Theo quy mô doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp đại dương – chi nhánh cần thơ (Trang 64 - 72)

Theo quy mô doanh nghiệp, tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng gồm tín dụng doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa và tín dụng doanh nghiệp đối với doanh nghiệp lớn. Trong đó, hoạt động TDDN đối với DN nhỏ và vừa là chủ yếu tại Ngân hàng. Do đặc thù kinh tế thị trường tại địa bàn TP Cần Thơ, với lượng DN nhỏ và vừa cao, cũng như tầm cỡ, uy tín, vị thế của Chi nhánh trên địa bàn còn khá thua kém các Ngân hàng bạn do mới thành lập không lâu nên KH DN chính của NH là cá DN nhỏ và vừa. Về thực trạng hoạt động tín dụng theo quy mô doanh nghiệp của Ngân hàng trong khoảng thời gian qua như sau:

4.3.2.1 Đối với doanh số cho vay

Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với tỷ trọng doanh số cho vay đối với doanh nghiệp lớn.

Nhìn chung, doanh số cho vay đối với cả hai loại hình doanh nghiệp trên có nhiều biến động trong những năm qua.

54

Bảng 4.15: Doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp theo quy mô, giai đoạn 2011-2013

Đvt: triệu đồng

Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh

2012/2011 So sánh 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- % +/- % DN nhỏ và vừa 285.336 72,36 493.243 83,98 581.731 84,24 207.907 72,86 88.488 17,94 DN lớn 109.019 27,64 94.120 16,02 108.870 15,76 (14.899) (13,67) 14.750 15,67 Tổng 394.355 100,00 587.363 100,00 690.601 100,00 193.008 48,94 103.238 17,58

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp – Oceanbank Cần Thơ

Bảng 4.16: Doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp theo quy mô, giai đoạn 6T/2013 – 6T/2014 Đvt: triệu đồng

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp – Oceanbank Cần Thơ

Khoản mục 6T-2013 6T-2014 So sánh 6T-2103/6T-2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- % DN nhỏ và vừa 394.965 86,60 469.846 82,35 74.881 18,96 DN lớn 61.126 13,40 100.710 17,65 39.584 64,76 Tổng 456.091 100,00 570.556 100,00 114.465 25,10

55

Đối với DN nhỏ và vừa, DSCV đều tăng qua các năm. Cụ thể, tăng mạnh thêm 207.907 triệu đồng (tương đương 72,86%) vào năm 2012 và tăng thêm 88.488 triệu đồng (tương đương 17,94%) vào năm tiếp theo. Về mặt tỷ trọng, DN nhỏ và vừa luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số cho vay và đồng thời có xu hướng tăng trong những năm qua. Chiếm 72,36% vào ngay năm đầu khi NH vừa mới đi vào hoạt động, và tăng lên chiếm trên 80% ở 2 năm sau đó. Do đặc thù hoạt động tín dụng của Ngân hàng là tập trung vào khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính vì thế mà doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn rất cao và tăng lên khi tổng doanh số cho vay doanh nghiệp tăng lên. Đặc biệt là vào năm 2012, tổng DSCV tăng mạnh, chủ yếu là do sự tăng vọt của TDDN đối với DN nhỏ và vừa.

Ngược lại là các khách hàng doanh nghiệp lớn của Ngân hàng, tuy chiếm tỷ trọng nhỏ (trên dưới 20%) trong tổng số doanh nghiệp khách hàng của Ngân hàng, nhưng lại đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình phát triển tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng. Dù vậy, trong 3 năm qua, sự biến động của DSCV đối với DN lớn cũng đã ảnh hưởng nhiều đến Ngân hàng. Cụ thể: giảm nhẹ đi 14.899 triệu đồng (tương đương 13,67%) vào năm 2012 và tăng hục hồi trở lại 14.750 triệu đồng (tương đương 15,67%) vào năm 2013. Tuy nhiên, về mặt tỷ trọng, do tốc độ tăng trưởng của DSCV đối với DN nhỏ và vừa khá nhanh đã khiến tỷ trọng DSCV đối với doanh nghiệp lớn giảm trong 3 năm qua, chỉ còn 15,76% vào năm 2013. Vì vậy, Ngân hàng cần phải tập trung cân bằng mức độ hợp lý trong doanh số cho vay ở các loại quy mô doanh nghiệp hơn.

