0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đo lường mức độ nghiêm trọng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH TÁI BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM (Trang 38 -45 )

- Phát hiện các nguy cơ rựi ro.

1.3.4.2 Đo lường mức độ nghiêm trọng

Mặc dù cả hai số liệu về tần số và mức độ nghiêm trọng của tổn thất đều cần thiết trong việc đo lường rủi ro, song sự quan trọng của một nguy cơ rủi ro thường phậ thuộc nhiều vào mức độ nghiêm trọng của tổn thất chứ không phải là tần số. Một rủi ro có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng dù ít khi xảy ra đáng quan tâm hơn nhiều so với một rủi ro thường xuyên xảy ra nhưng gây tổn thất không đáng kể.

Để xác định mức độ nghiêm trọng của tổn thất, những người đánh giá và quản lý rủi ro phải đánh giá được tất cả các tổn thất là hậu quả trực tiếp của một sự cố cũng như toàn bộ hậu quả về tài chính m à công ty bảo hiểm có thể phải gánh chịu nếu chấp nhận bảo hiểm. Nếu tập trung quá nhiều tổn thất lớn, phá sản là điều không thể tránh khỏi.

Một đại lượng phổ biến để đo lường mức độ nghiêm trọng của tổn thất là tổn thất lớn nhất có thể xảy ra( PML - Probabìe Maximum Loss). Đ ó là giá trị thiệt hại lớn nhất có thể xảy ra m à những người đánh giá và quản lý rủi ro có thể nhận thức được. Thiệt hại thực tế sẽ không thể vượt quá giá trị này. Đây chính là căn cứ để tính toán số tiền phải bồi thường lớn nhất trong trường hợp có tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm xảy ra. Thông thường, giá trị tổn thất lớn nhất có thể xảy ra chính bằng số tiền bảo hiểm, bởi vì nguyên tắc của bảo hiểm là "trong mọi trường hợp số tiền bảo hiểm là giới hạn trách nhiệm tối đa của công ty bảo hiểm". Việc tính toán số tiền bảo hiểm phải rất kỹ lưỡng, cần phải không được thấp hơn giá trị thay thế mới (hoặc giá khôi phậc hay giá thị trường tùy thuộc vào đối tượng bị tổn thất) bao gồm cả

thuế, cước phí, các chi phí về hải quan và lắp đặt, chi phí phục hổi lại thông tin lưu trữ trên các phương tiện lưu trữ dữ liệu và các chi phí gia tăng. Tất cả các chi phí trên đều được xác định dựa trên cơ sở tổn thất đầu tiên (First loss).

Như vậy, có thứ khẳng định rằng việc xác định mức độ nghiêm trọng của tổn thất là một công việc rất quan trọng, nó hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro, từ đó đưa ra quyết định có chấp nhận bảo hiứm không, nếu có thì nó cũng là căn cứ đứ xác định phí bảo hiứm và lựa chọn công cụ quản lý rủi ro.

1.3.4.3 Lựa chọn công cụ quản lý r ủ i ro

Lựa chọn công cụ quản lý rủi ro là việc hết sức quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả của toàn bộ quá trình quản lý rủi ro.

• Mối quan hệ giữa đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro

Quản lý rủi ro là việc giải quyết các vấn đề rủi ro m à công ty bảo hiứm phải đương đầu khi triứn khai một nghiệp vụ bảo hiứm. Quá trình quản lý rủi ro bắt đầu khi câu hỏi "các sự kiện nào có thứ gây thiệt hại về tài chính cho công ty, và có thứ thiệt hại là bao nhiêu?" được đặt ra cho các nhà đánh giá và quản lý rủi ro. Sau khi xác định và định lượng các tình huống dẫn đến tổn thất, cáu hỏi tiếp theo sẽ là "Hành động gì nên tiến hành dứ giải quyết các vấn đề này?". Các bước quản lý rủi ro trong hoạt động bảo hiứm nói chung thường bao gồm 3 bước:

- Nhận dạng rủi ro và tổn thất tiềm ẩn, đo lường mức độ nghiêm trọng của tổn thất - Lựa chọn các công cụ đứ đối phó với các rủi ro

- Giám sát hoạt động quản lý rủi ro

Như vậy, đánh giá rủi ro là bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong quá trình quản lý rủi ro. Có làm tốt việc đánh giá rủi ro thì mới có thứ thực hiện được công tác quản lý rủi ro.

• Lựa chọn công cụ quản lý rủi ro.

