Bài học cho các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 31 - 34)

- Cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài giữa ngân hàng với khách hàng.

- Cần dựa vào thực tế để đánh giá phân tích từng đối tƣợng khách hàng tránh tình trạng thẩm định hồ sơ mang tính chất lý thuyết.

- Yêu cầu bên vay phải chứng minh đƣợc kinh nghiệm trong lĩnh vực mà họ kinh doanh, chứng minh về nguồn trả nợ, mục đích vay vốn và kế hoạch sử dụng vốn vay, cam kết về việc thế chấp tài sản hay bảo lãnh của chính cá nhân, doanh nghiệp đó hay bên thứ ba.

- Cần phải xác định những đối tƣợng khách hàng nào mà ngân hàng đó muốn hƣớng tới, để từ đó có chính sách phù hợp trong việc cho vay, giám sát và thu hồi nợ.

- Các NHTM cần sớm phát hiện ra những rủi ro cho các khoản vay, đánh giá lại các khoản vay theo hạn mức, theo dõi những dấu hiệu dự báo có thể xảy ra trong tƣơng lai gây ảnh hƣởng tới việc trả nợ của khách hàng, sớm phát hiện những khoản nợ quá hạn để từ đó có biện pháp thu hồi nợ.

- NHTM cần phải có sự kết hợp chặt chẽ với các tổ chức, địa phƣơng và chính phủ trƣớc khi tiến hành cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những DNVVN. - Khi cho vay, các ngân hàng thƣơng mại cần phải kiểm soát mục đích sử dụng các

khoản vay của doanh nghiệp; có chứng từ vay vốn rõ ràng; cũng nhƣ duy trì các kênh liên lạc giữa ngân hàng và doanh nghiệp để có thông tin trao đổi kịp thời. Ngƣợc lại, các doanh nghiệp cũng phải tiến hành trích lập dự phòng, khi có những phát sinh khoản thu khó đòi.

- NHTM cũng có thể xử lý nợ xấu thông qua việc bán nợ cho các tổ chức mua bán nợ chuyên nghiệp. Việc bán nợ này cũng có thể coi là phƣơng án xử lý nợ xấu nhanh nhất, giúp NH thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính.

- Cần xem xét nâng cấp quy mô hoạt động, quy mô vốn và mô hình hoạt động của Công ty mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) theo hƣớng chuyển đổi mô hình và nâng cấp DATC thành Tổng công ty xử lý nợ quốc gia trực thuộc Chính phủ. Bổ sung vốn điều lệ, cho phép DATC phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh để mua nợ của các tổ chức tín dụng. Thành lập 1 số công ty cổ phần có vốn điều lệ khoảng 2.000 tỷ đồng do DATC nắm giữ cổ phần từ 36%-49% nhằm xã hội hóa, thu hút sự tham gia góp vốn vào hoạt động xử lý nợ xấu của các thành phần kinh tế.

- Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cần đƣợc triển khai đồng bộ với xử lý nợ xấu bao gồm những nội dung liên quan đến kiểm kê đánh giá các khoản nợ, mua bán nợ xấu và đóng cửa các ngân hàng yếu kém, đồng thời hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng tốt.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Tín dụng là quan hệ vay mƣợn dựa trên nguyên tắc có hoàn trả (cả vốn lẫn lãi) sau một thời gian nhất định. Với ba đặc điểm cơ bản là chỉ thay đổi quyền sử dụng mà không thay đổi quyền sở hữu vốn tín dụng, thời hạn tín dụng đƣợc xác định rõ ràng, ngƣời sở hữu vốn tín dụng đƣợc nhận một phần thu nhập dƣới dạng lợi tức, các quan hệ tín dụng đã đƣợc hình thành và phát triển mạnh mẽ cả về hình thức tín dụng lẫn chất lƣợng các khoản tín dụng theo từng thời kỳ phát triển của lịch sử, đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế.

Bên cạnh việc gia tăng khối lƣợng tín dụng, càng ngày ngƣời ta càng quan tâm đến chất lƣợng của các khoản tín dụng đƣợc cấp phát. Vừa chịu tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô, vừa chịu tác động của các nhân tố trong nội bộ ngân hàng, một khoản tín dụng đƣợc xem là có chất lƣợng khi đáp ứng đƣợc tối đa các nhu cầu của khách hàng, đảm bảo hiệu quả hoạt động của ngân hàng và góp phần phát triển kinh tế. Do đó việc nâng cao chất lƣợng tín dụng là cần thiết. Điều này đòi hỏi các NHTM phải có cơ chế, chính sách quản lý hoạt động tín dụng thích hợp và hiệu quả, phù hợp với các quy định của NHNN và các thông lệ quốc tế.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)