ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BIDV TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 75)

3.1.1. Mục tiêu tổng quát trong hoạt động tín dụng

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trƣởng tín dụng phù hợp với tăng trƣởng nền kinh tế, tạo bƣớc chuyển biến mạnh mẽ về chất lƣợng tăng trƣởng, chất lƣợng tín dụng, tăng cƣờng tính cạnh tranh và hiệu quả hoạt động.

Đảm bảo các mục tiêu, cơ cấu tín dụng phù hợp, tạo sự phát triển bền vững, từng bƣớc hội nhập theo thông lệ quốc tế, hoàn thiện hệ thống tín dụng ngân hàng hiện đại theo nguyên tắc giữ vững quy mô và cơ cấu tín dụng phù hợp với từng địa bàn, khu vực, lĩnh vực, ngành kinh tế và đặc điểm khách hàng. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu khách hàng, cơ cấu danh mục cho vay theo hƣớng gắn hoạt động tín dụng với đẩy mạnh huy động vốn, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Kiểm soát chặt chẽ tỷ trọng tín dụng trung, dài hạn. Mở rộng cho vay các lĩnh vực, ngành nghề và địa bàn kinh doanh có hiệu quả, có khả năng sinh lời cao, rủi ro thấp. Nâng cao tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo, tích cực xử lý nợ xấu, tận thu lãi treo, nợ hạch toán ngoại bảng. Tranh thủ cơ hội thuận lợi để có giải pháp tích cực nhằm phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, tiếp tục triển khai tín dụng theo hƣớng mở rộng và xây dựng khách hàng truyền thống để nâng cao hiệu quả kinh doanh, thƣơng hiệu của BIDV.

3.1.2. Định hƣớng phát triển tín dụng của BIDV

Để đạt đƣợc mục tiêu trên, BIDV đã xây dựng định hƣớng trong hoạt động tín dụng nhƣ sau:

- Đối tƣợng khách hàng: Giữ vững thị phần hoạt động và nền khách hàng vững chắc theo hƣớng thu hút doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các khu công nghiệp, khu chế xuất. Chọn lọc nhóm khách hàng kinh doanh hiệu quả, cung cấp các dịch vụ, sản phẩm thiết yếu cho nền kinh tế nhƣ: Điện, Than, Vật liệu xây dựng, Hàng không…Mở rộng thị trƣờng hoạt động tín dụng tới mọi lĩnh vực, mọi đối tƣợng khách hàng, phát huy ngành nghề truyền thống trong phát triển, điều chỉnh lại cơ cấu tín dụng hợp lý và phù hợp với thực tế.

- Chất lƣợng tín dụng: Phấn đấu đạt tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Xây dựng hệ thống tính điểm tín dụng đảm bảo an toàn. Đo lƣờng và quản trị đƣợc rủi ro trong hoạt động đầu tƣ tín dụng. Nâng cao chất

lƣợng, hiệu quả hoạt động tín dụng, tăng chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra trong hoạt động tín dụng.

- Đa dạng hóa hình thức đầu tƣ góp vốn liên doanh tới các lĩnh vực với các thành phần kinh tế. Đặc biệt chú trọng vào các lĩnh vực BIDV có kinh nghiệm và tiềm năng nhƣ đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, điện lực, dầu khí, công nghệ viễn thông, đƣa hoạt động đầu tƣ góp vốn tƣơng ứng với vị thế, tiềm năng của BIDV.

3.1.3 Một số chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2014

- Nguồn vốn huy động :Tăng trƣởng 13%

- Dƣ nợ tín dụng (*) : Tăng trƣởng 13%, phấn đấu đạt 16% trên cơ sở chấp thuận của NHNN.

- Lợi nhuận trƣớc thuế : 6.000 tỷ đồng - Tỷ lệ nợ xấu <3%

- ROA 0,79% - ROE 13,8%

- Tỷ lệ chi trả cổ tức 8% - 9%

Ghi chú: (*) Dƣ nợ tín dụng bao gồm dƣ nợ cho vay các tổ chức, cá nhân, đầu tƣ trái phiếu doanh nghiệp và cho thuê tài chính ngoại ngành, chƣa bao gồm dự phòng rủi ro tín dụng.

