2.1.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh
- Tổng tài sản BIDV đạt 548.386 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 27,5 tỷ đô la mỹ), tăng 13,1% tƣơng đƣơng với 63.601 tỷ so với đầu năm. Với tốc độ tăng trƣởng này, BIDV tiếp tục là một trong những ngân hàng TMCP có quy mô tài sản dẫn đầu thị trƣờng.
Ban Giám đốc Khối QHKH Khối QLRR Khối Tác nghiệp QLNB Khối Khối trực thuộc Các Phòng QHKH Phòng QLRR Phòng QTTD Các Phòng GDKH Phòng/Tổ Quản lý và DV kho quỹ Phòng TCKT Phòng TC hành chính Các Phòng giao dịch Các Quỹ tiết kiệm Phòng KHTH
Bảng 2.1 Kết quả một số chỉ tiêu chủ yếu của hoạt động kinh doanh tại BIDV Đơn vị: tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) 12/11 13/12 1 Tổng tài sản 405.755 484.785 548.386 119,5% 113,1% 2 Nguồn vốn huy động 330.578 399.326 467.951 120,8% 117,2% 3 Dƣ nợ cho vay 288.080 334.009 384.890 115,9% 1115,2% 4 Thu dịch vụ ròng 2.157 2.136 2.461 99% 115,2% 5 Lợi nhuận trƣớc thuế 4.220 4.235 5.290 102,5% 122,3%
Nguồn : BCTC của BIDV 2011, 2012, 2013
- Nguồn vốn huy động (bao gồm tiền gửi KH, phát hành giấy tờ có giá, các khoản tiền gửi tiền vay đƣợc ghi nhận vào nguồn vốn huy động) tăng trƣởng tốt, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo an toàn thanh khoản. Đến 31/12/2013, nguồn vốn đạt 467.951 tỷ, tăng trƣởng 17,2% so với năm 2012 (mục tiêu theo Nghị quyết ĐHĐCĐ là 13%). Cơ cấu huy động vốn có chuyển biến tích cực theo hƣớng tăng tính ổn định của nền vốn, đóng góp hiệu quả cho mục tiêu tiết kiệm chi phí vốn. Năm 2013 là năm đầu tiên sau 5 năm BIDV hoàn toàn chủ động cân đối nguồn vốn cho tăng trƣởng tín dụng và đầu tƣ. \- Hiệu quả kinh doanh đƣợc đảm bảo: Lợi nhuận trƣớc thuế năm 2013 đạt 5.290 tỷ, hoàn thành 112% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông
2.1.3.2 Hoạt động huy động vốn
Từ năm 2010 trở lại đây, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thị trƣờng tài chính nói chung và thị trƣờng vốn nói riêng có nhiều biến động phức tạp, đặc biệt là lãi suất. Lạm phát cao và cạnh tranh giữa các TCTD trong nƣớc đã ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn của các NHTM nói chung và BIDV nói riêng. Mặc dù vậy, với việc xác định huy động vốn luôn là nhiệm vụ trọng tâm của ngân hàng để đáp ứng nhu cầu tăng trƣởng tín dụng, BIDV vẫn giữ đƣợc quy mô nguồn vốn huy động ổn định, chú trọng đảm bảo an toàn thanh khoản và tuân thủ các quy định của NHNN. Tổng nguồn vốn huy động tại 31/12/2012 và 31/12/2013 lần lƣợt là 399.326 tỷ đồng và 467.951 tỷ đồng, tăng 68.625 tỷ đồng so với đầu năm. Có đƣợc kết quả đó là nhờ BIDV đã áp dụng đồng bộ các biện pháp huy động vốn, phù hợp với từng thời kỳ và tuân thủ đúng quy định của NHNN.
Các chiến lƣợc huy động vốn của BIDV nhƣ sau:
- Đa dạng hóa nguồn vốn huy động, tăng dần tỷ trọng tiền gửi dân cƣ và đa dạng hoá khách hàng tổ chức, giảm dần tỷ trọng tiền gửi tập trung vào các khách hàng lớn, tăng dần độ ổn định của nguồn vốn huy động.
- Tích cực đẩy mạnh các kênh huy động vốn dài hạn nhƣ: phát hành giấy tờ có giá dài hạn, vay thƣơng mại định chế tài chính nƣớc ngoài, vay qua hiệp định khung, vay cơ cấu vốn trung dài hạn bằng đối ứng tiền gửi ngắn hạn.
- Tăng cƣờng hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế, bộ ngành Chính phủ để tiếp nhận các nguồn vốn ODA, nguồn vay thƣơng mại của Chính phủ đối với các tổ chức tài chính quốc tế và tăng cƣờng khả năng tiếp cận nguồn vốn trên thị trƣờng tài chính quốc tế.