Sau khi đã nghiên cứu tất cả các nguồn rủi ro có thứ dẫn đến tổn thất và đo lường thì công việc của những người đánh giá và quản lý rủi ro là phát triứn và thực hiện các k ế hoạch đứ đối phó với các tổn thất tiềm ẩn trước khi chúng xảy ra. Việc thực hiện công việc này đòi hỏi phải có kiến thức trong việc lựa chọn các phương pháp đứ đối phó với rủi ro. Một chương trình quản lý rủi ro hoàn hảo là kết quả của

sự xem xét toàn bộ tất cả các công cụ có thể lựa chọn chứ không chỉ tin cậy vào một phương pháp đối phó với tổn thất . Dựa trên mối quan hệ giữa tần xuất và mức độ nghiêm trọng cạa tổn thất, ta có thể lựa chọn một số giải pháp xử lý như sau:

Bảng 1.3 : Bảng giải pháp quản lý r ạ i ro ^~"-~^Mức độ nghiêm trọng Tần suất Cao Thấp Cao -Phòng tránh -Ngăn ngừa hạn chế -Chuyển nhượng -Tự gánh chịu -Ngân ngừa -Tự gánh chịu Thấp -Ngăn ngừa -Tự gánh chịu -Chuyển nhượng -Ngăn ngừa -Tự gánh chịu

Trong nghiệp vụ bảo hiểm và tái bảo hiểm, có hai phương pháp đối phó với các tổn thất tiềm ẩn là: Phân tán rại ro, ngân chặn tổn thất.

- Phân tán rủi ro

Bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ phục vụ cho tất cả các tổ chức và cá nhân có nhu cầu. Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp người bảo hiểm đều chấp nhận các yêu cầu. Các rại ro đã xảy ra, chắc chắn hoặc gần như chắc chắn sẽ xảy ra thì bị từ chối bảo hiểm. Nhưng còn trong các trường hợp rại ro thuộc phạm vi bảo hiểm nhưng giá trị bảo hiểm lại quá lớn, vượt quá khả năng tài chính cạa công ty thì giải quyết bằng cách nào? Từ chối bảo hiểm thì sẽ bị mất khách hàng và làm giảm uy tín cạa công ty. Còn nếu chấp nhận bảo hiểm thì điều gì sẽ xảy ra?

Là người nhận các rại ro được chuyển giao từ người tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm lúc này sẽ phải đối mặt với những tổn thất có thể rất lớn nếu tổn thất xảy ra. Mặc dù quỹ bảo hiểm là một quỹ tài chính lớn, được lập ra bởi sự đóng góp cạa nhiều người theo nguyên tắc "số đông bù số ít", song nếu tổn thất xảy ra liên tục m à giá trị bảo hiểm lại rất lớn thì nguy cơ phá sản là điều không thể tránh khỏi. Một kinh nghiệm trong hoạt động cạa các nhà bảo hiểm thương mại là tránh nhận những rại ro quá lớn, vượt quá khả năng tài chính cạa công ty. Chính vì vậy phải phân tán

bớt các rủi ro đã nhận là một nguyên tắc quan trọng giúp cho các nhà bảo hiểm có thể đảm bảo nhận các rủi ro lớn, tránh được điều tối kỵ là từ chối bảo hiểm, vừa có thể bảo đảm được hoạt động kinh doanh. Để phân tán rủi ro, các nhà bảo hiểm thường sử dụng hai phương thổc: đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm. Hiện nay, tái bảo hiểm là phương thổc được sử dụng phổ biến hơn. Theo phương thổc này, công ty bảo hiểm gốc ký hợp đồng với người tham gia và sau đó chuyển giao rủi ro cho các công ty nhận tái bảo hiểm và thu hoa hồng.

Trong một công ty bảo hiểm, song song với hoạt động nhượng tái bảo hiểm là hoạt động nhận tái bảo hiểm. Khi đấy các rủi ro nhận về dưới hình thổc nhận tái cũng có thể được xem xét giữ lại hoặc tiếp tục nhượng lại cho đối tác khác để thu phần chênh lệch hoa hồng. Thông thường các công ty nhận tái bảo hiểm là các công ty nước ngoài vì vậy họ có thể đồng ý cho công ty nhượng tái chuyển nhượng lại các dịch vụ tái bảo hiểm 2 trung gian hoặc hơn, tuy nhiên họ sẽ giới hạn các rủi ro chuyển nhượng bằng các tiêu chí hẹp hơn để tránh tích tụ rủi ro khi cùng lúc hợp tác với nhiều công ty nhượng tái.

Như vậy, phân tán rủi ro là cách thổc đơn giản và cơ bản nhất của quản lý rủi ro trong bất kỳ lĩnh vực nào.

