2.2.1. Về mặt định lƣợng
2.2.1.1. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn
BIDV là ngân hàng đầu tiên đƣợc NHNN chấp thuận việc áp dụng phân loại nợ theo Điều 7, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. BIDV đã xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (Internal Credit Rating System - ICRS) để xếp hạng khách hàng làm cơ sở phân loại nợ theo thông lệ quốc tế. Đây là phƣơng thức phân loại nợ dựa trên phƣơng pháp định tính kết hợp với định lƣợng tiệm cận với thông lệ quốc tế, góp phần đánh giá thực chất hơn chất lƣợng tín dụng, kiểm soát đƣợc nợ xấu, có biện pháp ngăn ngừa và xử lý rủi ro kịp thời. BIDV định hƣớng chú trọng quan hệ tín dụng đối với những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, hạn chế cho vay khách hàng nhóm 2 và không cho vay những khách hàng ở nhóm nợ xấu. Danh mục tín dụng đƣợc rà soát thƣờng xuyên để phát hiện kịp thời các khách hàng có biểu hiện yếu kém về tài chính và có tình hình đột biến, có nguy cơ không trả đƣợc nợ để chuyển xuống nhóm nợ xấu và đồng thời có biện pháp, kế hoạch xử lý.
Mặc dù suy thoái kinh tế ảnh hƣởng nhiều đến tình hình tài chính của khách hàng và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, song chất lƣợng tín dụng của BIDV luôn đƣợc kiểm soát tốt. Năm 2013, BIDV tiếp tục kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng tín dụng theo thông lệ quốc tế với các biện pháp giảm nợ quá hạn đƣợc tăng cƣờng một cách hiệu quả. Thời điểm 31/12/2013, tỷ lệ này là 9,16%. Đặc biệt, trong cơ cấu tổng dƣ nợ tín dụng của BIDV, 90,84% thuộc nhóm Nợ đủ tiêu chuẩn, tỷ lệ nhóm Nợ cần chú ý giảm chỉ còn mức 6,79%.
Bảng dƣới đây cho thấy Nợ cần chú ý, Nợ dƣới tiêu chuẩn, và Nợ nghi ngờ của BIDV đều giảm cả về mặt tƣơng đối và tuyệt đối, riêng nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) năm 2013 thì tăng 1730 tỷ đồng, tƣơng ứng với tăng 69,79% so với năm 2012. Việc nợ nhóm 5 có dấu hiệu tăng mạnh, cảnh báo rằng chất lƣợng các khoản nợ xấu trong hệ thống đang ngày càng xấu đi.
Bảng 2.12 Phân loại nợ giai đoạn 2011 –2013
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Nợ đủ tiêu chuẩn 233.766 85,22% 273.615 87,09% 339.092 90,84% Nợ cần chú ý 32.415 11,82% 31.383 9,99% 25.338 6,79% Nợ dƣới tiêu chuẩn 5.244 1,91% 5.857 1,86% 3.946 1,06% Nợ nghi ngờ 420 0,15% 825 0,26% 684 0,18% Nợ có khả năng mất vốn 2.458 0,90% 2.479 0,79% 4.209 1,13% Tổng dƣ nợ 274.303 100% 314.159 100% 373.269 100% Nợ quá hạn 40.537 14,78% 40.544 12,9% 34.177 9,16%
Nguồn: BCTC BIDV các năm 2011, 2012, 2013.
Nợ quá hạn: Tại thời điểm 31/12/2011 có 03 ngành nghề có nợ quá hạn trên 1.000 tỷ đồng, đó là: Xây dựng công trình (số quá hạn 1.099 tỷ đồng/34.557 tỷ đồng), Thƣơng mại kinh doanh sắt thép, phôi thép (số quá hạn 1.039 tỷ đồng/8.034 tỷ đồng), sản xuất thép (số quá hạn 1.007 tỷ đồng/6.873 tỷ đồng).
