* Về công tác quản lý: Cần có sự giám sát chặt chẽ hơn việc thi hành của cấp dưới với chỉ thị của cấp trên, tăng cường thốc đúc hoàn thành công việc đối với các phũng ban, trỏnh sự trỡ trệ, kỷ luật, khiển trách với những trường hợp không tuân thủ nội quy, quy chế của Công ty.
Đối với phòng kế toán, Công ty cần tuyển thêm người để giảm bớt công việc cho các kế toán khác, đảm bảo độ chính xác, trung thực trong việc hạch toán.
* Về hệ thống tài khoản: Kế toán cần phản ánh các nghiệp vụ phát sinh vào
đúng tài khoản kế toán liên quan, đồng thời định khoản và hạch toán các nghiệp vụ một cách chính xác, kịp thời. Bổ sung tài khoản dự phòng cho Công ty về vấn đề dự phòng là rất cần thiết. Có thể mở thêm các tài khoản cấp 2, cấp 3 … để tăng cường tính chủ động, linh hoạt. Ví dụ tài khoản 1561, tài khoản 15611..
Ngoài ra, kế toán cũng cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán hiện hành để đáp ứng nhu cầu mới trong quá trinh hội nhập.
* Về quy trình luân chuyển chứng từ: Theo tôi Công ty nên quy định kỳ
đó cần đơn giản nội dung chứng từ cũng như thủ tục lập và luân chuyển chứng từ để giảm bớt thời gian xét duyệt chứng từ, cố gắng giảm bớt số lượng chứng từ theo hướng sử dụng những chứng từ liên hợp (Ví dụ như: Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho) và nhứng chứng từ sử dụng nhiều lần.
Kế toán tại công ty cần tuân thủ tính kịp thời khi phản ánh các nghiệp vụ kinh tế. Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, dù trong nội bộ hay bên ngoài kế toán cũng phải lập chứng từ ngay tại thời điểm kinh tế phát sinh theo đúng thứ tự thời gian.
Hóa đơn GTGT cần phải được lập ngay khi có sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, các thông tin trên hóa đơn phải được ghi đầy đủ.
* Về việc phân bổ chi phí bàn hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Kế
toán nên tiến hành chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng mặt hàng( hoặc nhóm hàng) để biết được mặt hàng nào có lợi, mặt hàng nào lỗ. Từ đó có những chiến lược kinh doanh kịp thời, đúng đắn, tập trung chủ lực vào những mặt hàng có lợi nhuận cao. Công ty có thể áp dụng tiêu thức phân bổ sau:
DT mặt hàng X
= x Tổng doanh thu
Kế toán hàng mua đang đi đường: Để theo dõi hàng mua đang đi đường chưa
về nhập kho, kế toán ghi thẳng vào tài khoản 156 là không đúng bản chất như đã trình bày ở trên. Theo tôi nên cho vào tài khoản 151 – Hàng đang đi đường là hợp lý.
*Về việc trích lập dự phòng phải thu khi đủ và dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Với dự phòng phải thu khi đủ: Cuối niên độ, kế toán căn cứ các chứng từ gốc để xác nhận các khoản nợ của khách hàng. Kế toán cần theo dõi thường xuyên tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng để xác định các khoản nợ phải thu có khả năng thất thu. Từ đó lập dự phòng phải thu khi đủ. Mức lập dự phòng được xác định theo một trong hai cách sau:
CPBH, CPQLDN phân bổ cho mặt
hàng X
Tổng CPBH, CPQLDN
Tỷ lệ ước tính ở đây được xác định theo kinh nghiệm của kế toán viên hoặc dựa vào tỷ lệ của những năm trước.
Cách 2: Mức DP cần lập = Số nợ thực tế X Số % có khả năng mất nợ Số % mất nợ được quy định như sau:
Đối với phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập như sau:
30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm
Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng khách hàng đó lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, hoặc người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị cơ quan pháp luật truy tố… thì Công ty dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.
Kế toán sử dụng TK 139 “ Dự phòng phải thu khi đủ”. Các khoản dự phòng này được lập cho từng loại hàng hóa và được tập hợp vào bảng kê chi tiết sau đó sẽ hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Phương pháp hạch toán như sau:
Khi đó lập dự phòng cho các khoản phải thu khi đủ: Nợ TK 642: (Mức DP cần lập)
Có TK 139: Dự phòng phải thu khi đủ
Nếu mức dự phòng phải thu khó đòi cuối niên độ sau thấp hơn mức dự phòng phải thu khi đủ đó trích lập năm trước thì kế toán sẽ lập thêm khoản dự phòng chênh lệch đó:
Nợ TK 642: (Số chênh lệch dự phòng)
Cú TK 139: Dự phòng phải thu khi đủ Và ngược lại.
Về dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Cuối niên độ, kế toán cần lập dự phòng
giảm giá hàng tồn kho theo các bước sau:
Bước 1: Kiểm kê số lượng hàng tồn kho hiện có theo loại
Bước 2: Lập bảng kê hàng tồn kho về số lượng và giá trị ghi trên sổ giá trị thị trường của mỗi loại hàng hóa vào ngày kiểm kê.
