Nuôi cấy và bảo quản vi khuẩn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định loài vi khuẩn ncardia sp gây bệnh đốm trắng nội tạng ở cá chim vây vàng (tranchinotus blochii lacepéde, 1801) tại khánh hòa (Trang 40)

Có nhiều phƣơng pháp bảo quản vi khuẩn khác nhau nhƣ cấy truyền định kỳ lên môi trƣờng mới, phƣơng pháp đông khô, phƣơng pháp bảo quản bằng nitơ lỏng…. Và tùy theo mục đích sử dụng, loại vi sinh vật cần bảo quản, thời gian bảo quản và điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất mà ta lựa chọn phƣơng pháp bảo quản thích hợp nhất.

Với loài vi khuẩn thuộc chi Nocardia này chúng tôi sử dụng phƣơng pháp bảo quản lạnh sâu ở -80ºC . Với phƣơng pháp này tế bào vi khuẩn có thể bị vỡ trong quá trình làm lạnh và làm tan mẫu do việc tích lũy các chất điện giải trong mẫu bảo quản và hình thành các tinh thể nƣớc đá trong tế bào, vì thế để khắc phục nhƣợc điểm này ngƣời ta thƣờng bổ sung các chất làm hạn chế tốc độ lạnh sâu và làm tan nhanh nhƣ glycerol, DMSO (dimethyl sulfoside), trong đề tài này chúng tôi sử dụng glycerol bổ sung vào dịch trƣợc khi đem đi bảo quản.

 Cách tiến hành:

Vi khuẩn sau khi đƣợc phân lập trên môi trƣờng thạch ogawa sẽ chuyển sang nuôi cấy lỏng trong môi trƣờng BHI có bổ sung huyết thanh bò (Newborn Calf Serum) tỉ lệ: 2%.

Vi khuẩn đƣợc nuôi lắc ở nhiệt độ 24 – 26°C tốc độ 200 vòng/ phút, trong vòng 8 - 15 ngày thu sinh khối vi khuẩn.Tiến hành ly tâm dịch nuôi cấy với tốc độ 5000 vòng trong 5 phút để thu sinh khối vi khuẩn. Thêm 300µl dung dịch glycerol 50%, mix đều cho glycerol trộn đều với dịch vi khuẩn. Ghi tên loài, ngày tháng tiến hành bảo quản lên trên eppendorf sau đó cho vào trong túi đem bảo quản trong tủ lạnh -80ºC. Chú ý đầu tuýp, eppendorf, glycerol phải đƣợc hấp khử trùng 121º

C trong 15 phút để tránh tạp nhiễm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định loài vi khuẩn ncardia sp gây bệnh đốm trắng nội tạng ở cá chim vây vàng (tranchinotus blochii lacepéde, 1801) tại khánh hòa (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)