Dƣ nợ của BIDV tập trung nhiều vào các tập đoàn, nhƣ Vinashin, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai... Dƣ nợ của Vinashin hiện nay tại BIDV là 6.600 tỷ đồng, chiếm khoảng 3,2% tổng dƣ nợ tại BIDV. Trong đó, số nợ đƣợc chuyển qua cho Vinalines là 1.600 tỷ đồng, khiến cọc nợ “khủng” của Vinashin tại BIDV còn 5.000 tỷ đồng, tƣơng ứng 2,4% tổng dƣ nợ. Theo ông Trần Bắc Hà – Chủ tịch HĐQT BIDV, năm nay BIDV dự kiến trích dự phòng rủi ro cho cọc nợ này khoảng 1.500 tỷ đồng, và có thể gấp đôi con số này trong nửa đầu năm tới mặc dù trong 5.000 tỷ đồng này có tới 3.000 tỷ là khoản vay đƣợc bảo lãnh theo chỉ định.Theo ông Hà, “không nên quá lo lắng” về số nợ này của Vinashin.Thời gian qua cùng với quá trình tái cơ cấu Vinashin, nhiều khoản nợ lớn
của tập đoàn này đã đƣợc chuyển qua cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nƣớc khác. Hiện Vinashin có dƣ nợ tại gần 40 tổ chức tín dụng chứ không riêng BIDV và đa phần các khoản vay này có thể xử lý đƣợc. CTCP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HA.GL) cũng đang vay BIDV 1.300 tỷ đồng trong số khoảng 5.000 tỷ đồng dƣ nợ của công ty của “bầu” Đức tại các tổ chức tín dụng. Đáng chú ý, trong số 1.300 tỷ này, có 500 tỷ liên quan tới lĩnh vực bất động sản.Theo BIDV, khoản nợ vay này không phải là nghiêm trọng so với định hƣớng phát triển của HA.GL. Theo định giá tài sản, công ty của “bầu” Đức có giá trị khoảng 20.000 tỷ, và HA.GL khẳng định sẽ trả hết nợ bất động sản tại BIDV trong đầu năm 2012.
Bảng 2.13 Cơ cấu nợ quá hạn theo kỳ hạn của BIDV từ 2011-2013
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Cho vay trung,
dài hạn 25.944 64% 24.537 61% 19.574 57%
Cho vay ngắn hạn 14.593 36% 16.007 39% 14.603 43% Tổng nợ quá hạn 40.537 100% 40.544 100% 34.177 100%
Nguồn : BIDV
Nợ quá hạn của BIDV tập trung chủ yếu vào các khoản cho vay trung và dài hạn, do các khoản vay trung và dài hạn thƣờng khó quản lý hơn các khoản vay ngắn hạn nên thƣờng dẫn đến tình trạng nợ quá hạn, tuy nhiên từ 2011-2013 thì tỷ trọng nhóm nợ quá hạn này lại có xu hƣớng giảm dần do BIDV cũng đã chú trọng hơn đến công tác quản lý, kiểm soát các khoản vay, đôn đốc, và nhắc nhở khách hàng để tránh tình trạng có các khoản vay quá hạn.
2.2.1.2 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu
Nợ xấu của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) thời điểm cuối năm 2013 là 8.839 tỷ đồng (tƣơng đƣơng với tỷ lệ nợ xấu đạt 2,37% giảm so với mức 2,91% cuối năm 2012). Về mặt tuyệt đối thì nợ xấu của ngân hàng giảm 322 tỷ đồng so với năm 2012, mặc dù nợ có khả năng mất vốn (Nợ nhóm 5) tăng mạnh (tăng 1730 tỷ đồng) nhƣng do trong năm 2013, nợ dƣới tiêu chuẩn ( Nợ nhóm 3) của BIBV giảm 1911 tỷ đồng, cùng với đó là nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) cũng giảm 141 tỷ đồng làm cho tổng nợ xấu của BIDV năm 2013 giảm xuống.
Bảng 2.14. Cơ cấu nợ xấu của BIDV giai đoạn 2011-2013
Đơn vị : tỷ đồng.
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Nợ dƣới tiêu chuẩn 5.244 1,91% 5.857 1,86% 3.946 1,06% Nợ nghi ngờ 420 0,15% 825 0,26% 684 0,18% Nợ có khả năng mất vốn 2.458 0,90% 2.479 0,79% 4.209 1,13% Nợ xấu 8.122 2,96% 9.161 2,91% 8.839 2,37% Tổng dƣ nợ 274.303 100% 314.159 100% 373.269 100%
Nguồn: BCTC BIDV các năm 2011, 2012, 2013.