3.2. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CẦN THỰC HIỆN KHKD NĂM 2014

3.2.1 Tiếp tục là công cụ hữu hiệu, đắc lực thực thi chính sách tài chính - tiền tệ của Chính phủ, NHNN: của Chính phủ, NHNN:

- Tập trung nguồn vốn cho vay có chọn lọc, đảm bảo cơ cấu tín dụng hợp lý, ƣu tiên đối với các lĩnh vực ngành nghề đƣợc khuyến khích phát triển theo chỉ đạo của Chính Phủ, NHNN (DN sản xuất hàng xuất khẩu, phát triển nông nghiệp nông thôn, DN vừa và nhỏ, DN thuộc các ngành công nghiệp hỗ trợ, DN ứng dụng công nghệ cao có hoạt động SXKD hiệu quả, dự án có hiệu quả và các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, các ngành lĩnh vực đƣợc hƣởng lợi từ việc Việt Nam gia nhập Hiệp định thƣơng mại xuyên Thái Bình Dƣơng - TTP).

- Tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng giữa TCTD với khách hàng theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng đúng quy định, góp phần hỗ trợ khách hàng duy trì, phát triển SXKD, hỗ trợ kích thích tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá cho thị trƣờng.

3.2.2. Điều hành lãi suất, tỷ giá tuân thủ các quy định về chính sách tiền tệ của NHNN, đảm bảo tính linh hoạt, bám sát lãi suất thị trƣờng: NHNN, đảm bảo tính linh hoạt, bám sát lãi suất thị trƣờng:

- Chú trọng xây dựng nền vốn ổn định, điều hành huy động vốn linh hoạt để đảm bảo an toàn thanh khoản đồng thời chủ động cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn để gia tăng hiệu quả kinh doanh.

- Điều hành tăng trƣởng tín dụng ngoại tệ phù hợp với cân đối nguồn vốn ngoại tệ và chủ trƣơng hạn chế đô la hóa trong nền kinh tế.

- Đẩy mạnh huy động vốn ngoại tệ từ tổ chức và dân cƣ, tiếp tục duy trì nguồn vay từ các ĐCTC đặc biệt là các nguồn có kỳ hạn dài, chi phí hợp lý.

3.2.3. Tập trung xử lý nợ xấu, tăng cƣờng kiểm soát chất lƣợng tín dụng, trích đủ dự phòng rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống: dự phòng rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống:

- Rà soát, đánh giá lại toàn bộ danh mục nợ xấu, đánh giá lại TSĐB của khoản vay, khả năng thu hồi. Tăng cƣờng giám sát chất lƣợng tín dụng trong hệ thống trên cơ sở thƣờng xuyên rà soát, đánh giá mức độ khó khăn trong hoạt động của từng khách hàng để tìm biện pháp tháo gỡ xử lý.

- Phối hợp chặt chẽ với Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC), Công ty quản lý tài sản Việt Nam (khi đơn vị này đi vào hoạt động chính thức) để tăng cƣờng hợp tác xử lý nợ xấu.

- Tiếp tục xem xét hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện chuyển nhƣợng, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp M&A để tạo nguồn trả nợ ngân hàng. Xem xét tài trợ vốn cho các doanh nghiệp/đối tác có năng lực mua lại các dự án/tài sản đảm bảo của các doanh nghiệp khó khăn để thu hồi nợ vay.

- Bám sát kế hoạch triển khai phƣơng án xử lý nợ xấu của doanh nghiệp nhà nƣớc của Bộ Tài chính trong quá trình thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nƣớc theo Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nƣớc giai đoạn 2011-2015” đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 để có biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp đối với các khoản nợ xấu của doanh nghiệp nhà nƣớc tại BIDV.

- Tiếp tục tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống về việc thực hiện các quy định về tín dụng, phân loại nợ và trích lập DPRR. Trích lập đúng, đủ DPRR đảm bảo xử lý nợ xấu theo thông lệ và quy định của pháp luật.

3.2.4. Tiếp tục đổi mới phát triển nguồn nhân lực nhằm tạo lực lƣợng lao động chất lƣợng cao, nâng cao năng suất lao động: chất lƣợng cao, nâng cao năng suất lao động: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Rà soát, đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực hiện có, chỉ tuyển dụng mới đối với nhu cầu thực sự cần thiết, xây dựng cơ chế sàng lọc cán bộ thông qua khảo thí, đánh giá hiệu quả công việc.

