Ghi đo phóng xạ dựa vào sự biến đổi hóa học

Một phần của tài liệu bức xạ ion hóa và cơ thể sống (Trang 55)

5. Các bước thực hiện

3.3.1.1. Ghi đo phóng xạ dựa vào sự biến đổi hóa học

Các đặc tính của một số hóa chất bị biến đổi khi chịu tác dụng của bức xạ ion hóa. Được áp dụng rộng rãi nhất trong thực tế là tia phóng xạ gây các biến đổi ở tinh thể muối

Halogen bạc trong nhũ tương. Cấu tạo của phim và nhũ tương ảnh bao gồm các tinh thể

muối Halogen bạc phân bố đều trong nhũ tương. Độ nhạy của phim phụ thuộc vào mật độ và kích thước của tinh thể muối và bề dày của nhũ tương. Phim ảnh có lớp nhũ tương dày

khoảng 10m, kích thước tinh thể khoảng 0,5  3m. Mật độ tinh thể khoảng 6.109/cm3.

Phim này thường dùng để ghi đo tia X, tia gamma. Nhũ tương hạt nhân có lớp nhũ tương

dày 5  10m, kích thước tinh thể muối là 0,1 – 0,4m và mật độ là 1013/cm3. Nhũ tương

có hiệu suất tương tác lớn với các bức xạ alpha, bêta, và gamma mềm.

Khi tia phóng xạ tương tác vào nhũ tương, các điện tử có thể bị bứt ra khỏi nguyên tử

cấu tạo. Các điện tử này có xu hướng tập trung về một điểm trong mạng tinh thể muối

bạc. Sau đó các ion Ag+ cũng bị lôi cuốn về các điểm này và tiếp nhận các điện tử để trở

thành nguyên tử bạc Ag. Số lượng nguyên tử Ag trong điểm đó phụ thuộc vào số điện tử

có mặt tức là phụ thuộc vào cường độ chùm tia.

Các nguyên tử Ag có khả năng xúc tác cho tinh thể dễ bị khử. Vì vậy khi nhúng các

nhũ tương này vào các dung dịch khử mạnh như metol thì các tinh thể có các nguyên tử Ag trong đó bị khử còn các tinh thể khác thì không. Tốc độ khử cũng phụ thuộc vào số lượng nguyên tử Ag có trong tinh thể.

Như vậy sau khi tráng rửa, có thể quan sát được quá trình đó bằng các dụng cụ đo mật độ quang học. Ngày nay người ta dùng các loại phim và nhũ tương để ghi đo phóng xạ

trong công việc đo liều hấp thụ cá nhân bằng test-phim, trong kỹ thuật phóng xạ tự chụp

hình, v.v…

Một phần của tài liệu bức xạ ion hóa và cơ thể sống (Trang 55)