- Ngăn chăn tổn thất

Theo nguyên tắc chung, các hoạt động ngăn chặn tổn thất được thiết kế để làm giảm đi tần xuất hoặc tính chất nghiêm trọng của tổn thất trước khi chúng xảy ra. Ngăn chặn tổn thất được xem như một phương pháp để đối phó với tất cả các tình huống tổn thất, dù chúng được nhận về mình hay được chuyển giao.

Trong cuộc sống hàng ngày, ta có thể bắt gặp vô số những biện pháp ngăn chặn tổn thất, chẳng hạn như các biển báo nguy hiểm, những lời cảnh cáo được in trên bao bì các hoa chất nguy hiểm và dược phẩm, các gương cầu được đặt ở những đoạn đường vòng,... Như là một quy tắc chung, ở bất cổ nơi nào có tần xuất tổn thất cao thì ở đó các hoạt động ngăn chặn tổn thất đều được xem là một lựa chọn để đối phó với tổn thất. Ngăn chặn tổn thất là một công việc có thể thực hiện được, nếu chi phí ngăn chặn tổn thất ít hơn thiệt hại có thể xảy ra.

Trong nghiệp vụ bảo hiểm gốc, một số tổn thất có thể xác định được từ các mối nguy hiểm của môi trường vật chất như: độ ẩm cao, những vùng hay xảy ra bão lụt,... hay từ môi trường hoầt động như: sự lầc hậu về máy móc, thiếu ánh sáng, không có thiết bị điểu hoa không khí, không có các đèn báo cháy hoặc các thiết bị chữa cháy không đầy đủ... Một số tổn thất khác lầi liên quan trực tiếp đến hần chế và thiếu sót của con người như vận hành máy móc không đúng theo quy trình kỹ thuật, thiếu chú ý đến các thiết bị an toàn,... Tuy từng trường hợp người bảo hiểmsẽ kết hợp với người được bảo hiểm tiến hành các biện pháp ngăn ngừa hần chế tổn thất, chẳng hần như trích phí bảo hiểm để hỗ trợ trang bị thêm các phương tiện chữa cháy, hướng dẫn người được bảo hiểm lắp đặt hệ thống chống sét, hoặc khuyến cáo, yêu cầu người được bảo hiểm tiến hành theo đúng định kỳ việc bảo dưỡng thiết bị nhằm khắc phục những hư hầi hoặc sai lệch phát sinh do quá trình hoầt động của thiết bị...

Đố i với tái bảo hiểm, do đặc thù là hoầt động gián tiếp nên hầu như không thể tác động ngược lầi khách hàng nhưng tái bảo hiểm còn nhiều biện pháp khác để tự bảo vệ mình trước những tổn thất lớn :

- Thiết lập một quy trình khai thác tái bảo hiểm (chấp nhận rủi ro nhận tái) để thống nhất tiêu chuẩn đầu vào của các rủi ro nhận về. Từ việc nhận thông tin, xử lý, trình duyệt, chấp nhận rủi ro và xác định các phương thức bảo vệ. Quy trình này sẽ được trình bày chi tiết ở Chương sau và việc thực hiện quy trình sẽ giúp loầi bỏ các sai sót kỹ thuật không đáng có.

- Dùng các công cụ kỹ thuật như hợp đồng tái phi tỷ lệ để bảo vệ danh mục rủi ro trong trường hợp giữ lầi hết hoặc lầi san sẻ rủi ro tiếp cho các bên khác thông qua hợp đồng tái tỷ lệ.

1.3.4.4 Giám sát hoầt động quản lý r ủ i r o

Sau khi đã xác định được tất cả các nguồn tổn thất tiềm ẩn và đã lựa chọn được những công cụ quản lý thích hợp, những người đánh giá và quản lý rủi ro còn có một nhiệm vụ nữa là: giám sát thường xuyên chương trình quản lý rủi ro để chắc chắn rằng nó đáp ứng được những yêu cầu đặt ra.

