5. Các bước thực hiện
3.3.3.2. Mục đích chiếu xạ
Việc áp dụng các nguồn chiếu xạ trong các ngành có thể để đạt một trong các mục đích
lớn say đây:
- Tiêu diệt các nấm, mốc,vi sinh vật gây hại:
Lương thực, thực phẩm có thể bị hư hỏng, kém phẩm chất trong thời gian cất giữ, nhất
là ở vùng nhiệt đới. Sự hao hụt do bảo quản thường là 5% và có khi lên đến 60%. Không
phải lúc nào chúng ta cũng xử lý được bằng nhiệt với khối lượng lớn. Dùng hóa chất có
khi không có kết quả và có thể gây tác dụng xấu cho người sử dụng các lương thực, thực
phẩm đó. Chiếu xạ là dễ tiêu diệt nấm, mốc, vi sinh vật, sâu bọ gây hư hỏng lương thực,
thực phẩm. Muốn vậy phải dùng những liều rất lớn. Các nghiên cứu cho thấy liều 5000 – 15000R có thể hạn chế sự sinh trưởng của sâu bọ, liều 20000R có thể giết chết cả trứng
sâu. Liều lượng dùng trước hết phụ thuộc vào loài vi khuẩn muốn diệt và môi trường
chiếu xạ.
Đối với côn trùng gây hại, ngoài việc tiêu diệt bản thân côn trùng bằng tia xạ, người ta
còn muốn tạo ra những thuộc tính di truyền bất lợi như gây vô sinh cho côn trùng đực rồi
khoảng 8000R có thể làm cho con đực mất khả năng sinh sản, tạo ra những trứng ung và
do đó sau một thời gian, cả tập hợp côn trùng bị diệt vong.
Từ trước tới nay thường khử trùng dụng cụ y tế, chỉ khâu, thuốc, vaccine bằng hóa
chất (thuốc sát trùng, tẩy rửa, cồn v.v…) và nhiệt năng (luộc, hấp, sấy, đốt v.v…). Các
cách xử lý đó không phải lúc nào cũng áp dụng được và có thể làm hư hỏng một phần
hoặc toàn bộ sản phẩm. Từ sau đại chiến thế giới thứ hai, người ta áp dụng rộng rãi việc
dùng bức xạ ion hóa để tiêu diệt các vi sinh vật ở các sản phẩm y tế đã nêu trên. Ngày nay nhiều loại thuốc, găng tay phẫu thuật, dụng cụ tiêm truyền, dụng cụ phẫu thuật được
xuất xưởng sau khi áp dụng việc khử trùng bằng bức xạ ion hóa.
Việc xác định cái chết của vi sinh vật ở đây rất khó. Thông thường chỉ có thể kiểm tra
sự “vô trùng” của sản phẩm mà thôi. Lấy những mẫu vật của sản phẩm, ủ trong nhiệt độ
thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn (30oC, 37oC và 55oC). Nuôi cấy tiếp vào những môi trường thích hợp. Nếu không thấy vi khuẩn phát triển (mọc thành các khuẩn lạc hoặc làm thay đổi môi trường nuôi cấy vi khuẩn) thì được coi là “vô trùng”.
- Tiêu hủy hoặc kìm hãm sự phát triển của các tế bào bệnh như tế bào ung thư, tế bào nội tiết cường năng phát triển quá mạnh v.v…
Dưới tác dụng của bức xạ ion hóa, các tế bào bệnh bị kìm hãm sinh sản hoặc bị phá
hủy, trong lúc đó các tế bào lành xung quanh ít bị hư hại là do độ nhạy cảm phóng xạ của
chúng khác nhau và bằng các kỹ thuật chuyên môn người ta làm cho liều hấp thụ vào các mô bệnh nhiều hơn ở mô lành.
Có nhiều cách chiếu xạ điều trị. Đó là các kỹ thuật dùng nguồn chiếu đặt từ ngoài cơ
thể hoặc dùng các nguồn gamma yếu, bêta cứng áp sát mô bệnh hoặc đưa các nguồn
phóng xạ hở vào tận mô bệnh.
- Kích thích cây trồng, hạt giống và gây đột biến gen có lợi để tạo giống mới
Theo nghiên cứu cho thấy với một liều nhất định có thể tăng thu hoạch và thúc đẩy sự
phát triển của cây. Có thể điều khiển sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng bằng cách
lựa chọn chiếu xạ vào những thời kỳ phát triển nhất định của cây. Vì bức xạ đã tác động
lên sự phân chia tế bào ở cây. Chiếu những liều nhỏ vào hạt giống trước khi gieo trồng có
thể kích thích sinh trưởng nhanh, chống gây bệnh và rút ngắn thời gian thu hoạch.Các
nguồn lớn bằng 50Co và 137Cs thường được dùng vào các mục đích này.
- Bức xạ ion hóa có thể gây nên những biến đổi ở các chất liệu di truyền là ADN và ARN, tạo ra các đột biến. Cơ chế gây đột biến rất phức tạp và tùy thuộc vào bức xạ, suất
liều, liều lượng, v.v… Người ta đã tiến hành hàng loạt thí nghiệm, chọn lấy các cá thể có
xuất hiện những đột biến có lợi, củng cố nó và nhân lên qua nhiều thế hệ. Từ đó có thể
tạo ra một giống mới ổn định những thuộc tính mới. Đó là những công việc công phu,
Bảng 3.3. Những đột biến thu được bằng chiếu xạ ở một số cây trồng [1]
Cây trồng Chủng đột biến Địa điểm và thời gian
tạo đột biến
Ưu điểm mới xuất hiện
Cải đầu hè Lúa mạch mùa đông
Yến mạch
Lúa mạch mùa xuân Lúa mì Regina Jutta Florad Mari NP 836 Thụy Điển, 1953 Đức, 1953 Florida, 1960 Thụy Điển, 1960 Ấn Độ, 1960
Năng suất cao. Chịu rét, năng suất cao.
Kháng bệnh tàn lụi. Chín sớm. Dai cuống, chịu hạn,
Chương 4: NHỮNG NGUYÊN TẮC VỀ AN TOÀN PHÓNG XẠ
Các nguồn phóng xạ trong tự nhiên và bản thân các nguồn phóng xạ nhân tạo cũng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của thế giới hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh các yếu
tố tích cực, các nguồn phóng xạ này cũng gây ra các hiệu ứng khác nhau tác động trực
tiếp hay gián tiếp tới cơ thể con người cũng như môi trường xung quanh. Để làm giảm
các mức độ ảnh hưởng này, đặc biệt đối với các kỹ thuật viên, các bác sĩ hay các công
nhân đang làm việc trong môi trường có bức xạ đều phải tuân thủ nghiêm ngặc các yêu cầu về an toàn bức xạ khi hoạt động trong môi trường có nguồn bức xạ.