Theo dõi và kiểm tra định kỳ

Một phần của tài liệu bức xạ ion hóa và cơ thể sống (Trang 73 - 76)

5. Các bước thực hiện

4.3.5.4. Theo dõi và kiểm tra định kỳ

Theo dõi và kiểm tra định kỳ nền phóng xạ tự nhiên, liều lượng phóng xạ trong không khí, nước uống, thực phẩm cũng như kiểm tra các cơ sở làm việc có nguồn phát tia phóng

xạ, cho đến các cá nhân làm việc phải tiếp xúc với phóng xạ. Ở các cá nhân có thể tiến

hành kiểm tra sự nhiễm phóng xạ vào quần áo, chân tay trước khi ra về, kiểm tra liều hấp

thụ định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm cũng như kiểm tra sức khỏe qua các xét

nghiệm thông thường, hoặc đặc biệt. Nếu phát hiện được những trường hợp bắt đầu có

dấu hiệu bị nhiễm xạ quá liều cho phép thì phải kịp thời có những biện pháp xử lý thích

hợp để cứu chữa hoặc ngăn chặn tác hại của nó. Công việc đó đòi hỏi tinh thần trách

nhiệm và tổ chức chu đáo để đảm bảo cho công việc cũng như sức khỏe lâu dài cho cán bộ, nhân viên và cho cả thế hệ sau của họ.

Phần KẾT LUẬN

Từ khi xuất hiện trên trái đất, con người đã không ngừng bị chiếu bởi các bức xạ. Lần đầu tiên con người ý thức được rằng mình bị vây quanh bởi các bức xạ vô hình, đó là vào năm 1895, khi Wilhelm Roentgen phát hiện ra một tấm phim ảnh có thể bị cảm quang bởi

các bức xạ vô hình, có thể xuyên qua vật chất. Ông gọi bức xạ đấy là tia X. Các thầy

thuốc đã hiểu ngay ra tầm quan trọng của tia X và dùng nó trong các nghiêm cứu y học. Đây là bước đầu tiên về việc nghiên cứu ứng dụng và ảnh hưởng phóng xạ đến con người. Tuy nhiên, các bác sĩ và nhà y học phóng xạ thường xuyên dùng phóng xạ cho

bệnh nhân thì bản thân cũng mang những bệnh tật mới. Lúc đấy con người mới ý thức được mức độ nguy hiểm khi tiếp xúc với phóng xạ liều lượng lớn và cần phải bảo vệ

chống lại nó. [4]

Nhờ vào quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này, tôi có thêm điều kiện để tìm hiểu kĩ hơn về tác dụng của bức xạ lên cơ thể sống và các nguyên tắc về an toàn phóng xạ cũng như tìm hiểu ứng dụng của một số kỹ thuật vật lý nguyên tử và hạt nhân vào y sinh học. Phần nội dung của đề tài được trình bày qua bốn chương.

Trong chương một, tập trung trình bày sự tương tác của bức xạ ion hoá với vật chất.

Thông qua sự tương tác của các hạt vi mô tích điện với vật chất và tương tác của photon năng lượng cao với vật chất. Giới thiệucác định luật luật hấp thụ của các bức xạ ion hoá,

các khái niệm về liều lượng bức xạ cũng như cách xác định liều lượng bức xạ trên lý thuyết. Ở chương hai, trình bày các cơ chế tác dụng của bức xạ ion hoá lên cơ thể sống, tổn thương ở các mức độ từ phân tử, tế bào, các mô đến tổn thương toàn thân do bức xạ

ion hoá. Bên cạnh đó, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của bức xạ ion hoá lên

cơ thể sống như bản chất và năng lượng tia chiếu, môi trường chiếu… Đến chương ba, nêu ra được những ứng dụng của một số kỹ thuật vật lý nguyên tử và hạt nhân. Cụ thể như: phân tích cấu trúc vật chất bằng chùm tia X, chụp hình bằng phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân giúp ích rất nhiều trong chẩn đoán và phát hiện bệnh. Ứng dụng của các đồng vị phóng xạ vào y sinh học qua các thiết bị ghi đo như: ghi đo phóng xạ dựa vào sự biến đổi hoá học, dựa vào đặc tính phát quang của tinh thể và dung dịch,ghi đo phóng