Đối với 6 tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay ở cả hai khoản mục đều tăng. Trong đó, DSCV đối với doanh nghiệp lớn tăng đến 64,76%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của DN nhỏ và vừa, đã khiến tỷ trọng DSCV đối với DN nhỏ và vừa có phần giảm nhẹ (còn 82,35%) và tỷ trọng DSCV đối với DN lớn lại tăng trở lại (chiếm 17,65%) so với cùng kỳ năm trước.

4.3.2.2 Đối với doanh số thu nợ

Công tác thu nợ đối với cho vay doanh nghiệp luôn được Ngân hàng đặc biệt chú trọng và quan tâm. Mặc dù tổng doanh số thu nợ doanh nghiệp tăng qua các năm, nhưng lại có sự biến động và không ổn định đối với doanh số thu nợ của từng loại doanh nghiệp phân theo quy mô.

56

Bảng 4.17: Doanh số thu nợ đối với khách hàng doanh nghiệp theo quy mô, giai đoạn 2011-2013

Đvt: triệu đồng

Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh

2012/2011

So sánh 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- % +/- % DN nhỏ và vừa 197.450 68,66 495.793 86,17 533.072 82,96 298.343 151,10 37.279 7,52 DN lớn 90.136 31,34 79.545 13,83 109.468 17,04 (10.591) (11,75) 29.923 37,62

Tổng 287.586 100,00 575.338 100,00 642.540 100,00 287.752 100,06 67.202 11,68

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp – Oceanbank Cần Thơ

Bảng 4.18: Doanh số thu nợ đối với khách hàng doanh nghiệp theo quy mô, giai đoạn 2011-2013

Đvt: triệu đồng Khoản mục 6T-2013 6T-2014 So sánh 6T-2103/6T-2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- % DN nhỏ và vừa 382.516 88,15 443.642 90,57 61.125 15,98 DN lớn 51.405 11,85 46.210 9,43 (5.194) (10,10) Tổng 433.921 100,00 489.852 100,00 55.931 12,89

57

Trong giai đoạn 2011-2013, doanh số thu nợ đối với DN nhỏ và vừa có xu hướng tăng, nhưng không đều. Năm 2012, DSTN tăng rất cao đến 151,10% (tương đương 298.343 triệu đồng) nhưng sang năm 2013, chỉ tăng nhẹ ở mức 7,52% (tương đương 37.279 triệu đồng). Nguyên nhân là do DSCV DN vừa nhỏ năm 2012 tăng tăng cao và nhiều khoản cho vay năm trước đến hạn thanh toán vào năm này làm DSTN năm này tăng vọt. Ngược lại, DSTN năm 2013 lại chỉ tăng nhẹ vì DSCV chỉ tăng nhẹ và nhiều khoản cho vay vẫn chưa đến hạn thu hồi.

Đối với DN lớn, DSTN lại có nhiều biến động hơn. Giảm đi 11,75% (tương đương 10.591 triệu đồng) vào năm 2012 và tăng trở lại 37,62% (tương đương 29.923 triệu đồng) vào năm 2013. Do hầu hết các khoản cho vay đối với DN lớn của Ngân hàng đều là trả góp, nên DSTN vào năm 2011 đạt mức 90.316 triệu đồng. Nhưng lại giảm vào năm 2012, do tình trạng khủng hoảng kinh tế, nhiều DN gặp khó khăn, sản xuất trì trệ nên không thể trả góp và thanh toán nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Hiện trạng này đã được khắc phục ngay sau khi bước sang năm 2013, kinh tế ổn định hơn, các DN dần phục hồi sản xuất, hoàn trả nhiều khoản nợ cho Ngân hàng làm DSTN năm 2013 tăng khá cao.