- Điều hành chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp với thị trƣờng, tuân thủ quy định của NHNN theo từng thời kỳ.
- Phát triển các sản phẩm huy động đa dạng, linh hoạt về thời gian, lãi suất đáp ứng nhu cầu theo từng đối tƣợng khách hàng cá nhân, tổ chức doanh nghiệp trên cơ sở phân tích nhu cầu và quy mô của thị trƣờng, phối hợp với các bộ phận khác phát triển sản phẩm thẻ, dịch vụ tăng cƣờng khả năng huy động vốn.
- Tích cực hoàn thiện hệ thống sản phẩm dịch vụ theo hƣớng chuẩn hoá, tăng tiện ích, đa dạng theo ngành nghề và địa bàn kinh doanh của khách hàng gắn với Quản trị rủi ro.
- Đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh vốn trên thị trƣờng. Nguồn vốn huy động của BIDV bao gồm:
- Tiền gửi và vay từ NHNN và Bộ tài chính - Tiền gửi và vay các TCTD khác
- Tiền gửi của khách hàng
- Phát hành giấy tờ có giá, phát hành trái phiếu tăng vốn - Tiền vay BHXH
Bảng 2.2 Nguồn vốn huy động của BIDV giai đoạn 2011 –2013 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Tiền gửi và vay từ
Chính phủ và NHNN 26.799 8% 11.430 3% 16.496 4% Tiền gửi và vay các
TCTD khác 35.704 10% 39.550 10% 47.799 10%
Tiền gửi của khách
Hàng 240.507 73% 303.060 76% 338.902 72%
Phát hành giấy tờ có giá, Trái phiếu tăng vốn
8.938 3% 28.506 7% 33.254 7%
Tiền vay bảo hiểm xã
hội 18.630 6% 16.780 4% 31.500 7%
Tổng cộng 330.578 100% 399.326 100% 467.951 100%
Nguồn: BCTC BIDV các năm 2011, 2012, 2013.
Tại thời điểm 31/12/2012, tổng nguồn vốn huy động của BIDV đạt 399.326 tỷ đồng, tăng 20,8% so với năm 2011 vƣợt xa mức tăng trƣởng năm 2011 là 9,65% do BIDV đã nỗ lực gia tăng nguồn vốn thông qua các biện pháp marketing, chiến lƣợc sản phẩm và khách hàng phù hợp của BIDV. Đến 31/12/2013, tổng nguồn vốn huy động của BIDV đạt 467.951 tỷ đồng tăng 68.625 tỷ, tƣơng ứng với 17% so với đầu năm.
Bảng 2.3. Cơ cấu tiền gửi khách hàng giai đoạn 2011 –2013 Đơn vị : tỷ đồng TT Khoản mục 2011 2012 2013 Tổng tiền gửi khách hàng (tỷ đồng) 240.507 303.060 338.902 1 Phân theo khách hàng (%) Dân cƣ 53,6% 57,94% 60,07% Tổ chức kinh tế, đối tƣợng khác 46,4% 42,06% 39,93% 2 Phân theo kỳ hạn (%) Không kỳ hạn 16,6% 17,61% 18,39%
Tiền gửi vốn chuyên dùng 1,6% 0,94% 0,61%
Có kỳ hạn 81,8% 81,44% 81%
3 Phân theo loại tiền (%)
VND 86,2% 91,24% 90,71%
Ngoại tệ 13,8% 8,76% 9,29%
Nguồn: BCTC BIDV các năm 2011, 2012, 2013.
Tỷ trọng tiền gửi khách hàng dân cƣ trong Tổng tiền gửi khách hàng tăng dần từ 53,6% năm 2011 lên 60,07% tại 31/12/2013. Điều này thể hiện BIDV đang thực hiện thành công chiến lƣợc thu hút vốn theo hƣớng đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo hƣớng phát triển các khách hàng mới là DNVVN, khách hàng cá nhân.Tỷ trọng huy động vốn của nhóm tổ chức kinh tế và đối tƣợng khác trong Tổng tiền gửi khách hàng có xu hƣớng giảm dần do các doanh nghiệp có xu hƣớng tận dụng nguồn tiền mặt nhàn rỗi phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Huy động tiền gửi khách hàng chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn với tỷ trọng lên đến 81% vào năm 2013.
Bảng 2.4 Huy động tiền gửi khách hàng theo kỳ hạn giai đoạn 2011 –2013
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Không kỳ hạn 39.862 53.246 62.333
Tiền gửi vốn chuyên dùng 3.870 2.858 2.047
Có kỳ hạn 196.775 246.956 274.522
Tổng 240.507 303.060 338.902
Tiền gửi có kì hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn qua các năm ( >81%) cho thấy nguồn vốn huy động của BIDV khá ổn định, từ đó giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn để tạo ra lơi nhuận.