xạ dựa vào sự ion hoá chất khí. Trong y sinh học các đồng vị phóng xạ còn được ứng

dụng để làm chất chỉ thị để đánh dấu, nhờ vào phương pháp này người ta có thể định lượng một số chất vô cơ và hữu cơ, nghiên cứu sự chuyển hoá một số chất, xác định được kích thước, vị trí và hình dạng một số mô và phủ tạng, hoạt động chức năng và sự biến đổi của một số hệ thống trong cơ thể như hệ tuần hoàn, hô hấp, bài tiết… Bên cạnh đó, tia

phóng xạ còn được dùng để làm nguồn chiếu để tiêu diệt các tác nhân gây hại hoặc để tạo nên các đột biến gen có lợi trong một số loài thực vật. Và ở chương bốn, trình bày những

nguồn chiếu xạ ảnh hưởng đến con người như tia X, tia gamma…, các đồng vị phóng xạ. Cho biết liều lượng chiếu tối đa cho phép đối với cơ thể sống và các biện pháp chủ yếu

Trong các phần trên tôi đã trình bày khá rõ ràng và đầy đủ các nội dung cơ bản về tác dụng của bức xạ ion hoá đến cơ thể sốngnhư các cơ chế tác dụng của bức xạ ion hoá, các

tổn thương do bức xạ ion hoá đối với cơ thể sống; các nguyên tắc về an toàn phóng xạ và một số ứng dụng kỹ thuật vật lý nguyên tử hạt nhân trong y sinh học. Bên cạnh những

phần được trình bày rõ ràng thì cũng có một số phần chưa được trình bày cụ thể như tương tác của hạt vi mô tích điện với vật chất, phân tích cấu trúc vật chất bằng chùm tia, phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân. Do hiểu biết của tôi về những vấn đề này còn hạn

hẹp và chưa có điều kiện đi sâu vào thực tiễn tìm hiểu.

Như đã nói ở trên thì nội dung của đề tài vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thật sự hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, nhiệm vụ mà tôi đặt ra trong đề tài này là nghiên cứu lý thuyết, sau đó ứng dụng vào thực tiễn. Nhưng tôi mới chỉ nghiên cứu các hiện tượng thuần túy trên mặt lý thuyết chứ chưa có cơ hội ứng dụng và đi sâu vào thực tiễn để nghiên cứu và tìm hiểu. Vì vậy đó là mặt hạn chế của đề tài và trong tương lai nếu có điều kiện tôi sẽ tiếp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lý sinh y học. Bộ môn Vật lý – Sinh học, Trường Đại Học Y Hà Nội. NXB Y học. Năm 1998. [2]. http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-anh-huong-cua-buc-xa-ion-hoa-len-co-the-nguoi- 8425/ [3]. http://lysinhstudy.tnu.edu.vn/index.php/bai-giang/bai-giang-dang-text/buc-xa-ion- hoa-va-ung-dung?tmpl=component [4]. https://sites.google.com/site/vnggenergy/phanhach_phuluc [5]. http://123doc.org/document/914433-tuong-tac-cua-buc-xa-gamma-voi-vat-chat-va- ung-dung-trong-thiet-ke-che-chan.htm [6]. http://motthegioi.vn/xa-hoi/thoi-su-xa-hoi/trang-bi-may-chup-cat-lop-hien-dai-nhat- nhi-bac-mien-trung-153865.html [7].http://www.hantech-vn.com/Products-Detail/1644/1814/May-chup-ca-lop-vi-tinh-CT- Scanner-NeuViz-16.html

Một phần của tài liệu bức xạ ion hóa và cơ thể sống (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)