2013 mức tăng trưởng của huyện đã có sự bứt phá rõ rệt với 13,19% (tăng trưởng kinh tế bình quân 8,5%/năm) . Bảng 4.4. Điều kiện Kinh tế - Xã hội của huyện từ năm 2010 – 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh (%) 2010 2011 2012 2013 2011/ 2010 2012/ 2011 2013/ 2012 Bình quân Tổng diện tích đất Ha 2.0305,98 2.0305,98 2.0305,98 2.0305,9 8 100 100 100 100 Đất nông nghiệp Ha 12.447 12.347,8 12.310,1 12.114,7 99,20 99,69 98,41 99,1 - Dân số Người 222.693 216.287 219.229 221..324 97,12 101,36 100,95 101,15 - LĐ nông nghiệp LĐ 87.215 90.438 91.050 92.143 103,70 100,68 101,01 101,82 - Tổng GTSX Tỷ đồng 760,2 793,5 876 944,1 104,38 110,39 107,77 107,51 + Ngành NN Tỷ đồng 490 505,3 510 518,4 103,12 100,93 101,64 101,89 + Ngành CN- TTCN-XD Tỷ đồng 95,7 102,7 122 138,5 107,31 118,79 113,52 113,21 + TM-DV Tỷ đồng 174,5 185,5 244 287,2 106,30 131,54 117,71 118,51

30 0 10 20 30 40 50 60 70

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nông nghiệp

Công nghiệp - xây dựng Thương mại - Dịch vụ

Hình 4.2. Cơ cấu kinh tế huyện Hiệp Hòa năm 2013

Cơ cấu kinh tế của huyện năm từ năm 2010 - 2013 cho thấy nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu của huyện, chiếm 54,91 % tổng giá trị sản xuất của huyện. Nền kinh tế có sự tăng trưởng tuy chậm nhưng rõ rệt.

Bảng 4.5. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp qua các năm

Đơn vị tính: 1.000 đ Hạng mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 I. Trồng trọt 245853 230293 248555 268742 1.Cây lương thực có hạt 159537 146385 147848 155382 2.Cây ăn quả 16858 17432 29690 36298 3.Cây rau đậu 46887 46482 51165 58215 4.Cây công nghiệp 20492 17767 17637 16541 5.Cây hàng năm khác 2079 2173 2215 2306 II. Chăn nuôi 120745 134222 144831 161212 1.Gia súc 96720 108328 116265 129364 2.Gia cầm 21438 22198 24754 27946 3.Chăn nuôi khác 3587 3696 3812 3902 III. Dịch vụ trồng trọt Và chăn nuôi 14110 13941 13901 1337 Tổng số 380708 378456 407287 431291 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

31

+ Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần từ 64,85% năm 2010 xuống còn 54,91% năm 2013.

+ Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản có bước phát triển khá, tăng từ 12,59% năm 2010 lên 14,67% năm 2013.

+ Tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ có sự tăng trưởng từ 22,56% năm 2010 lên 34,42% năm 2013.

4.1.2.2 Dân Số

Năm 2013, tổng số dân của huyện là 221.324 người. Trong đó nam 108.032 người, nữ 113.292 người. Mật độ dân số trung bình 1.089 người/km2,

cao hơn so với mật độ dân số của tỉnh Bắc Giang là 657 người/km2 (tỉnh Bắc Giang là 432 người/km2). Dân số của huyện phân bố giữa các xã và thị trấn chênh lệch tương đối lớn, Thị trấn Thắng mật độ 4,023 người/km2

trong khi đó có 10 xã mật độ dân số < 1000 người/km2 như: xã Hùng Sơn 769 người/km2, xã Châu Minh 802 người/km2, xã Đông Lỗ 858 người/km2

… Còn lại 15 xã có mật độ dân số trung bình từ 1.041 - 1.372 người/km2

.

83.16% 7.84 % 9 %

Nông lâm - Ngư

Nghiệp

Công nghiệp - Xây dựng

32

Theo kết quả điều tra, tổng dân số toàn huyện năm 2013 là 1,15 % tăng so với 2012 là 0,2 % (năm 2012 là 0,95 %) nhưng lại giảm so với năm 2011 và 2010 lần lượt là 0,21 % và 4,3 % (năm 2011 là 1,36 %; năm 2010 là 5,54 %); Tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,199 % cao hơn so với toàn tỉnh là 0,049 % (toàn tỉnh là 1,15 %), Tỷ lệ sinh (1,797 %) cao gấp 3 lần tỷ lệ chết (0,598%) nên dân số của huyện Hiệp Hoà thuộc loại dân số trẻ.

4.1.2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn huyện

* Về đường bộ: Toàn huyện có 750,80 km giao thông đường bộ từ liên

huyện, liên xã, liên thôn chia ra:

- Quốc lộ 37 đi Thái Nguyên - Tuyên Quang chạy qua Hiệp Hòa theo hướng Phú Bình - Thái Nguyên có chiều dài 21km.