- Tăng cƣờng đào tạo, luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp.

- Tập trung xây dựng công cụ đánh giá cán bộ toàn diện, thống nhất trong hệ thống, nhằm đảm bảo tiêu chí đánh giá phù hợp với các vị trí chức danh trong hệ thống

3.2.5. Về triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh: sản xuất kinh doanh:

- BIDV sẽ tập trung nguồn vốn ƣu tiên cho vay đối với doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, phát triển nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao có hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả;

- Dành 30.000 tỷ đồng (trong đó gồm 20.000 tỷ đồng cấp tín dụng, 5.000 tỷ đồng đầu tƣ trái phiếu và 5.000 tỷ đồng dự phòng) để mở rộng quốc lộ 1A đoạn Hà Nội – Cần Thơ trong giai đoạn 2013-2016.

- Thực hiện cho vay mới với lãi suất thấp hơn mặt bằng chung. Xem xét gia hạn thời hạn cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất khẩu theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN.

- Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp có chiều hƣớng tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt nam tại Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012: giữ nguyên nhóm nợ nhƣ đã đƣợc phân loại nợ theo quy định trƣớc khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ đối với khách hàng.

- BIDV thực hiện cơ cấu nợ, giảm miễn lãi để khuyến khích khách hàng trả nợ gốc và lãi đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời trong sản xuất kinh doanh. Rà soát đơn giản hóa thủ tục cho vay; đẩy nhanh tiến độ phê duyệt cấp tín dụng đối với các dự án sản xuất, kinh doanh hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn cao.

- Với tƣ cách là Chủ tịch của 3 Hiệp hội các Nhà đầu tƣ Việt Nam sang Lào (AVIL), Hiệp hội các Nhà đầu tƣ Việt Nam sang Campuchia (AVIC), Hiệp hội các Nhà đầu tƣ Việt Nam sang Myanmar (AVIM), BIDV không ngừng tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng cơ hội giao thƣơng, buôn bán tại các nƣớc Lào, Myanmar, Campuchia.

3.2.6. Về triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản: doanh bất động sản:

Trong giai đoạn năm 2013-2015, BIDV dự kiến sẽ dành khoảng 30.000 tỷ để cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, cụ thể:

- Dành khoảng 19.500 tỷ đồng để triển khai gói sản phẩm cho vay cá nhân để mua, thuê mua nhà xã hội, trong đó riêng năm 2013 khoảng 3.000 tỷ, cho vay đối tƣợng: (i) cá nhân có thu nhập thấp, trung bình không đủ điều kiện đƣợc giải quyết nhu cầu về nhà ở xã hội nhƣng có nhu cầu về nhà ở; (ii) Các đối tƣợng chƣa có nhà ở hoặc có nhà ở nhƣng đã xuống cấp hƣ hỏng hoặc diện tích bình quân dƣới 8 m2 sàn/ngƣời; các hộ gia đình thuộc diện tái định cƣ mà chƣa đƣợc Nhà nƣớc bố trí đất ở hoặc nhà ở tái định cƣ (chỉ áp dụng đối với các khách hàng thuộc đối tƣợng nói trên mua nhà ở có diện tích nhỏ hơn 70 m2 và giá bán thấp hơn 15 triệu đồng/m2). Cụ thể:

+ Mức cho vay: Tối đa 85% giá trị nhà mua. + Thời hạn cho vay: Tối đa 15 năm.

+ Lãi suất cho vay: Bằng 90% lãi suất cho vay thông thƣờng cùng kỳ hạn của BIDV.

+ Nguồn trả nợ: Khách hàng vay phải có nguồn thu nhập thƣờng xuyên, ổn định đảm bảo khả năng trả đầy đủ nợ vay trong thời gian vay vốn.

+ Tài sản đảm bảo: Tài sản hình thành từ vốn vay, việc nhận tài sản đảm bảo thực hiện theo quy định hiện hành.

