Tổn thương ở các mô

Một phần của tài liệu bức xạ ion hóa và cơ thể sống (Trang 34 - 35)

5. Các bước thực hiện

2.3.3. Tổn thương ở các mô

Sự hư hại của nhiều tế bào có thể dẫn đến tổn thương ở mô. Tổn thương mô do bức xạ

bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố mà trước hết là do độ nhạy cảm phóng xạ của từng loại

mô cũng khác nhau. Có thể chia ra năm loại mô có độ nhạy cảm phóng xạ khác nhau:

- Rất nhạy cảm: Tủy xương, tổ chức lympho, tổ chức sinh dục, niêm mạc ruột.

- Nhạy cảm vừa: da và niêm mạc của các tạng.

- Nhạy cảm trung bình: mô liên kết, mao mạch, sụn xương.

- Nhạy cảm thấp:xương, các phủ tạng, tuyến nội tiết.

- Rất ít nhạy cảm:Cơ bắp, các nơtron thần kinh. Sau đây ta mô tả tổn thương của một số mô đặc biệt.

- Máu và cơ quan tạo máu:

Hình ảnh tủy đồ rất sớm thay đổi do nhiễm xạ và sau đó là sự thay đổi số lượng các tế

bào ở máu ngoại vi. Ở tủy đồ trước hết người ta quan sát thấy sự sụt giảm dòng hồng cầu,

tiếp theo là bạch cầu đa nhân. Ở máu ngoại vi sựthay đổi lại xảy ra ngược lại. Đầu tiên là giảm lượng dòng bạch cầu nhất là lymphocyt, tiếp theo là bạch cầu đa nhân, tiểu cầu rồi đến hồng cầu.

Với liều hấp thụ 6Gy đã có những thay đổi khó chữa dẫn đến tử vong do biến chứng.

Nhiễm liều 2– 6Gy đòi hỏi phải chữa chạy tích cực kể cả ghép tủy. Sự suy giảm các tế

bào máu gây nên bệnh cảnh suy tủy: giảm tế bào máu, giảm sức đề kháng của cơ thể, dễ

xuất huyết, v.v…

Khả năng hồi phục tủy xương do điều trị phụ thuộc vào cách điều trị và liệu lượng đã hấp thụ từ chùm tia.

+ Bào thai: Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức tổn thương ở các mô bào thai là tuổi của nó. Tùy giai đoạn phát triển của bào thai khi bị chiếu xạ mà các loại thương

tổn xảy ra khác nhau: bào thai chết, quái thai, dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng đến sự phát

triển của thai nhi.

Tất nhiên liều lượng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến loại tổn thương kể trên.

+ Các mô sinh dục:Bức xạ ion hóa có thể tiêu diệt các tế bào sản sinh ra tinh trùng ở

mô sinh dục nam. Người ta thấy với liều 5– 6Gy đã có thể gây nên chứng vô sinh ở nam

Liều LD50 đối với các nang ở buồng trứng là 0,1Gy. Ngoài việc tiêu diệt các tế bào ở

buồng trứng gây vô sinh ở nữ, tác dụng sinh học của tia phóng xạ có thể gây nên các rối

loạn hoocmon của các tế bào buồng trứng và biểu hiện bằng rối loạn kinh nguyệt.

+ Da và niêm mạc:

Tổn thương da và niêm mạc thường xuất hiện sau một thời kỳ tiềm tàng độ hai đến ba

tuần. Hay gặp nhất là các viêm đỏ da và niêm mạc. Tiếp theo đó là viêm da khô, loét. Trong viêm khô, da bị teo, bóng, khô vì ít tiết mồ hôi và biến đổi màu sắc vì tích nhiều

sắc tố trên bề mặt da. Trong viêm ướt, các tổ chức da bị loét, có thể bị nhiễm trùng và hoại tử tổ chức xuống các mô sâu hơn. Các tổn thương ở da rất phụ thuộc vào liều lượng.

Liều lượng một lần 10Gy gây viêm đỏ da, liều 15Gy gây viêm khô và liều 30Gy gây hoại

tử da.

Tuỳ vị trí các niêm mạc bị tổn thương mà có các triệu chứng khác nhau: niêm mạc dạ

dày, ruột, đường hô hấp v.v… Trong niêm mạc thường có tuyến bài tiết. Tổn thương niêm

mạc làm ảnh hưởng đến việc sản sinh các dịch do các tuyến đảm đương như các dịch ở

dạ dày, ruột. Với liều lớn (25 - 45 Gy) có thể gây ra các vết loét ở dạ dày, ruột đòi hỏi

phải điều trị ngoại khoa. Một điều đáng lưu ý là tổn thương viêm loét giác mạc mắt, đục

thủy tinh thể do phóng xạ gây nên hậu quả mù lòa cho người bị chiếu xạ.

Một phần của tài liệu bức xạ ion hóa và cơ thể sống (Trang 34 - 35)