Điều đáng ngại ở đây là tình hình xử lý nợ xấu của BIDV đang khá ì ạch khi một năm qua chỉ giảm đƣợc khoảng 322 tỷ đồng. Nếu không xử lý nhanh nợ xấu, ngân hàng sẽ phải cắt bớt lợi nhuận để bù đắp, ảnh hƣởng tới cổ tức của các NĐT, cổ đông nắm giữ cổ phiếu BIDV. Kết quả là, dù kết quả kinh doanh tốt nhƣng lợi nhuận trƣớc thuế quý 4/2013 vẫn giảm 2,7% và sau thuế giảm gần 1%. Tính cả năm, lợi nhuận của BIDV vẫn tăng xấp xỉ 23%.
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu nợ của BIDV từ 2011-2013
Nguồn BCTC của BIDV các năm 2011, 2012, 2013
Với Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đã ban hành Chƣơng trình hành động thực hiện các giải
85,22 87,09 90,84 11,82 9,99 6,79 2,96 2,91 2,37 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Nợ nhóm 1 Nợ nhóm 2 Nợ xấu
pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng, giải quyết nợ xấu, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội:
- Về điều hành tăng trƣởng tín dụng: BIDV điều hành tăng trƣởng tín dụng năm 2013 ở mức 12%, theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN tại Hội nghị ngành ngân hàng năm 2013, tƣơng ứng với dƣ nợ tín dụng tăng thêm từ 40.000 tỷ - 45.000 tỷ để đáp ứng nhu cầu tăng trƣởng kinh tế và hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy SXKD góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
- Về điều hành lãnh suất cho vay: Trong năm 2013, BIDV tiếp tục xem xét hạ mặt bằng lãi suất phù hợp với mức giảm của lạm phát để tiếp tục chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Về triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh:
+ BIDV sẽ tập trung nguồn vốn ƣu tiên cho vay đối với doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, phát triển nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao có hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả;
+ Dành 30.000 tỷ đồng (trong đó gồm 20.000 tỷ đồng cấp tín dụng, 5.000 tỷ đồng đầu tƣ trái phiếu và 5.000 tỷ đồng dự phòng) để mở rộng quốc lộ 1A đoạn Hà Nội – Cần Thơ trong giai đoạn 2013-2016.
+ Thực hiện cho vay mới với lãi suất thấp hơn mặt bằng chung. Xem xét gia hạn thời hạn cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất khẩu theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN.
+ Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp có chiều hƣớng tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt nam tại Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012.
- Về triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản:
Trong giai đoạn năm 2013-2015, BIDV dự kiến sẽ dành khoảng 30.000 tỷ để cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, cụ thể:
+ Dành khoảng 19.500 tỷ đồng để triển khai gói sản phẩm cho vay cá nhân để mua, thuê mua nhà xã hội, trong đó riêng năm 2013 khoảng 3.000 tỷ.
+ Cụ thể:
Mức cho vay: Tối đa 85% giá trị nhà mua.
Thời hạn cho vay: Tối đa 15 năm.
Nguồn trả nợ: Khách hàng vay phải có nguồn thu nhập thƣờng xuyên, ổn định đảm bảo khả năng trả đầy đủ nợ vay trong thời gian vay vốn.
Tài sản đảm bảo: Tài sản hình thành từ vốn vay, việc nhận tài sản đảm bảo thực hiện theo quy định hiện hành.
+ Dành khoảng 10.500 tỷ cho Chƣơng trình Nhà ở xã hội giai đoạn 2013-2015 để cho vay các đối tƣợng: (i) Chủ đầu tƣ triển khai các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thƣơng mại có diện tích sàn căn hộ dƣới 70m2 và giá bán dƣới 15 triệu đồng/m2 sàn; (ii) Chính quyền địa phƣơng trực tiếp triển khai đầu tƣ hoặc mua lại nhà ở phục vụ cho các chƣơng trình nhà ở tái định cƣ.
Mức cho vay: Tối đa 70% tổng mức đầu tƣ dự án. Mức cho vay cụ thể đối với từng dự án do BIDV quyết định sau khi tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn.
Thời hạn cho vay: 36 tháng, trƣờng hợp đặc biệt tối đa 60 tháng.
Lãi suất cho vay: Trong giai đoạn 2013- 2015: lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt nam VDB (lãi suất ƣu đãi); Trong thời gian còn lại (sau năm 2015): lãi suất cho vay bằng lãi suất thƣơng mại thông thƣờng của BIDV.