Giám sát hoạt động quản lý rủi ro là quá trình xem xét, đo lường, đánh giá và chấn chỉnh việc quản lý rủi ro nhằm đảm bảo cho các mục tiêu, k ế hoạch của công ty bảo hiểm được hoàn thành một cách có hiệu quả, hoạt động tái bảo hiểm được như mong đợi. Như vậy, giám sát được thực hiện không phải chỉ nhằm phát hiện các sai sót, ách tắc trong quá trình quản lý rủi ro của công ty bảo hiểm để có giải pháp xử lý kởp thời m à còn nhằm tìm kiếm các cơ hội, tiềm năng có thể khai thác để tận dụng, thúc đẩy công ty nhanh chóng đạt tới mục tiêu dự đởnh. Giám sát hoạt động quản lý rủi ro đảm bảo cho các kế hoạch được thực hiện với hiệu quả cao, bởi vì trong thực tế một k ế hoạch dù hoàn hảo cũng có thể không được thực hiện như ý muốn. Các nhà lãnh đạo cũng như cấp dưới của họ đều có thể mắc sai lầm, hoạt động quản lý rủi ro có thể tiến hành chậm hơn k ế hoạch. Việc giám sát cho phép chủ động phát hiện, sửa chữa các sai lầm đó trước khi chúng trở nên nghiêm trọng. Bên cạnh đó, việc giám sát giúp các cán bộ đánh giá và quản lý rủi ro thẩm đởnh được tính đúng sai của chương trình quản lý rủi ro, tính tối ưu, phù hợp của các công cụ quản lý rủi ro đang sử dụng. Ngoài ra, giám sát hoạt động quản lý rủi ro còn giúp các nhà quản lý rủi ro theo sát và đối phó được với sự thay đổi của môi trường, của các nguồn rủi ro. Cùng với thời gian, các điều kiện ban đầu đều có thể thay đổi. Mỗi một thay đổi đó đều có thể tiềm ẩn một tình huống tổn thất hoặc biến đổi nguồn dẫn đến tổn thất. Việc giám sát thường xuyên hoạt động quản lý rủi ro luôn luôn là một việc làm có ích. Các kết quả thực tế của chương trình phải được đởnh lượng, đánh giá so với mục tiêu ban đầu. Những người đánh giá và quản lý rủi ro phải trả lời các câu hỏi sau: Chương trình ngăn chặn tổn thất thực tế có mang lại những kết quả như mong đợi? Các rủi ro m à chúng ta nghĩ rằng sẽ dẫn đến tổn thất có xảy ra hay không? Câu trả lời cho các câu hỏi này cũng như các câu hỏi khác có liên quan phải được trả lời trên cơ sở xem xét lại một cách thường xuyên chương trình quản lý rủi ro.

• Hợp tác giữa nhà nhận tái và nhượng tái

Đây là phương thức tốt để có thể giám sát hoạt động quản lý rủi ro một cách có hiệu quả. Sau khi ký kết hợp đồng tái bảo hiểm, các bên nhận nhượng tái bảo hiểm cần hỗ trợ đào tạo nhau trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ để đẩy

mạnh quản lý rủi ro và nâng cao chất lượng rủi ro giao dịch vì lợi ích chung. Đồng thời các bên nhận nhượng nên định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng để thảo luận, trao đổi các kinh nghiệm trong việc ngăn ngừa tổn thất, tổ chức các lầp tập huấn chung cho nhau về kỹ thuật đề phòng, hạn chế tổn thất.

• Cử nhân viên thường xuyên tiến hành giám sát hoạt động quản lý rủi ro

Đố i vầi tái bảo hiểm, nhà nhận tái cần cử người chuyên trách đối vầi từng khách hàng của mình để nắm bắt được tình hình một cách tốt nhất, ngoài ra khi có tổn thất các bên nhận nhượng cần thường xuyên liên hệ nhau để cập nhật tình hình và trợ giúp nhau kịp thời khi có yêu cầu. Chẳng hạn đối vầi các rủi ro lần trưầc khi cấp đơn, công ty nhận tái có thể cử chuyên gia sang trợ giúp đánh giá rủi ro và áp dụng phí phù hợp, hoặc khi có tổn thất chuyên gia của nhà nhận tái có thể giúp đánh giá sát nhất mức độ tổn thất phải bồi thường hay tư vấn giảm thiểu tổn thất phát sinh thêm nữa do thiếu kinh nghiệm.

• Định kỳ đánh giá lại số liệu thống kê phí và bồi thưởng (đối với tái bảo hiểm)

Đố i vầi việc giám sát quản lý rủi ro trong khâu tái bảo hiểm thì ngoài thường xuyên liên hệ chặt chẽ vầi đối tác nhận/nhượng tái bảo hiểm, không chỉ để duy trì chật chẽ quan hệ m à còn cập nhật những thay đổi trong đường lối chính sách của đối tác để định hưầng cho công tác quản lý rủi ro của mình.

Việc phán tích định kỳ số liệu thống kê sẽ giúp đánh giá được thực trạng các rủi ro của hoạt động tái bảo hiểm, xu hưầng vận động hay thay đổi trong thời gian

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH TÁI BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM (Trang 38 -45 )

×