Liều chiếu tối đa cho phép

Một phần của tài liệu bức xạ ion hóa và cơ thể sống (Trang 68)

5. Các bước thực hiện

4.2. Liều chiếu tối đa cho phép

Khi sử dụng các tia phóng xạ người ta chưa có đủ hiểu biết để giữ gìn an toàn phóng xạ. Do đó đã xảy ra các tai biến chết người, các bệnh nghề nghiệp do bức xạ v.v… Tuy

nhiên không thể tạo được một môi trường tuyệt đối không có bức xạ ion hóa chiếu vào cơ

thể con người trong thực tế. Con người từ khi phát sinh và tồn tại đến nay luôn luôn vẫn

phải chịu tác dụng của một liếu chiếu phóng xạ nhất định ở mọi lúc, mọi nơi. Tuy vậy loài người vẫn phải tồn tại và phát triển cả về thể lực và trí tuệ, cả số lượng và hình thái. Vì vậy người ta tin chắc rằng tồn tại một liều ngưỡng mà ở đó không phát hiện thấy tác

hại của nó. Đó là liều tối đa cho phép tức là liều tối đa có thể chấp nhận được. Việc xác định giá trị của liều ngưỡng đó xảy ra rất dài bởi vì trước năm 1928, chưa có khái niệm rõ rệt về tác hại của bức xạ. Năm 1950 ủy ban quốc tế về an toàn phóng xạ ICRP

(International Committee of Radiation Protection) xác định liều tối đa cho phép là 0,2R/ngày rồi về sau giảm xuống 0,1R/ngày.

Nhờ các nghiên cứu thực nghiệm nên từ năm 1954 xác định lại liều đó là 0,3R/tuần. Năm 1956 trên cơ sở những lo lắng về tác dụng di truyền, người ta quy định mức thấp hơn là 0,1REM/tuần tức là 5REM/năm. Ngày nay người ta không quan niệm cứng nhắc như vậy nữa mà xuất phát từ nguyên tắc là cố gắng giảm liều chiếu đó xuống càng thấp

càng tốt trong đó thừa nhận rằng một lần chiếu đến 25REM là không có tác hại gì đáng lo

ngại.

Một phần của tài liệu bức xạ ion hóa và cơ thể sống (Trang 68)