- Về triển khai các nhóm giải pháp về xử lý nợ xấu, tăng cƣờng kiểm soát chất lƣợng tín dụng, trích đủ dự phòng rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống:
+ Rà soát, đánh giá lại toàn bộ danh mục nợ xấu, đánh giá lại TSĐB của khoản vay, khả năng thu hồi. Tăng cƣờng giám sát chất lƣợng tín dụng trong hệ thống trên cơ sở thƣờng xuyên rà soát, đánh giá mức độ khó khăn trong hoạt động của từng khách hàng để tìm biện pháp tháo gỡ xử lý.
+ Phối hợp chặt chẽ với Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC), Công ty quản lý tài sản Việt Nam để tăng cƣờng hợp tác xử lý nợ xấu.
+ Bám sát kế hoạch triển khai phƣơng án xử lý nợ xấu của doanh nghiệp nhà nƣớc của Bộ Tài chính trong quá trình thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nƣớc theo Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nƣớc giai đoạn 2011-2015”.
Về vấn đề xử lý nợ xấu cuả BIDV
Năm 2013, BIDV đã bán 1.000 tỷ đồng nợ xấu cho Công ty quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và dự kiến năm nay bán từ 2.000 -2.500 tỷ đồng
Để thực hiện giải pháp cơ cấu lại nợ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nƣớc, BIDV đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, cơ cấu tài chính cho khách hàng, miễn giảm lãi hoặc ƣu đãi về lãi suất, phí cho vay, thậm chí còn có biện pháp mua bán sát nhập doanh nghiệp, mua, bán, gán nợ.
Theo quy định số 379/QĐ-QLTD ngày 24/01/2013 của BIDV, thì công tác xử lý thu hồi nợ quá hạn của BIDV nhƣ sau : Bộ phận QHKH sẽ rà soát phân tích nguyên nhân nợ quá hạn đồng thời tiếp tục đôn đốc KH trả nợ quá hạn, đề xuất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt:
- Thay đổi chính sách KH đang áp dụng nhƣ: cắt giảm ƣu đãi, ngừng cho vay mới, bổ sung TSĐB,.
- Phối hợp với bộ phận GDKH để có biện pháp trích tài khoản tiền gửi của khách hàng thu nợ khi có số dƣ.
- Lập ủy nhiệm nhờ thu qua các tổ chức tín dụng mà KH mở tài khoản. - Yêu cầu ngƣời bảo lãnh trả thay
- Áp dụng hình thức phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ
- Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ quá hạn chuyển thành nợ xấu không còn khả năng thu hồi (theo quy định về trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng.
- Các hình thức xử lý khác : bán nợ, chứng khoán hóa,..
2.2.1.3 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
BIDV thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo Quyết định số 493/2005/QĐNHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/04/2007 của Ngân hàng Nhà nƣớc và theo Chính sách của BIDV. BIDV đang hoàn thiện chính sách tín dụng theo thông lệ quốc tế Basel 2 và đảm bảo phƣơng hƣớng phù hợp với Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Việt Nam v/v Quy định phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài ngay sau khi NHNN cho phép thực hiện. Bên cạnh đó, BIDV đang xây dựng các chƣơng trình dự án liên quan đến quản lý chất lƣợng tín dụng (nhƣ hệ thống khoản vay, xếp hạng tín dụng nội bộ…)
Theo quyết đinh số 493/2005/QĐ-NHNH, dự phòng chung đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất chƣa đƣợc xác định trong quá trình phân loại nợ và trích lập cụ thể và trong các trƣờng hợp các tổ chức tín dụng gặp khó khăn về tài chính khi chất lƣợng các khoản nợ suy giảm. Theo đó, ngân hàng phải thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0.75% tổng giá trị các khoản nợ, các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán và cam kết cho vay không hủy ngang vô điều kiện và có thời điểm thực hiện cụ thể đƣợc phân loại từ nhóm 1 đến nhóm 4.
Các khoản cho vay một số công ty thành viên thuộc tập đoàn Công Nghiệp Tàu thủy Việt Nam(Vinashin) (nay là tổng công ty Công nghiệp tàu thủy) và một số đơn vị
thành viên và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam(Vinalines) đƣợc phân loại nợ và trích