Tỷ trọng tiền gửi nội tệ gia tăng qua các năm (năm 2011 chiếm 86,2% đến 31/12/2013 chiếm 90,71% tổng giá trị tiền gửi của khách hàng). Trong khi tiền gửi ngoại tệ giảm cả về quy mô lẫn tỷ trọng do thực hiện chính sách chống đô la hóa của NHNN nhƣ duy trì lãi suất tiền gửi USD thấp, chính sách kết hối...
Bảng 2.5 Huy động tiền gửi khách hàng theo đồng tiền giai đoạn 2011 –2013
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
VND 207.317 276.512 307.418
Ngoại tệ 33.190 26.548 31.484
Tổng 240.507 303.060 338.902
Nguồn : BCTC BIDV các năm 2011, 2012, 2013.
Từ cuối năm 2011 đến nay, nhờ triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp ổn
định thị trƣờng, thị trƣờng ngoại tệ và tỷ giá về cơ bản diễn biến ổn định, tình trạng đô la hóa đã giảm mạnh, tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ năm 2012 giảm gần 6% so với năm 2011. Nhờ tỷ giá ổn định, tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế giảm nên NHNN đã mua đƣợc một lƣợng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối Nhà nƣớc, góp phần tăng tiềm lực tài chính và uy tín của quốc gia.
2.1.3.3 Hoạt động sử dụng vốn
Song song với việc hoạt động huy động vốn là hoạt động sử dụng vốn. Trong hoạt động này cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất. Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động cốt lõi trong sự phát triển của BIDV. Đến cuối năm 2012, BIDV có tổng dƣ nợ tín dụng đạt 339.923 tỷ đồng (bao gồm cho vay bằng nguồn vốn ODA, ủy thác), tại thời điểm 31/12/2013 là 391.035 tỷ đồng. Đây là năm thứ ba liên tiếp, BIDV là một trong hai ngân hàng có thị phần dƣ nợ tín dụng lớn nhất tại Việt Nam. Hoạt động tín dụng cũng là hoạt động thu lãi rất quan trọng trong tổng doanh thu của BIDV.
Hoạt động cho vay là hoạt động đóng vai trò quan trọng quyết định phần lớn hiệu quả kinh doanh cuả ngân hàng. Ngân hàng cho vay ngoài các dự án trong nƣớc còn có các dự án lớn liên kết với nƣớc ngoài. Với uy tín của mình, BIDV luôn khẳng định vai trò là định chế tài chính hàng đầu Việt Nam trong việc tài trợ vốn và cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng đối với các Tập đoàn, Tổng Công ty thuộc các ngành kinh tế then chốt. Với vị thế và cơ chế chính sách ƣu đãi của BIDV dành cho nhóm khách
hàng này, hơn 80 Tập đoàn, Tổng công ty đã xác định BIDV là ngân hàng chủ lực trong việc cung ứng tín dụng và dịch vụ nhƣ: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petro Việt Nam), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Viễn Thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Bƣu chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD)... và hàng loạt các Tập đoàn kinh tế tƣ nhân lớn nhƣ Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Hòa Phát,Tổng công ty Đầu tƣ và Phát triển công nghiệp (Becamex), Công ty cổ phần ô tô Trƣờng Hải, Công ty Cổ phần Eurowindow... Ngân hàng mạnh với nền tảng khách hàng doanh nghiệp vững chắc (hơn 100,000 doanh nghiệp).
a) Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng
Tổng dƣ nợ là chỉ tiêu phản ánh quy mô cấp tín dụng của ngân hàng đối với nền kinh tế, là chỉ tiêu phản ánh về hoạt động tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu tổng dƣ nợ cũng phản ánh quy mô tín dụng đồng thời cũng phản ánh uy tín của ngân hàng.
Bảng 2.6 : Quy mô tín dụng của một số ngân hàng
Đơn vị : tỷ đồng Năm 2011 2012 2013 BIDV 293.937 339.923 391.035 Vietinbank 290.398 329.683 372.989 Vietcombank 204.089 235.889 267.863 Eximbank 74.045 74.316 82643 MB 57.952 73.166 85.973 VIB 42.810 33.313 34.313
Nguồn : BCTC của các ngân hàng 2011, 2012, 2013
BIDV đi đầu trong tổng dƣ nợ trên hệ thống ngân hàng, với tổng dƣ nợ năm 2013 lên đến 391.035 tỷ đồng.