- Tỉnh lộ 278 chạy qua Hiệp Hòa theo hướng Phổ Yên - Thái Nguyên có chiều dài 23km

- Tỉnh lộ 295 chạy qua Hiệp Hòa theo hướng Yên Phong - Bắc Ninh có chiều dài 19km

- Tỉnh lộ 296 chạy qua Hiệp Hòa theo hướng Sóc Sơn - Hà Nội có chiều dài 13km

- Đường huyện lộ có 9 tuyến chính dài 87,5 km với mặt rộng đường từ 3-5m; đường liên xã 70 km và đường liên thôn dài 489,7 km. Các xã đều có đường ô tô chạy đến UBND xã, về cơ bản đạt 60% là đường bê tông và đường trải nhựa số còn lại là đường cấp phối rải đá răm, còn các tuyến đường liên thôn, liên xóm bê tông cứng hóa được 50% phần còn lại là đường đất nên vào mùa mưa, lũ lụt gây khó khăn cho việc thu hoạch và vận chuyển sản phẩm, hàng hoá.

* Về đường thuỷ: Có một sông lớn (Sông Cầu) chảy qua huyện với

chiều dài 44km, đáp ứng nhu cầu vận tải thuỷ vừa và nhỏ cho nhân dân, nhất là các xã ven sông khai thác tài nguyên như cát, sỏi, tre, gỗ nguyên liệu... trong

33

mùa mưa lũ. Nhìn chung Hiệp Hòa có hệ thống giao thông thuỷ bộ khá phong phú, tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu buôn bán, vận chuyển hàng hoá.

4.1.3 Tình hình quản lý và sử dụng đất tạị huyện Hiệp Hòa

4.1.3.1. Tình hình quản lý đất đai của huyện Hiệp Hòa +. Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bắc Giang là một tỉnh miền núi với nền kinh tế còn kém phát triển nên công tác đầu tư đo đạc bản đồ địa chính chua được quan tâm.

Năm 2013, công tác đo đạc bản đồ địa chính đã được UBND huyện quan tâm, ký hợp đồng vớ 03 đơn vị tư vấn thực hiện việc đo đạc, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ( GCNQSD) đất của 03 xã Đông Lỗ, Bắc Lý, Ngọc Sơn; UBND huyện giao Phòng Tài nguyên và Môi trường quản lý dự án, phòng TNMT thành lập ban quản lí dự án, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện. Kết quả đến hết năm 2013 đã đo 100% diện tích đất( tổng diện tích 3.935ha), đang tiến hành quy chủ để hoàn thiện bản đồ và hồ sơ địa chính làm cơ sở cho việc cấp GCNQSD đất; nâng số xã trên địa bàn được đo đạc bản đồ địa chính chính quy là 15/26, với tổng diện tích 91.935ha.

Năm 2013 thực hiện dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có huyện Hiệp Hòa và thành phố Bắc Giang được chọn là điểm để xây dựng dự án, huyện Hiệp Hòa đã được đầu tư đo đạc bản đồ địa chính mới và đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính. Kết quả đến hết năm 2013 đã đo mới và đo đạc chỉnh lý 100% diện tích đất trên đại bàn huyện.

+. Công tác lập Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Cấp huyện: Quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2020 đã được lập và đang trong quá trình phê duyệt đây là cơ sở quan trọng cho việc giao đất, thu hồi đất, xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện.

34

- Cấp xã: Quy hoạch nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 đã lập cho 23/26 xã, quy hoạch sử dụng đất ở cấp xã giai đoạn 2005 - 2015 đang được tiến hành cho 23/26 xã, riêng thị trấn Thắng và 2 xã còn lại đã tiến hành điều chỉnh quy hoạch đô thị đến năm 2025.

+ Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính được thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến tháng 12 năm 2013 như sau:

- Tổng số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp là 95.297 giấy. - Tổng diện tích đất được cấp chứng nhận là 12.622,73 ha.

Trong đó:

+ Đất ở đô thị: 1.553 giấy với diện tích: 50,09 ha

+ Đất ở tại nông thôn: 51.656 giấy với diện tích: 3000,12 ha + Đất nông nghiệp: 42.088 giấy với diện tích 9.572,52 ha.

+ Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Hàng năm huyện chỉ đạo thống kê đất đai ở cấp xã và toàn huyện.

Nhìn chung chất lượng kiểm kê, thống kê đất đai đã được nâng cao. Tình trạng bản đồ, số liệu về đất đai thiếu hoặc không khớp giữa các năm, các đợt thống kê, kiểm kê từng bước được hạn chế.

Việc quản lý biến động đất đai đã có hiệu quả, người sử dụng đất đã thực hiện đăng ký biến động sử dụng đất và làm các thủ tục như: chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác CHUYỂN QUYỀN sử DỤNG đất TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP hòa TỈNH bắc GIANG GIAI đoạn 2012 đến THÁNG 6 2014 (Trang 34)