4.1.3.1. Tình hình quản lý đất đai của huyện Hiệp Hòa +. Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính
Bắc Giang là một tỉnh miền núi với nền kinh tế còn kém phát triển nên công tác đầu tư đo đạc bản đồ địa chính chua được quan tâm.
Năm 2013, công tác đo đạc bản đồ địa chính đã được UBND huyện quan tâm, ký hợp đồng vớ 03 đơn vị tư vấn thực hiện việc đo đạc, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ( GCNQSD) đất của 03 xã Đông Lỗ, Bắc Lý, Ngọc Sơn; UBND huyện giao Phòng Tài nguyên và Môi trường quản lý dự án, phòng TNMT thành lập ban quản lí dự án, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện. Kết quả đến hết năm 2013 đã đo 100% diện tích đất( tổng diện tích 3.935ha), đang tiến hành quy chủ để hoàn thiện bản đồ và hồ sơ địa chính làm cơ sở cho việc cấp GCNQSD đất; nâng số xã trên địa bàn được đo đạc bản đồ địa chính chính quy là 15/26, với tổng diện tích 91.935ha.
Năm 2013 thực hiện dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có huyện Hiệp Hòa và thành phố Bắc Giang được chọn là điểm để xây dựng dự án, huyện Hiệp Hòa đã được đầu tư đo đạc bản đồ địa chính mới và đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính. Kết quả đến hết năm 2013 đã đo mới và đo đạc chỉnh lý 100% diện tích đất trên đại bàn huyện.
+. Công tác lập Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Cấp huyện: Quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2020 đã được lập và đang trong quá trình phê duyệt đây là cơ sở quan trọng cho việc giao đất, thu hồi đất, xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện.
34
- Cấp xã: Quy hoạch nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 đã lập cho 23/26 xã, quy hoạch sử dụng đất ở cấp xã giai đoạn 2005 - 2015 đang được tiến hành cho 23/26 xã, riêng thị trấn Thắng và 2 xã còn lại đã tiến hành điều chỉnh quy hoạch đô thị đến năm 2025.
+ Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính được thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến tháng 12 năm 2013 như sau:
- Tổng số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp là 95.297 giấy. - Tổng diện tích đất được cấp chứng nhận là 12.622,73 ha.
Trong đó:
+ Đất ở đô thị: 1.553 giấy với diện tích: 50,09 ha
+ Đất ở tại nông thôn: 51.656 giấy với diện tích: 3000,12 ha + Đất nông nghiệp: 42.088 giấy với diện tích 9.572,52 ha.
+ Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Hàng năm huyện chỉ đạo thống kê đất đai ở cấp xã và toàn huyện.
Nhìn chung chất lượng kiểm kê, thống kê đất đai đã được nâng cao. Tình trạng bản đồ, số liệu về đất đai thiếu hoặc không khớp giữa các năm, các đợt thống kê, kiểm kê từng bước được hạn chế.
Việc quản lý biến động đất đai đã có hiệu quả, người sử dụng đất đã thực hiện đăng ký biến động sử dụng đất và làm các thủ tục như: chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
35 4.1.3.2. Tình hình sử dụng đất của huyện Hiệp Hòa năm 2013 Bảng 4.6. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 S.TT Loại đất Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 20.305,98 100 1 Đất nông nghiệp NNP 12.114,68 59,66 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 11.389,89 56,09 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 11.054,44 54,44 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 335,45 1,65 1.2 Đất Lâm nghiệp LNP 101,45 0,50 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 101,45 0,50 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 588,23 2,90 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 35,11 0,17
2 Đất phi nông nghiệp PNN 7.915,78 38,98 3 Đất chưa sử dụng CSD 275,52 1,36
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 261,45 1,29
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 14,07 0,07
(Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Hiệp Hoà, năm 2013)
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 20.305,98 ha phân bổ ở 26 đơn vị hành chính (25 xã và 1 thị trấn), trong đó: diện tích nhóm đất nông nghiệp là 12.114,68 ha, chiếm 59,66 %; diện tích nhóm đất phi nông nghiệp là 7915,78 ha, chiếm 38,98 % và diện tích nhóm đất chưa sử dụng là 275,52 ha, chiếm 1,36 %.
36
Hình 4.4. Cơ cấu sử dụng đất huyện Hiệp Hòa năm 2013
Cơ cấu sử dụng đất hiện nay cho thấy, việc sử dụng vào mục đích nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao (59,66%).
Cùng với quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, quỹ đất giành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Để đáp ứng mục tiêu sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực cho nhân dân trong huyện, trong giai đoạn sắp tới, đòi hỏi huyện một mặt phải đầu tư thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, một mặt phải tiếp tục mở rộng và khai thác nguồn đất đai chưa được sử dụng (275,52ha) để bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp.
37