Điều chỉnh trường chiếu, tăng khoảng cách và giảm thời gian tiếp xúc

Một phần của tài liệu bức xạ ion hóa và cơ thể sống (Trang 69 - 70)

5. Các bước thực hiện

4.3.2. Điều chỉnh trường chiếu, tăng khoảng cách và giảm thời gian tiếp xúc

Với một chùm tia nhất định liều lượng hấp thụ còn tùy thuộc vào trường chiếu. Nếu

chiếu 500R lên toàn cơ thể có thể xảy ra tử vong. Nhưng với cách phân thành liều nhỏ và chiếu khu trú liều điều trị có thể đạt đến hàng ngàn R mà tổ chức lành xung quanh chưa

bị tổn thương nặng. Vì vậy khi làm việc phải hạn chế bề mặt tiếp xúc của cơ thể với

chùm tia. Trong thực tế các máy móc y học bao giờ cũng kèm theo ống định hướng để có

thể khu trú vùng chiếu và hướng chùm tia theo đúng vị trí và trường chiếu mong muốn. Ống định hướng còn một số tác dụng khác nữa như làm giảm bóng mờ, ngăn bớt các tia

thứ cấp, v.v…

Liều chiếu từ một nguồn tia rõ ràng là tỷ lệ với thời gian tiếp xúc, vì vậy một trong

những biện pháp đơn giản và hiệu quả là chuẩn bị chu đáo, sử dụng thành thạo và thao

tác chính xác để giảm được thời gian tiếp xúc đến tối thiểu. Điều cần lưu ý ở đây là hạn

chế những sự tiếp xúc không cần thiết với nguồn tia mà vẫn hoàn thành tốt công việc. Ở trên ta đã thấy quãng chạy của một số hạt vi mô tích điện rất ngắn. Quãng chạy của tia alpha trong không khí không vượt quá 10cm. Tia bêta có năng lượng lớn nhất trong

các nguồn phóng xạ nhân tạo thường dùng cũng bị ngăn lại hầu hết bởi một lá nhôm dày

3mm. Như vậy khi sử dụng nguồn alpha chỉ cần đứng cách xa hơn 10cm là đủ để đề

phòng được các tia alpha lọt vào cơ thể. Khoảng cách cần thiết với nguồn phát bêta cũng

có thể thực hiện được trong thực tế. Nguồn tia X và tia gamma có khả năng đâm xuyên lớn hơn nhiều nhưng mật độ bức xạ tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách. Vì vậy tăng khoảng cách với nguồn phóng xạ lúc phải tiếp xúc cũng là một biện pháp đơn giản để giảm liều chiếu. Trong công tác với các nguồn phóng xạ người ta tạo ra các dụng cụ để tăng thêm khoảng cách đó. Ở những nguồn phóng xạ lớn như lò phản ứng con người

cũng đã có hệ thống máy móc tự động để theo dõi, điều khiển từ xa đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Có thể tính toán được các khoảng cách an toàn khi tiếp xúc

với các nguồn phóng xạ. Với nguồn chỉ phát tia gamma khoảng cách được tính toán theo

công thức: max . D t I q = 

 tính bằng mét, q là tốc độ phân rã (Ci), I là hệ số ion hóa của tia gamma (rm2/Ci.h), t là thời gian tiếp xúc (h), Dmax là liều cho phép (R).

Một phần của tài liệu bức xạ ion hóa và cơ thể sống (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)