Tổn thương toàn thân

Một phần của tài liệu bức xạ ion hóa và cơ thể sống (Trang 35 - 37)

5. Các bước thực hiện

2.3.4. Tổn thương toàn thân

Độ nhạy cảm phóng xạ của các loài sinh vật cũng khác nhau và tùy thuộc vào cấu trúc

và mối liên hệ với môi trường sống của nó. Sinh vật đơn bào có độ nhạy cảm thấp nhất. Độ nhạy cảm phóng xạ của động vật cao hơn thực vật. Trong cùng môt loài, độ nhạy cảm

của từng cá thể cũng khác nhau và thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của nó. Lúc còn

non, lúc sinh đẻ, lúc bị bệnh thì tính cảm thụ cao hơn lúc trưởng thành, lúc khỏe mạnh.

Con người là sinh vật cao cấp nhất, có cấu trúc phức tạp và mối liên hệ chặt chẽ nhất

với môi trường xung quanh so với các loài sinh vật khác. Vì vậy độ nhạy cảm phóng xạ

của con người là cao nhất.

Khi cơ thể bị chiếu toàn thân với một liều lớn hoặc nhiều liều nhỏ nhưng liên tiếp, có

thể dẫn đến bệnh nhiễm xạ cấp. Các triệu chứng lâm sàng cấp tính xuất hiện với những

thể khác nhau. Những biểu hiện đó trước hết phụ thuộc vào hai yếu tố sau đây:

- Sự phân bố không gian về liều lượng trong cơ thể, liều hấp thụ tổng cộng và suất liều vào cơ thể.

- Những đặc điểm của môi trường và cơ thể bị chiếu: tuổi, giới, tình trạng sức khỏe,

v.v…

Biểu hiện toàn thân của tổn thương do bức xạ được gọi là bệnh nhiễm xạ cấp hoặc

mãn. Bệnh nhiễm xạ cấp có nhiều hình thái khác nhau phụ thuộc trước hết vào liều

Bảng 2.3 Các thể lâm sàng của bệnh nhiễm xạ cấp [1]

Thể lâm sàng Liều hấp thụ (Gy) Triệu chứng Hậu quả

Thể tủy xương nhẹ Thể tủy xương nặng Thể tiêu hóa Thể thần kinh 2,0 ÷ 4,0 4,0 ÷ 6,0 6,0 ÷ 10,0  10,0 Buồn nôn, nôn. Giảm nhẹ

số lượng các tế bào máu. Suy giảm tế bào máu. Nôn

mửa. Ỉa chảy.

Nôn mửa. Ỉa chảy, xuất

huyết.

Viêm da cấp. Rối loạn định hướng, choáng.

Bệnh phát 3 tuần

sau khi bị chiếu. Đòi hỏi điều trị

tích cực kể cả

ghép tủy xương.

Choáng và có thể

chết sau vài tuần.

Chết sau vài ngày. Tuy nhiên bệnh nhiễm xạ cấp có thể phát triển thành bốngiai đoạn:

- Giai đoạn khởi phát:thường kéo dài một đến hai ngày đầu.

- Giai đoạn tiềm ẩn: Hệ thần kinh sau khi bị kích thích chuyển sang trạng thái ức chế.

Các biểu hiện ở giai đoạn khởi phát có thể lắng xuống. Giai đoạn này có thể kéo dài vài tuần.

- Giai đoạn toàn phát: các triệu chứng bộc lộ ồ ạt, đầy đủ với các thể lâm sàng rõ. Nếu không được chữa chạy sẽ có các hậu quả xấu.

- Giai đoạn phục hồi: Do sức đề kháng của cơ thể. Nếu ở thể nhẹ hoặc do điều trị có

thể phục hồi hoàn toàn hoặc để lại di chứng.

Trong thực tế rất khó xác định bệnh nhiễm xạ mãn. Thể bệnh này thường gặp ở những người phải tiếp xúc thường xuyên với các chất phóng xạ do nghề nghiệp hoặc do điều trị,

nghĩa là bị chiếu với những liều nhỏ và kéo dài. Sự nhiễm xạ có thể xảy ra do bị chiếu từ ngoài vào cơ thể hoặc nhiễm các chất phóng xạ vào bên trong.

Tổn thương có thể xuất hiện sớm hoặc rất muộn, có thể xuất hiện toàn thân hoặc ở một

phủ tạngnào đó trong cơ thể. Biểu hiện toàn thân của bệnh nhiễm xạ mãn bao gồm các

thể lâm sàng về máu, về hệ tiêu hóa, ung thư, giảm tuổi thọ và tổn thương di truyền.

