1.3.1.1 Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008
Năm 2008, nƣớc Mỹ đã rung chuyển trong cuộc đại suy thoái kinh tế khiến cho toàn bộ nền kinh tế thế giới phải một phen chao đảo. Theo các chuyên gia kinh tế thế giới thì nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng trên bắt nguồn từ việc các ngân hàng thƣơng mại ở Mỹ chƣa chú trọng đến việc nâng cao chất lƣợng tín dụng, quá dễ dãi, tùy tiện khi cho khách hàng vay tiền để mua bất động sản qua các hợp đồng cho vay không đạt chuẩn.
Trong vòng 10 năm trở lại đây thị trƣờng nhà đất ở Mỹ phát triển mạnh nên các ngân hàng, tổ chức cho vay đã phát triển mạnh việc cho vay để đầu tƣ bất động sản kể cả thực hiện các hợp đồng cho vay không đạt chuẩn và khuyến khích cả những ngƣời không đủ khả năng tài chính để chi trả cũng vay tiền để mua nhà. Ngoài ra, để thu hút khách hàng các tổ chức cho vay còn tạo ra những hợp đồng với lãi suất thấp trong những năm đầu và sau đó điều chỉnh lại theo lãi suất thị trƣờng nên hậu quả là một số lớn hợp đồng cho vay không đòi đƣợc nợ. Trong khi đó các tổ chức tài chính phố Wall lại gom các hợp đồng cho vay đầu tƣ bất động sản lại để làm tài sản đảm bảo phát hành trái phiếu ra thị trƣờng tài chính thế giới. Các trái phiếu này đã đƣợc các ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tƣ trên toàn thế giới mua mà không biết rằng các hợp đồng cho vay bất động sản dùng để bảo đảm là không đủ tiêu chuẩn.
Trong vài năm trở lại đây, thị trƣờng bất động sản liên tiếp hạ nhiệt, ngƣời đi vay đã không có khả năng trả đƣợc nợ lại khó bán bất động sản, thậm chí kể cả bán đƣợc thì giá trị của bất động sản cũng rất thấp, không đủ để thanh toán các khoản nợ vay. Hậu quả là một số lớn hợp đồng cho vay bất động sản dùng để bảo đảm cho các trái phiếu là nợ khó đòi, các trái phiếu mất giá trên thị trƣờng thứ cấp, thậm chí không còn mua bán đƣợc trên thị trƣờng khiến cho các ngân hàng, các nhà đầu tƣ nắm trái phiếu này bị lỗ nặng và mất khả năng thanh toán, làm cho các ngân hàng này sụp đổ kéo theo cuộc khủng hoảng tài chính.
Từ nguyên nhân của cuộc khủng hoảng trên chúng ta thấy rằng việc nâng cao chất lƣợng tín dụng luôn luôn là vấn đề cần đƣợc quan tâm hàng đầu bởi vì nếu không quan tâm đến chất lƣợng tín dụng thì rất dễ dẫn đến rủi ro tín dụng mà tác động của rủi ro tín dụng là rất lớn, không những đối với kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn cả đối với nền kinh tế.
1.3.1.2 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng tại một số nước Đông Á và Đông Nam Á
Tại một số nƣớc Đông Á và Đông Nam Á, sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 các khoản nợ khó đòi đã tăng lên nhanh chóng và phá vỡ sự cân bằng trong bảng tổng kết tài sản của các ngân hàng thƣơng mại khiến các ngân hàng này không thể đạt mức chuẩn (8%) về tỷ lệ vốn trên tài sản có rủi ro của ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS). Các khoản cho vay khó đòi trong khu vực không những lớn về giá trị tuyệt đối nhƣ trên 700 tỷ USD ở Nhật Bản hay 200 tỷ USD ở Trung Quốc mà còn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dƣ nợ tín dụng của các quốc gia nhƣ khoảng 70% ở Indonesia, 36% ở Thái Lan, 17% ở Malaixia và 16% ở Philipin, trong khi mức cho phép theo thông lệ quốc tế là 5%. Gánh nặng nợ khó đòi chồng chất đã dẫn ngân hàng thƣơng mại đến bờ vực phá sản. Vì vậy Chính phủ cũng nhƣ các ngân hàng đã phải đề ra nhiều biện pháp để cải thiện chất lƣợng tín dụng của mình.
- Về phía Chính phủ
Chính phủ thắt chặt quản lý các khoản nợ khó đòi của các ngân hàng bằng cách áp dụng tiêu chuẩn kế toán tiên tiến trên thế giới để phân loại, xác định lại các khoản cho vay khó đòi là những khoản cho vay không trả đƣợc lãi trong vòng 3 tháng trở lên thay vì 6 tháng nhƣ trƣớc đây.
Chính phủ cũng đã thúc đẩy việc thành lập các tổ chức tài chính đảm trách việc xử lý có chất lƣợng các khoản cho vay khó đòi nhƣ các công ty mua bán nợ, công ty quản lý nợ ngân hàng, công ty mua bán tài sản thế chấp.
Để tăng năng lực tài chính cho các ngân hàng, Chính phủ đã đầu tƣ tái tạo vốn cho hệ thống ngân hàng. Nguồn tiền để tái tạo vốn đƣợc lấy từ ngân sách, từ phát hành trái
phiếu hoặc vay các tổ chức tài chính quốc tế. Ngoài ra Chính phủ còn giành một phần tiền để mua lại các khoản nợ xấu của các ngân hàng.
Trong khi Chính phủ Thái Lan chú trọng nới lỏng các giới hạn về quyền sở hữu nƣớc ngoài với các ngân hàng, cho phép ngƣời nƣớc ngoài nắm giữ tối đa các cổ phần trong thời hạn 10 năm thì Chính phủ Nhật lại ban hành luật mới về quản lý ngoại hối, cho phép các tổ chức và cá nhân đƣợc mở tài khoản JPY tại các ngân hàng nƣớc ngoài cũng nhƣ cho phép các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài đƣợc phép mở tài khoản bằng USD tại các ngân hàng Nhật.
Chính phủ cũng đã thực hiện giải thể, sát nhập hoặc quốc hữu hóa một số ngân hàng thƣơng mại.
- Về phía các ngân hàng
Các ngân hàng đã thực hiện việc xử lý mạnh các khoản nợ khó đòi bằng các giải pháp nhƣ xoá nợ, bán hoặc cơ cấu lại nợ. Tại Hàn Quốc 15 ngân hàng cỡ quốc gia đã phải xoá 2.000 tỷ won các khoản nợ khó đòi. Các ngân hàng thƣơng mại Nhật Bản đã bán đƣợc các khoản nợ vay khó đòi trị giá khoảng 4.000 tỷ JPY. Đồng thời ngân hàng cũng đã thắt chặt các thủ tục cho vay nhƣ quy định số lƣợng tối đa các tổ chức, cá nhân có thể vay tiền cùng một lúc, nghiêm khắc đánh giá tình trạng tín dụng của mình và ngừng cho vay các khách hàng không đảm bảo. Ngoài ra các ngân hàng còn chú trọng đến việc tổ chức, cũng cố, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định tín dụng.
Từ đó chúng ta thấy rằng, nâng cao chất lƣợng tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại phải là vấn đề đƣợc quan tâm thƣờng xuyên chứ không phải đợi đến khi phát sinh các khoản nợ xấu rồi mới tập trung xử lý vì khi đó để xử lý các khoản nợ xấu này sẽ rất tốn kém và đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ từ phía Chính phủ và cả bản thân các ngân hàng thƣơng mại.