- Dành khoảng 10.500 tỷ cho Chƣơng trình Nhà ở xã hội giai đoạn 2013-2015 để cho vay các đối tƣợng:(i) Chủ đầu tƣ triển khai các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thƣơng mại có diện tích sàn căn hộ dƣới 70m2 và giá bán dƣới 15 triệu đồng/m2 sàn; (ii) Chính quyền địa phƣơng trực tiếp triển khai đầu tƣ hoặc mua lại nhà ở phục vụ cho các chƣơng trình nhà ở tái định cƣ, tạo lập quỹ nhà ở xã hội cho các gia đình chính sách, lực lƣợng vũ trang, nhà ở cho cán bộ công nhân viên thuộc các cơ quan hành chính sự nghiệp; Ƣu tiên triển khai dự án ở địa bàn tại các thành phố lớn: TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dƣơng... và các khu công nghiệp có nhiều công nhân lao động; Ƣu tiên xem xét tài trợ vốn cho nhà ở công nhân của ngành than, nhà ở cho lực lƣợng vũ trang (công an, quân đội) và nhà ở cho cán bộ công nhân viên ngành y tế.

+ Mức cho vay: Tối đa 70% tổng mức đầu tƣ dự án. Mức cho vay cụ thể đối với từng dự án do BIDV quyết định sau khi tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn.

+ Lãi suất cho vay: Trong giai đoạn 2013- 2015: lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt nam VDB (lãi suất ƣu đãi); Trong thời gian còn lại (sau năm 2015): lãi suất cho vay bằng lãi suất thƣơng mại thông thƣờng của BIDV.

3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI BIDV 3.3.1. Xây dựng chiến lƣợc trong hoạt động tín dụng 3.3.1. Xây dựng chiến lƣợc trong hoạt động tín dụng

- Định hƣớng nâng cao chất lƣợng tín dụng tại mỗi giai đoạn sẽ là kim chỉ nam cho việc đề ra và thực hiện các chiến lƣợc cụ thể thông qua một loạt các giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng tại mỗi ngân hàng. Chính vì vậy, BIDV cần xây dựng chiến lƣợc cho họat động tín dụng trong thời gian tới, trong đó tập trung vào các vấn đề:

- Xây dựng chiến lƣợc khách hàng: Xác định rõ đối tƣợng khách hàng của mình, có các biện pháp thu hút khách hàng bằng cách cung cấp tốt nhất các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lƣợng phục vụ thông qua đội ngũ cán bộ ngân hàng và các tiện ích do cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ mang lại. Có các chính sách ƣu đãi đối với các khách hàng lớn, khách hàng truyền thống, hoạt động hiệu quả thông qua các chính sách về lãi suất, phí, điều kiện phục vụ...Chiến lƣợc khách hàng cần thiết phải phổ biến tới từng cán bộ ngân hàng để mỗi cán bộ hiểu rõ và thực hiện tốt.

- Xây dựng chiến lƣợc ngành hàng: Xác định rõ nhóm ngành ƣu tiên trong từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu kinh tế của tỉnh và lợi thế của địa phƣơng. Xác định giới hạn tín dụng cũng nhƣ cơ cấu tỷ trọng cho vay đối với các ngành nhất định, trƣớc mắt tập trung các ngành đang có triển vọng phát triển nhƣ công nghiệp đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất điện…để có sự định hƣớng trong quá trình tiếp thị, cho vay đối với khách hàng thuộc các ngành kinh tế một cách phù hợp và hiệu quả, giảm dƣ nợ và tỷ lệ cho vay xây lắp theo đúng lộ trình của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam.

- Chiến lƣợc thị trƣờng và thị phần: Hiện nay, cạnh tranh giữa các ngân hàng khá mạnh mẽ, ngân hàng cần đẩy mạnh và đổi mới công tác nghiên cứu thị trƣờng, cập nhật đƣợc thông tin về thị phần và thị trƣờng tín dụng, dịch vụ; quảng bá thƣơng hiệu trên địa bàn hoạt động thông qua việc mở rộng mạng lƣới giao dịch, tăng cƣờng công tác marketing và nâng cao chất lƣợng phục vụ nhằm thực hiện mục tiêu duy trì vị trí dẫn đầu về thị phần.

Trong từng chiến lƣợc nêu trên cần đặt ra mục tiêu, lộ trình triển khai cụ thể cũng nhƣ

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 75)