Các dấu hiệu chính của bệnh đốm trắng nội tạng ở cá chim vây vàng tạ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định loài vi khuẩn ncardia sp gây bệnh đốm trắng nội tạng ở cá chim vây vàng (tranchinotus blochii lacepéde, 1801) tại khánh hòa (Trang 48 - 52)

Khánh Hòa

Chúng tôi tiến hành thu mẫu 5 lần tại các địa điểm nuôi cá chim vây vàng ở Khánh Hòa (Ninh Hòa, Cam Ranh, Nha Trang) từ 3/3/2014 đến 21/5/2014. Đối tƣợng thu mẫu là những cá chim vây vàng có dấu hiệu nhiễm bệnh đốm trắng: gốc vây lở loét, có các nốt phồng rộp nhỏ ở da, khi vỡ tạo nên các vết loét nhỏ màu xám, có các khối u dọc cột sống làm cơ thể cá cong vẹo, dị dạng, bụng cá hơi phình và cứng. Cá có một số biểu hiện bất thƣờng về tập tính sống nhƣ: bỏ ăn, bơi tách khỏi đàn, thƣờng bơi lờ đờ, bơi không định hƣớng, bơi xoắn nhiều vòng trên mặt nƣớc (Nguyễn Thị Thùy Giang và cs 2011). Sau đó các mẫu cá đƣợc tiến hành phân tích tại phòng thí nghiệm Bộ môn Công nghệ sinh học - Phân viện Thú y Miền trung, Nha Trang, Khánh Hòa.

Bảng 3.1. Bảng tổng hợp mẫu cá bị bệnh thu đƣợc sau 5 lần thu mẫu

Địa điểm Số lần thu mẫu Số lƣợng mẫu

Ninh Hòa 1 7

Cam Ranh 1 8

Nha Trang 3 25

Trong tổng số 40 con cá chim vây vàng thu đƣợc qua 5 lần lấy mẫu (bảng 3.1) có 35 con cá bộc lộ dấu hiệu bệnh lý rõ ràng đó là:

 Dấu hiệu bên ngoài của bệnh nhƣ: Da cá mất màu sáng bạc do mất nhớt, có nhiều nốt phồng rộp nhỏ từ phía dƣới của da nhô lên, khi các nốt phồng này vỡ ra tạo nên các thƣơng tổn nhỏ màu nâu (hình 3.1). Các vây bụng, vây ngực, vây lƣng có hiện tƣợng xơ mòn (hình 3.2). Một số con cá bệnh xuất hiện các khối u nằm dọc cột sống (hình 3.3), khi khối u này lớn lên gây chèn ép làm cơ thể cá mất đi hình dạng bình thƣờng, cơ thể bị cong gập dị dạng. Mang cá tiết nhiều dịch nhày, tồn tại các vùng tổn thƣơng do hoại tử và các đốm trắng nhỏ (kích thƣớc đốm trắng 1 – 2 mm).

 Giải phẫu bên trong ổ bụng của cá bệnh: Quan sát thấy nhiều đốm trắng nhỏ (đƣờng kính 1 – 2 mm) xuất hiện nhiều ở gan, lách và thận. Ở một số con, các đốm

trắng dạng u hạt còn tìm thấy bám trên bề mặt của bóng hơi, ở màng treo ruột hay ở xoang bụng. Đa phần những con cá bị bệnh có đầu thận bị sƣng to gấp 2 - 3 lần so với cá khỏe và gan có hiện tƣợng có hiện tƣợng xung huyết. (hình 3.5)

Những kết quả trên cho thấy cá chim vây vàng nuôi tại Khánh Hòa bị nhiễm Norcadiosis với dấu hiệu, triệu trứng bên ngoài cũng nhƣ bên trong tƣơng đƣơng với kết quả nghiên cứu trƣớc đây của Nguyễn Thị Thùy Giang và cs ( 2011).

Hình 3.2.Cá chim vây vàng bị xơ mòn gốc vây lƣng Hình 3.1.Cá bị bệnh xuất hiện các nốt phồng rộp dƣới da,

sau một thời gian nốt phồng vỡ ra tạo ra các thƣơng tổn nhỏ mẫu nâu xám

Hình 3.3. Các dấu hiệu gặp ở nội tạng cá vây vàng bị bệnh

a. Xuất hiện đốm trắng ở lách của cá bệnh b. Xuất hiện đốm trắng ở gan cá bệnh c. Xuất hiện đốm trắng ở thận cá bệnh

d. Xuất hiện ổ vi khuẩn màu trắng ở bụng cá bệnh

a b

Hình 3.4. Xuất hiện khối u nhiều đốm trắng ở mang và cột sống của cá bệnh

Bảng 3.2. Các dấu hiệu chính của bệnh đốm trắng trong nội tạng ở cá chim vây vàng đã quan sát đƣợc bằng mắt thƣờng (n = 40 con cá bệnh)

STT Các dấu hiệu chính của bệnh

Tần số gặp (%) 1 Các dấu hiệu quan sát từ bên ngoài Xuất hiện các nốt phồng nhỏ trên da, các nốt phồng bị vỡ ra tạo vết thƣơng tổn nhỏ, gốc vây lở loét 32 80 %

Mang bị hoại tử và tiết nhiều dịch nhầy Xuất hiện các đốm trắng

đục nhỏ trên mang

20 50%

Xuất hiện khối u dƣới da, dọc theo cột sống, cơ thể có khối u lớn nên bị uốn

cong, dị dạng.

2 Các dấu hiệu quan sát trong ổ bụng Đốm trắng xuất hiện ở thận, đầu thận rất to gấp 2-3 lần so với cá khỏe 25 62,5% Lách sƣng, viêm và xuất hiện nhiều đốm trắng 22 55% Đốm trắng xuất hiện ở gan Gan cá có hiện tƣợng xung huyết 24 60% Đốm trắng xuất hiện ở mạng treo ruột và bóng hơi 2 5%

Kết quả bảng 3.2 cho thấy tần suất gặp giữa các triệu chứng bên ngoài thì gốc vây lở loét, phồng dột trên da bắt gặp với tần suất cao ở cá bệnh, dấu hiệu u lớn dọc cột sống và làm cơ thể biến dạng thƣờng ít gặp nhƣng dấu hiệu này cùng với dấu hiệu xuất hiện đốm trắng ở gan, thận, lách cá bệnh lại là dấu hiệu điển hình và đặc trƣng của bệnh. Kết quả này cho thấy cá chim vây vàng khi bị nhiễm Norcadiosis sẽ gây biểu hiện bệnh trên toàn cơ thể. Vi khuẩn xâm nhiễm và phá hủy hầu hết tất cả cơ quan bên ngoài, nội tạng của cá. Kết quả này tƣơng đƣơng với kết quả nghiên cứu về cá chim vây vàng của Nguyễn Thị Thùy Giang và cs (2011). Đồng thời việc nghiên cứu về biểu hiện bệnh vi khuẩn Nocardia trên cá chim vây vàng cũng cho thấy rằng bệnh này rất nguy hiểm, tỷ lệ chết cao. Vì vậy các nghiên cứu về Nocardia gây bệnh đốm trắng trên cá chim vây vàng là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định loài vi khuẩn ncardia sp gây bệnh đốm trắng nội tạng ở cá chim vây vàng (tranchinotus blochii lacepéde, 1801) tại khánh hòa (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)