Biểu đồ 2.2 Dƣ nợ của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
Nguồn : BCTC của các NHTM năm 2011,2012, 2013
Giai đoạn 2009 – 2012, tăng trƣởng tín dụng bình quân của BIDV là 20,6%, thấp hơn so với toàn ngành ngân hàng là 22,4% do mục tiêu của BIDV giai đoạn này là kiểm soát và quản lý chất lƣợng tín dụng, cơ cấu lại nền khách hàng và chuyển dịch cơ cấu tín dụng. Năm 2013, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và NHNN về tăng cƣờng ổn định kinh tế vĩ mô góp phần kiềm chế lạm phát, triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng, BIDV đã thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát tốc độ tăng trƣởng tín dụng. Dƣ nợ tín dụng tại 31/12/2013 tăng trƣởng 15,04% so với thời điểm 31/12/2012. Tăng trƣởng tín dụng BIDV đƣợc kiểm soát chặt chẽ gắn với chất lƣợng tín dụng, tập trung ƣu tiên vốn cho sản xuất và xuất khẩu, các công trình trọng điểm quốc gia, hỗ trợ phát triển các DNVVN và công nghiệp hỗ trợ, đƣợc kiểm soát theo đúng chỉ đạo kế hoạch tăng trƣởng tín dụng của HĐQT BIDV và đảm bảo tuân thủ chỉ đạo của NHNN.
b) Cơ cấu tín dụng theo thời hạn vay.
Bảng 2.7 Dƣ nợ cho vay theo kỳ hạn giai đoạn 2011 –2013
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Nợ ngắn hạn 161.960 55,10% 190.034 55,91% 220.539 56,4% Nợ trung hạn 35.673 12,10% 40.614 11,95% 51.615 13,2% Nợ dài hạn 96.304 32,80% 109.275 32,15% 118.881 30,4%
Tổng 293.937 100% 339.923 100% 391.035 100%
Nguồn: BCTC BIDV các năm 2011, 2012, 2013.
0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000 2011 2012 2013
BIDV tập trung vào cho vay ngắn hạn, từ 2011-2013, tỷ lệ cho vay ngắn hạn luôn chiếm hơn 50% tổng dƣ nợ, và có xu hƣớng tăng nhẹ ( từ 55,1% đến 56,4%), trong khi đó thì nguồn tín dụng dài hạn là nguồn đem lại doanh thu lớn cho ngân hàng có xu hƣớng giảm từ 32,8% xuống 30,4%, tuy nhiên về mặt tuyệt đối thì quy mô tín dụng của từng loại hình đều tăng so với năm trƣớc.
Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu tín dụng theo kì hạn
Để đẩy mạnh hoạt động cho vay ngắn hạn, hỗ trợ khách hàng trong hoạt động sản xuất - kinh doanh thì Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đã liên tục giảm lãi suất cho vay xuống, đặc biệt là cho vay ngắn hạn, nhằm chia sẻ khó khăn với bạn hàng, khách hàng, đặc biệt là các khách hàng tốt, có nhu cầu về vốn để thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Cụ thể nhƣ sau: Cho vay ngắn hạn thông thƣờng: Đối với các khách hàng có đủ điều kiện vay vốn ngân hàng, có định hạng tín nhiệm cao (theo xếp hạng tín dụng của BIDV), áp dụng lãi suất cho vay: Bằng lãi suất trần HĐV + 1% - 2%/năm (tƣơng đƣơng mức lãi suất từ 12% - 13%/năm). Cũng trong năm 2012, BIDV đã giành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn với lãi suất sàn 9%/năm.
c) Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng
Cơ cấu tín dụng BIDV đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hƣớng tích cực, thông qua việc xây dựng nền khách hàng vững chắc, ƣu tiên hƣớng vào thị trƣờng mới là khối khách hàng cá nhân, DNVVN; thực hiện đa dạng hoá hơn nữa danh mục tín dụng theo ngành nghề, chú trọng vào các ngành có tiềm năng phát triển dài hạn, hạn chế cho vay những ngành có rủi ro cao, đồng thời tăng cƣờng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc. Tỷ trọng cho vay đối tƣợng ngoài nhà nƣớc tăng
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Nợ dài hạn Nợ trung hạn Nợ ngắn hạn
dần, từ 69% năm 2011 tới 76,03% tại 31/12/2013. BIDV cũng thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu hƣớng tới hoạt động ngân hàng bán lẻ. Dƣ nợ tín dụng bán lẻ đã có mức tăng trƣởng tốt từ năm 2011. Tỷ trọng cho vay đối với khách hàng cá nhân tăng từ 13,04% năm 2011 lên 15,04% tại 31/12/2013, hƣớng tới mục tiêu tăng dần tỷ trọng này trong các năm tiếp theo. BIDV xác định tăng trƣởng tín dụng phải gắn với nhiệm vụ huy động vốn đồng thời phát triển dịch vụ. Kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng tín dụng và đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN.