0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

BẢO HIỂM LỚN VIỆT NAM 2.1 Khái quát thị trường tái bảo hiểm Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH TÁI BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM (Trang 45 -53 )

- Phát hiện các nguy cơ rựi ro.

BẢO HIỂM LỚN VIỆT NAM 2.1 Khái quát thị trường tái bảo hiểm Việt Nam

2.1 Khái quát thị trường tái bảo hiểm Việt Nam 2.1.1 S hình thành và phát triển thị trường tái bảo hiểm

Tại Việt nam, bảo hiểm và tái bảo hiểm ra đời muộn hơn nhiều so với thế giới. Ngày 17/12/1964, doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước đầu tiên là Bảo Việt đã ra đời theo Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ. Ban đầu Bảo Việt thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải như hàng hóa, thân tàu, trách nhiệm dân sự chủ tàu, kèm theo đó là các hoạt động nhượng tái bảo hiểm ra nước ngoài. Bảo Việt hoạt động một mình một thị trường mãi cho đến T12/1993 trước khi Nghị Định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm của Chính Phủ đã đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình phát triển bảo hiểm thương mại ở nước ta. Độc quyền đã chấm dỏt với sự ra đời của một loạt các doanh nghiệp bảo hiểm và tái bảo hiểm thuộc nhiều thành phần kinh tế, mở ra huống phát triển đa dạng và nâng cao năng lực bảo hiểm cho toàn thị trường.

Nhằm điều tiết hoạt động tái bảo hiểm khi xóa bỏ độc quyền, ngày 27/9/1994, Bộ Tài Chính đã ra Quyết định thành lập Công ty tái bảo hiểm quốc gia (VINARE) với chỏc năng thực hiện kinh doanh tái bảo hiểm, hỗ trợ thị trường bảo hiểm trong nước phát triển, đầu mối cho sự hợp tác chia sẻ dịch vụ giữa các doanh nghiệp nhằm tăng cường giữ lại phí bảo hiểm cho thị trường trong nước, tránh chuyển phí nhiều ra nước ngoài. Công ty tái bảo hiểm quốc gia chính thỏc đi vào hoạt động từ 1/1/1995.

Trong những năm sau đó thị trường ngày một sôi động hơn với nhiều công ty bảo hiểm mới bao gồm cả cổ phần, liên doanh liên tục được thành lập như Bảo Minh (1994), PJICO (1995), Bảo Long (1995), Dầu Khí PVI (1996), Quốc tế VÍA (1996), Liên hiệp UIC (1997), Bưu điên PTI (1998), .... cho đến cuối 2009 thị trường đã có 28 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, Ì doanh nghiệp tái bảo hiểm và lo môi giới

bảo hiểm. Có thể nói với số lượng doanh nghiệp bảo hiểm ngày một tăng thì hoạt động tái bảo hiểm cũng ngày một sôi động. Tuy nhiên do cạnh tranh bảo hiểm gốc mà chất lượng đích vu tái bảo hiểm ngày một kém đi, và để quản lý thị trường thì nhà nước cũng đã có nhiều bước đi cải tiến thị trường.

Khung pháp lý cho thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm cũng từng bước được hoàn thiện để tạo điều kiện cho thị trường phát triển lành mạnh. Dưới đây là một số văn bản luật đặt dấu ấn quan trọng cho thị trường.

Bảng 2.1 : Các văn bản quản lý hoạt động bảo hiểm và tái bảo hiểm

Văn bản Ngày ban hành Nội dung

Nghị định 100/CP 17/12/1993 Kinh doanh bảo hiểm Quyết định 1235/TC 8/12/1995 Tái bảo hiểm bát buộc Quốc hội 24/QH 21/12/2000 Luật kinh doanh bảo hiểm

Nghị định 42/CP 1/8/2001 Quy định chi tiết một số điều của Luật KDBH

Nghị định 43/CP 1/8/2001 Chế độ tài chính đối với bảo hiểm và môi giới bảo hiểm

Thông UI71/BTC 28/8/2001 Hướng dổn Nghị định 42/CP Thông tư 72/BTC 28/8/2001 Hướng dổn Nghị định 43/CP

Quyết định 153/BTC 22/9/2003 Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm

Thông tư 98/BTC 19/10/2004 Hướng dổn Nghị định 42/CP Thông tư 99/BTC 19/10/2004 Hướng dổn Nghị định 43/CP

Nghị định 45/CP 27/3/2007 Quy định chi tiết một số điều của Luật KDBH

Nghị định 46/CP 27/3/2007 Chế độ tài chính đối với bảo hiểm và môi giới bảo hiểm

Thông tư 155/BTC 20/12/2007 Hướng dổn Nghị định 45/CP Thông tư 156/BTC 20/12/2007 Hướng dổn Nghị định 46/CP

Thông tư 86/BTC 28/4/2009 Sửa đổi Thông tư 155/BTC và Thông tư 156/BTC

Nghị định41/CP 5/5/2009 Xử phạt hành chính trong linh vục kinh doanh bảo hiểm

Ngày 24/12/1999, Hiệp Hội bảo hiểm Việt nam (Association of Vietnamese Insurers - AVI) ra đời. Đây là tổ chức với các thành viên là đại diện của cơ quan

quản lý nhà nước, đại diện các doanh nghiệp bảo hiểm và tái bảo hiểm trong nước,

được thành lập với mục đích :

+ Đáp ứng như cầu hợp tác và trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên.

+ Khi cạnh tranh trên thị trường ngày một gay gựt thì cần một tổ chức đứng ra dàn xếp lợi ích của các thành viên nhằm tìm ra tiếng nói chung và bảo vệ lợi ích cho khách hàng.

+ Hỗ trợ cơ quan nhà nước xây dựng và ban hành các vãn bản pháp lý điều tiết hoạt

động bảo hiểm và tái bảo hiểm sao cho phù hợp với tình hình thực tế.

Cho đến thời điểm này, thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt Nam có thể coi là đã được 15 năm tuổi nhưng vẫn còn rất non trẻ và nhỏ bé so với nhiều nước trong khu vực như Malaysia, Singapore, Thailand, Indonesia, ... tuy nhiên rất nhiều các công ty tái bảo hiểm lớn đánh giá thị trường tái bảo hiểm ở Việt Nam là thị

trường tiềm năng và sẽ phát triển mạnh trong vài năm tới.

2.1.2 Thực trạng thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt Nam 2.1.2.1 Các chỉ số hoạt động, dung lượng và cơ cấu các nghiệp vụ

Trong những 5 năm gần đây, Bộ Tài Chính liên tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt nam 2003-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và thực hiện mở cửa thị trường bảo hiểm theo các cam kết quốc tế. Tính đến hết 2009 đã các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thì có 39 đơn vị (28 công ty bảo hiểm, 10 môi giới bảo hiểm, Ì công ty tái bảo hiểm).

Bên cạnh đó, sự góp mặt của 42 văn phòng đại diện của các tổ chức bảo hiểm

nước ngoài tại Việt Nam cũng góp phần cải thiện môi trường đầu tư và tăng lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài khi đến làm ăn tại Việt Nam.

Về quy mô thị trưởng, trong năm 2008 thị trường bảo hiểm tiếp tục duy trì tốc

độ tăng trưởng cao so với tăng trưởng GDP, doanh thu toàn ngành đạt 28.052 tỷ đồng, tăng 15,56% so với năm 2007, trong đó doanh thu phí bảo hiểm đạt 21.253 tỷ đồng, doanh thu hoạt động đầu tư đạt 6.799 tỷ đồng. Đây là số liệu của toàn nghành, nếu tính riêng phi nhân thọ thì ta có số liệu như dưới đày :

Bảng 2.2 : Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ của ngành qua các năm

Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008

DT phí Tỷ đồng 5.486 6.445 8.213 10.950

Tăng trưởng

%

15,06% 17,48% 28,27% 33,33%

Phí/GDP

%

0,65% 0,66% 0,72% 0.9%

(Nguồn : Báo cáo thường niên Thị trường báo hiểm Việt Nam 2006, 2008 Bộ Tài Chính - NXB Tài Chính 2007, 2009)

Về thị phẩn doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ, do số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm tăng lên nên thị phần của các doanh nghiệp dẫn đầu bị giảm tương đối, tuy nhiên số tuyệt đối vẫn tăng cao. Thị trường bảo hiểm gốc vẫn do 4 doanh nghiệp lớn nhất thị trường tác đậng mạnh là Bảo Việt, Bảo Minh, PVI, PJICO.

Bảng 2.3 : Thị phần chung của l o doanh nghiệp đầu ngành

Công ty 2005 2006 2007 2008 Bảo Việt 38,4% 34,9% 31,50% 30,55% Bảo Minh 21,5% 21,3% 19,56% 17,23% PVI 12,8% 18,1% 19,47% 18,45% PJICO 13,33% 10,6% 10,83% 9,77% PTI 4,9% 4,3% 3,56% 4,04% Viễn Đông 1,7% 1,7% 1,92% 2,02% Bảo Long 2,1% 1,8% 2,01% 2,32% A A A 0,1% 0,8% 1,93% 1,86% VÍA 1,3% 1,4% 1,48% 1,59% UIC 2,1% 2 % 2,02% 1,63% Khác 1,77% 3,1% 5,72% 10,54%

(Nguồn : Báo cáo thường niên Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2006, 2008 Bộ Tài Chính - NXB Tài Chính 2007, 2009)

Như vậy, theo dõi sự thay đổi của thị phần ta có thể nhận thấy duy chỉ có PVI và Viễn Đông là có tốc đậ tăng trưởng cao hơn tốc đậ tăng trưởng chung của thị trường nên kết quả là vẫn giữ được thị phần. Đố i với các doanh nghiệp bảo hiểm

khác thì giảm thị phần mặc dù vẫn tăng trưởng do tăng trưởng thấp hơn mức chung của thị trường.

Vê doanh thu phí bảo hiểm gốc theo nghiệp vụ, kết thúc năm 2008, các nghiệp vụ bảo hiểm chính đều đạt tấc độ tâng trưởng cao. Nghiệp vụ bảo hiểm hàng không tăng 109,2%, bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu tăng 58,4%, bảo hiểm hàng hóa vớn chuyển tăng 35,7%, bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người tăng 34,4%, bảo hiểm cháy nổ tăng 32,3%, bảo hiểm tài sản và thiệt hại tăng 22,2%, bảo hiểm xe cơ giới tăng 22,2%.

Bảng 2.4 : Doanh thu phí bảo hiểm gốc theo năm nghiệp vụ

Đơn vị tính : tỷ đồng

Loại hình bảo hiểm 2005 2006 2007 2008

Con người 830 977 1186 1594

Tài sản và thiệt hại 1135 1500 1791 2188

Hàng hóa vớn chuyển 437 508 721 979

Hàng không 327 332 321 672

Xe cơ giới 1610 1735 2573 3145

Cháy nổ 527 614 640 847

Thân tàu, TNDS chủ tàu 516 637 809 1282

Trách nhiệm chung 85 118 158 211

Tín dụng, tài chính 0 2 3 7

Thiệt hại kinh doanh 19 21 22 26

Nông nghiệp 0 1 1 2

Khác 0 0 1 6

(Nguồn : Báo cáo thường niên Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2006, 2008 Bộ Tài Chính - NXB Tài Chính 2007, 2009)

Về cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm gốc theo năm nghiệp vụ 2008, nghiệp vụ xe cơ giới chiếm tỷ trọng lớn nhất 28,7%, tiếp đến là bảo hiểm tài sản và thiệt hại 20%, bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người 14,6%, bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu 11,7%, bảo hiểm hàng không, bảo hiểm cháy nổ và bảo hiểm

hàng hóa vận chuyển chiếm từ 6,1% - 8,9%. Trong khi đó các nghiệp vụ bảo hiểm như bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp.

Thân làu & Khác TNDS chù tàu 2.20%

thuật 20.00%

Hình 2.1 : C ơ câu doanh thu phí bảo hiểm gốc theo nghiệp vụ 2008

(Nguồn : Báo cáo thường niên Thị trường bảo hiểm Việt Nơm 2008 Bộ Tài Chính - NXB Tài Chính 2009)

Về phí báo hiểm giữ lại, sau quá trình thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm, năng lực tài chính, năng lực kinh doanh cứa các doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể, công tác đánh giá rứi ro và đề phòng hạn chế tổn thất cũng được cải thiện. Kết quả là mức phí bảo hiểm giữ lại (phí bảo hiểm gốc sau khi trừ đi phí nhượng tái bảo hiểm) cứa toàn thị trường bảo hiểm phi nhãn thọ trong năm 2008 tăng 38,9% so với năm 2007 lên mức 7.334 tỷ đồng.

Bảng 2.5 : Doanh thu phí bảo hiểm giữ lại theo năm nghiệp vụ

Đơn vị tính : tỷ đồng

Loại hình bảo hiểm 2005 2006 2007 2008

Con người 821 959 1141 1533

Tài sản và thiệt hại 500 480 420 733

Hàng hóa vận chuyển 342 328 498 672

Hàng không 2 4 7 8

Xe cơ giới 1610 1735 2.573 3145

Thân tàu, TNDS chủ tàu 337 391 458 653

Trách nhiệm chung 84 115 155 207

Tín dụng, tài chính 0 2 3 7

Thiệt hại kinh doanh 18 19 20 22

Nông nghiệp 0 1 1 2

Khác 0 0 1 6

(Nguồn : Báo cáo thưởng niên Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2006, 2008 Bộ Tài Chính - NXB Tài Chính 2007, 2009)

Như vậy ta thấy nghiệp vụ bảo hiểm con người và bảo hiểm xe cơ giới có tỷ lệ giữ lại rất cao trên 90%, điều này là do đối tượng bảo hiểm có Số tiền bảo hiểm không cao, hầu hết thuộc mọc giữ lại nên không nhượng tái đi nhiều. Nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ có doanh thu phí giữ lại giảm qua các năm là do số lượng các công trình lớn ngày một tăng, tỷ lệ phí bảo hiểm giảm qua các năm do cạnh tranh khốc liệt nên phí giữ lại bị giảm trong năm 2006 và 2007.

Về cơ cấu của phí giữ lợi trong năm 2008, xe cơ giới chiếm tỷ trọng lớn nhất

42,12%, con người 20.91%. Đố i với nghiệp vụ hàng không, do không có số đông, mọc trách nhiệm lại rất lớn nên khả năng giữ lại thấp nên hầu hết phí phải tái đi.

Thản tàu & Khác TNDS chủ tàu 2 6 0 %

Hình 2.2 : C ơ cấu doanh thu phí bảo hiểm giữ lại theo nghiệp vụ 2008

(Nguồn : Báo cáo thường niên Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2008 Bộ Tài Chính - NXB Tài Chính 2009)

Về phí nhượng tới bảo hiểm, dựa trên số liệu doanh thu phí bảo hiểm gốc và phí giữ lại, ta có thể thấy chi tiết phí nhượng tái bảo hiểm như sau :

Bảng 2.6 : Phí bảo hiểm nhượng tái theo n ă m nghiệp vụ

Đơn vị tính : tỷ đồng

Loại hình bảo hiểm 2005 2006 2007 2008

Con người 9 18 45 61

Tài sản và thiệt hại 635 1020 1371 1455

Hàng hóa vận chuyển 95 180 223 307

Hàng không 325 328 314 664

Xe cơ giới 3 3 8 14

Cháy nổ 210 277 281 435

Thân tàu, TNDS chủ tàu 179 246 351 629

Trách nhiệm chung 1 3 3 4

Tín dụng, tài chính 0 0 0 0

Thiệt hại kinh doanh 1 2 2 4

Nông nghiệp 0 0 0 0

Khác 0 0 0 0

(Nguồn : Tác giả tổng hợp)

Bảng 2.6 cho thấy các giao dịch tái bảo hiểm chủ yếu thực hiện ằ các nhóm nghiệp vụ Cháy nổ, Tài sản, Kỹ Thuật, Hàng hóa, Hàng không, Thân tàu và TNDS chủ tàu. Các nghiệp vụ khác thì hầu như giữ lại hết. Trong đó hầu hết phí bảo hiểm nhượng tái ra nước ngoài tuy rằng thị trường cũng đã tích cực trao đổi dịch vụ cho nhau để tăng cường mức giữ lại cho toàn thị trường.

Về bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ, số tiền bồi thường bảo hiểm gốc năm 2008 là 4.598 tỷ đồng, số tiền bảo hiểm thuộc trách nhiệm giữ lại 3.393 tỷ đồng. Tỷ lệ bồi thường gốc và bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại năm 2008 tương ứng là 46.3% và 42%. Như vậy vai trò của tái bảo hiểm đã phát huy khi tỷ lệ bồi thường thuộc mức giữ lại thấp hơn bồi thường gốc.

Bảng 2.7 : Sôi tiền bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ

Đơn vị tính : tỷ đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008

Bồi thường gốc 2168 2488 3238 4598

Bồi thường thu đòi tái 543 496 745 1205

Bồi thường giữ lại 1625 1992 2493 3393

(Nguồn : Báo cáo thường niên Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2008 Bộ Tài Chính - NXB Tài Chính 2009)

Về dự phòng nghiệp vụ cũng được trích lập đầy đủ tương ứng với phần trách nhiệm bảo hiểm giữ lại cùng với sự tăng trưởng về doanh thu phí bảo hiểm, nhịm đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tái bảo hiểm trong trường hợp này làm giảm phần trách nhiệm , giảm tỷ lệ dự phòng xuống, nhờ đó đảm bảo được được biên khả năng thanh toán.

Bảng 2.8 : Dự phòng bảo hiểm phi nhân thọ

Đơn vị tính : tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Dự phòng phí 1768 2144 2634 3365 Dự phòng bồi thường 445 633 1170 1472 Dự phòng dao động lớn 886 1002 657 666 Tổng3099 3778 4461 5503

(Nguồn : Báo cáo thường niên Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2008 Bộ Tài Chính - NXB Tài Chính 2009)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH TÁI BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM (Trang 45 -53 )

×