Bước 3: Tính mức dự phòng phải nộp cho niên độ kế toán sau theo loại hàng tồn kho nào có mức giá trị thị trường tại ngày kiểm kê thấp hơn giá ghi sổ tại thời điểm nhập kho. Mức lập dự phòng được xác định như sau:
= X
Trong đó:
Kế toán sử dụng 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”. Khoản dự phòng này cũng được lập cho từng loại hàng hóa và tập hợp vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào giá vốn hàng bán của công ty. Phương pháp hạch toán như sau:
Khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Nợ TK 632: (mức dự phòng cần lập)
Có TK 159: dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Sang niên độ kế toán tiếp theo, nếu số dự phòng cần lập lớn hơn số dự phòng đó lập thì kế toán sẽ lập thêm số chênh lệch dự phòng đó bằng bút toán:
Nợ TK 632: số chênh lệch dự phòng
Có TK 159: dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Nếu số dự phòng năm sau nhỏ hơn số dự phòng đó lập thì kế toán sẽ hoàn nhập dự phòng theo bút toán:
Nợ TK 159: dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 632: số chênh lệch dự phòng
Để công ty có thể thực hiện tốt các yêu cầu và đòi phương hướng đặt ra thì nhà nước cần phải có những chính sách phát triển hợp lý:
- Nhà nước luôn lắng nghe những phản ánh của công ty, trong quá trình hội nhập. Xây dựng một khung bộ luật kinh tế sát sao với tình hình biến động thực tế của
Số lượng HTK mỗi loại Mức dự phòng cần lập Mức chênh lệch giảm giá HTK mỗi loại Mức chênh lệch giảm giá HTK mỗi loại = Giá gốc HTK theo sổ sách kế toán
_ Giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK
- Nhà nước luôn tạo điều kiện tốt nhất trong khả năng có thể để các công ty, các doanh nghiệp có sự bình đẳng trên thị trường kinh doanh. Không được thiên vị hay bảo hộ, trợ giá cho các công ty nhà nước làm ăn không hiệu quả.
Đồng thời nhà nước còn có các chính sách về thuế hoàn thiện vì thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp do đó nhà nước nên điều chỉnh biểu thuế suất đối với từng loại sản phẩm hàng hoá, thuế suất thuế TNDN để doanh nghiệp thu được lợi nhuận tối đa đồng thời chi phí bỏ ra là tối thiểu, ưu tiên và hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới thành lập để doanh nghiệp có điều kiện phát triển chiến lược kinh doanh sản xuất của mình.
Về phía công ty:
Để tăng cường vai trò chỉ đạo của bộ máy quản lý, để kế toán thực sự là công cụ sắc bén có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý thì xí nghiệp cần có những yêu cầu sau: - Xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên xí nghiệp ngày càng cao về trình độ.
- Phải quản lý chặt chẽ về mặt khối lượng, chất lượng của từng loại thành phẩm cũng như chi phí thực tế phát sinh của từng loại trong quá trình tiêu thụ, bảo quản. - Phải tính chính xác và phân bổ hợp lý giá vốn của từng loại hàng hoá.
- Phải thường xuyên theo dõi chặt chẽ từng phương thức bán hàng với từng phương thức thanh toán.
- Phải đôn đốc, theo dõi thanh toán tiền hàng, thu hồi vốn nhanh giảm thiểu tối đa những khoản khó đòi, tránh tình trạng chiếm dụng vốn.
- Phải xác định một cách đúng đắn và chính xác doanh thu bán hàng để từ đó làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh một cách chính xác.
- Phải theo dõi và quản lý chặt chẽ và ghi chép đầy đủ kịp thời các khoản giảm giá hàng bán cũng như các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Nếu những yêu cầu trên được thực hiện tốt, thì sẽ giúp công ty đẩy nhanh quá trình tiêu thụ thành phẩm, tăng tốc độ luân chuyển vốn và tăng thu nhập cho công ty. Đồng thời công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần gia dụng Goldsun Việt Nam phải thực hiện tốt các nhiệm vụ:
+ Tổ chức theo dõi, phản ánh chính xác, đầy đủ kịp thời và giám đốc chặt chẽ tình hình biến động của từng loại hàng hoá trên cả hai mặt giá trị và số lượng.
+ Tổ chức theo dõi phản ánh chính xác quá trình bán hàng, ghi chép đầy đủ, kịp thời các khoản chi phí phát sinh: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng như các khoản doanh thu, giảm giá.
Về chiến lược của Công ty trong thời gian tới:
Mục tiêu của công ty nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Vì thế, công ty cần có chiến lược kinh doanh cụ thể nhằm định hướng phát triển cho thời gian trước mắt cũng như lâu dài. Theo tôi, để đạt mục tiêu này công ty cần:
+ Thường xuyên cập nhật thông tin về hàng hoá, trên các phương tiện liên quan tới giá cả, kế hoạch phát triển, cũng như trên thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp thuộc ngành hàng cơ khí.