Bệnh nhiễm xạ mãn có thể diễn biến thành ba giai đoạn:

- Giai đoạn 1:Xuất hiện các triệu chứng không đặc hiệu như mệt mỏi, nhức đầu, yếu,

dễ bị kích thích. Xét nghiệm máu có thể có những thay đổi nhưng không nhiều như tăng

hoặc giảm bạch cầu, tăng hồng cầu lưới, giảm tiểu cầu ở mạch ngoại vi.

Nếu lúc này phát hiện kịp thời, ngừng tiếp xúc với phóng xạ thì có thể nhanh chóng

hồi phục sức khỏe.

- Giai đoạn 2: Các triệu chứng chủ quan và các thay đổi ở công thức máu tăng lên. Có thể xuất hiện các tổn thương ở da và niêm mạc.

- Giai đoạn 3: Xuất hiện các thể lâm sàng rõ như xuất hiện máu trắng, đục thể thủy

tinh, suy tủy xương, rối loạn kinh nguyệt và giảm khả năng sinh sản, viêm loét da và niêm mạc, ung thư.

Đối với tác dụng của tia phóng xạ lên toàn cơ thể không thể không nói đến tác dụng gây ung thư. Ung thư có thể xuất hiện sớm hoặc muộn sau khi chiếu xạ, gây ra do bị

chiếu một liều lớn hoặc do tác dụng của nhiều liều nhỏ nhưng lặp đi lặp lại. Trong thực tế người ta đã quan sát thấy những bệnh nhân bị ung thư do nghề nghiệp như ung thư da ở

các bác sĩ chuyên khoa X quang, ung thư phổi ở những người làm việc ở hầm mỏ, ung thư xươngở những người dùng bột vẽ có chứa photpho phóng xạ. Bệnh máu trắng là một

thể lâm sàng của bệnh ung thư hay gặp do bức xạ ion hóa gây ra do các vụ tai biến hạt

nhân, các vụ nổ hạt nhân do bơm nguyên tử ở Nhật Bản trong đại chiến thế giới lần thứ

hai.

Về cơ chế gây ung thư hiện nay tồn tại hai giả thuyết: Giả thuyết về đột biến gen và giả thuyết về virus. Tia phóng xạ có thể đã tăng xác suất đột biến gen trong tế bào bị

chiếu xạ hoặc đã kích thích tác dụng gây ung thư của các virus đặc hiệu tại đó. Rất khó xác định liều lượng gây ung thư trong thực tế. Tuy vậy mọi người đều nhấn mạnh đến đặc điểm tồn tại một giai đoạn ung thư tiềm tàng chưa phát ra ngoài. Giai đoạn đó có thể kéo dài đến 30 năm. Riêng đối với bệnh máu trắng giai đoạn tiềm tàng thường ngắn hơn.

Trường hợp ung thư đầu tiên do nhiễm xạ được mô tả từ năm 1902, bảy năm sau khi phát minh ra tia X. Sau đó là hàng trăm trường hợp ung thư da do tia X được phát hiện.

Tuy nhiên mối tương quan giữa liều lượng tia và sự xuất hiện ung thư da chưa được xác định.

Ngoài ra bức xạ cũng gây ra ung thư xương cho những người tiếp xúc với Radi-226 và

ung thư phổi do dùng Radon-222.

Từ năm 1911 người ta đã nói đến bệnh máu trắng ở những người làm việc với tia X do lúc đó việc bảo đảm an toàn phóng xạ chưa được chú ý. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh bạch huyết tăng tỷ lệ với liều hấp thụ, tuy chưa xác định được

liều ngưỡng cho sự xuất hiện bệnh này ở con người kể cả bạch huyết cấp và mãn. Người

ta vẫn quan niệm rằng bệnh bạch huyết xuất hiện gắn liền với việc chiếu xạ nhiều đến tủy xương.

Gần đây người ta cũng nói đến khả năng xuất hiện bệnh bạch huyết ở trẻ em do người

mẹ mang thai bị chiếu xạ. Liều hấp thụ có thể gây bệnh đó là 0,02 – 0,05Gy cho bào thai.

Như vậy liều lượng gây bệnh bạch huyết đối với bào thai nhỏ hơn 10 lần so với trẻ em đã

được đẻ ra.

Một phần của tài liệu bức xạ ion hóa và cơ thể sống (Trang 35 - 37)