+ Lựa chọn nhà cung cấp có uy tín trên thị trường để đảm bảo chất lượng hàng hoá và giá thành máy móc thiết bị, đảm bảo chi phí thấp để đạt mức kinh doanh có lói nhất. Đồng thời cần đảm bảo khâu kiểm tra chất lượng hàng hoá kỹ lưỡng khi nhập về.
+ Nghiên cứu khả năng tài chính của các doanh nghiệp, uy tín của khách hàng, nội bộ lãnh đạo của khách hàng, tư cách giám đốc, các dự án đầu tư, thái độ hợp tác để có các quyết sách phù hợp với từng khách hàng và từng thời điểm.
+ Có các chính sách quảng cáo, quà tặng, khuyến mãi, triển lãm... để tiếp thị và bán hàng trực tiếp cho khách hàng có nhu cầu, hạn chế khâu trung gian, đảm bảo tốt dịch vụ sau bán hàng...
+ Bên cạnh đó công ty cần đặt ra các biện pháp để hạ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp như: lựa chọn địa bàn hoạt động phù hợp thuận tiện cho việc cung cấp hàng hoá đáp ứng nhu cầu khách hàng nhằm giảm chi phí vận chuyển bảo quản, thực hiện chế độ tiết kiệm ở mọi nơi mọi lúc trong tất cả các khâu, các giai đoạn của quá trình kinh doanh...
+ Cung cấp những thông tinh kinh tế cần thiết và kịp thời cho các bộ phận có liên quan.
+ Thực hiện tốt khâu này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ phận kế toán khác. Từ đó tạo ra một hệ thống quản lý chặt chẽ, khoa học có hiệu quả cao. Như vậy,
nhiều khách hàng hơn. Điều đó giúp công ty thực hiện tốt chiến lược kinh doanh của mình và những phương hướng mà công ty đề ra.
KẾT LUẬN
Có thể nói công tác hạch toán kế toán là hết sức quan trọng đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Trong đó, công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là bộ phận không thể thiếu được trong toàn bộ công tác kế toán, nó cung cấp số liệu kịp thời cho việc phân tích tình hình hoạt động bán hàng, phản ánh một cách chính xác đầy đủ kết quả cuối cùng của quá trình bán hàng, cung cấp các thông tin cần thiết cho Ban giám đốc để có những kế hoạch, chiến lược kinh doanh mới để phát triển công ty.
Cùng với sự phát triển của đất nước, Công ty Cổ phần gia dụng Goldsun Việt Nam đã có những kết quả đáng kể... Cùng với sự năng động sáng tạo và sự phấn đấu không mệt mỏi của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong công ty cũng như ban lãnh đạo, công ty đã không ngừng phát triển với nhiều phương án kinh doanh mới, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận, tạo niềm tin cho khách hàng. Có thể nói rằng hoạt động bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là hoạt động hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Đối với Công ty Cổ phần gia dụng Goldsun Việt Nam thì công tác kế toán bán hàng về cơ bản đã đáp ứng được những yêu cầu về quản lý trong điều kiện mới. Bộ phận kế toán đã nhanh chóng nắm bắt những chế độ quy định về công tác kế toán của nhà nước, vận dụng chúng một cách hợp lý với điều kiện cụ thể của công ty.
Qua quá trình học tập tại nhà trường và tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần gia dụng Goldsun Việt Nam đã giúp tôi được tiếp cận, tìm hiểu thực tế hoạt động của công ty: Về hệ thống tổ chức kế toán mà công ty áp dụng. Từ đó thấy được chức năng và tầm quan trọng không thể thiếu được của công tác kế toán trong vấn đề cung cấp thông tin và quản trị doanh nghiệp. Đặc biệt giúp tôi vận dụng những kiến thức chuyên ngành đã được học vào thực tế hoạt động kế toán tại Công ty Cổ phần gia dụng Goldsun Việt Nam. Qua đó, tôi đã đi sâu nghiên cứu và hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp với đề tài “ Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong Công ty Cổ phần gia dụng Goldsun Việt Nam”.
Trong chuyên đề tôi đã đưa ra một số ý kiến nhỏ góp phần hoàn thiện kế toán tại công ty. Song, đây là đề tài khá phức tạp, đồng thời do thời gian và trình độ có hạn nên chuyên đề của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô giáo và các anh chị phòng kế toán của công ty.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Đinh Ngọc Thúy Hà đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và giúp tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Hà Nội, tháng 01 năm 2014 Sinh viên Đào Mạnh Khương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính – NXB Tài chính .
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Công. Kế toán doanh nghiệp (Lý thuyết – Bài tập mẫu và bài giải). Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
3. Giáo trình Kế toán quản trị - Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. 4. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh – Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế
Quốc Dân.
5. Báo cáo tài chính chứng từ và sổ sách kế toán, sơ đồ kế toán – Nhà xuất bản thống kê.
6. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Tài chính.
7. Hướng dẫn thực hành chế độ kế toán mới, NXB Tài chính.