Về mặt tỷ trọng, DSTN DN nhỏ và vừa luôn cao hơn so với DN lớn. Mặc dù tỷ trọng có sự thay đổi tăng giảm ở cả hai khoản mục trong 3 năm qua, nhưng với công tác thu nợ đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng luôn được chú trọng để có thể duy trì tỷ trọng này ở mức độ ổn định. Cụ thể, tỷ trọng thu nợ DN vừa và nhỏ chiếm 68,66% năm 2011 và tăng lên giữ mức trên 80% vào 2 năm sau đó. Ngược lại, tỷ trọng thu nợ DN lớn đã giảm từ 31,34% vào năm 2011 xuống chỉ còn trên dưới 15% vào 2 năm sau đó. Với mức tỷ trọng này cho thấy, doanh số thu nợ đối với cả DN vừa và nhỏ và DN lớn chịu ảnh hưởng và có mức độ tương đương so với doanh số cho vay đối với 2 khoản mục này.

Riêng đối với 6 tháng đầu năm 2014, trong khi DSTN DN vừa và nhỏ tăng lên 61.125 triệu đồng (tương đương 15,98%), thì DSTN DN lớn lại giảm nhẹ đi 5.194 triệu đồng (tương đương 10,10%). Tuy DSCV đối với DN lớn trong giai đoạn này tăng, nhưng DSTN vẫn giảm so với cùng kỳ năm trước là do nhiều khoản vay của DN lớn là để mở rộng đầu tư dài hạn trong giai đoạn nền kinh tế đang phục hồi như đầu năm nay, nên nhiều khoản cho vay vẫn chưa đến hạn thu hồi đã khiến DSTN giảm nhẹ. Trong khi đó, do tỷ trọng khách hàng DN nhỏ và vừa chiếm khá cao nên công tác cho vay và thu nợ tại Ngân hàng diễn ra thường xuyên và đều đặn hơn. Chính vì thế, trong 6 tháng

58

đầu năm nay, DSTN đối với DN nhỏ và vừa vẫn có xu hướng tăng lên so với cùng kỳ năm trước và đi cùng xu hướng với DSCV.

Về mặt tỷ trọng, do DSTN các DN nhỏ và vừa tăng, trong khi DSTN các DN lớn lại giảm đã khiến tỷ trọng cho vay đối với DN nhỏ và vừa tăng lên mức 90,57% và ngược lại, tỷ trọng cho vay đối với DN lớn chỉ chiếm 9,43%.

Ngoài việc mở rộng tín dụng để cân bằng giữa cho vay DN trong ngắn hạn và trung, dài hạn, thì Ngân hàng cũng cần chú ý đối với công tác thu nợ hơn. Các chính sách thu nợ cụ thể và phù hợp áp dụng cho từng loại quy mô DN cũng như các cách theo dõi món nợ khác nhau cho từng đối tượng DN sẽ có thể giúp Ngân hàng nâng cao được hiệu quả công tác thu nợ và giảm thiểu được rủi ro tín dụng về nợ xấu hơn.

4.3.2.3 Đối với dư nợ

Dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp theo quy mô nhìn chung tăng giảm không ổn định qua các năm và tỷ trọng dư nợ đối với từng khoản mục cũng có nhiều thay đổi.

Bảng 4.19: Dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp theo quy mô, giai đoạn 2011-2013

Đvt: triệu đồng Khoản

mục

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh

2012/2011 So sánh 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- % +/- % DN nhỏ và vừa 88.257 82,08 85.706 71,69 134.365 80,16 (2.551) (2,89) 48.659 56,77 DN lớn 19.274 17,92 33.850 28,31 33.252 19,84 14.576 75,62 (598) (1,77) Tổng 107.531 100,00 119.556 100,00 167.617 100,00 12.025 11,18 48.061 40,20

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp – Oceanbank Cần Thơ

DN nhỏ và vừa có dư nợ khá ổn định vào 2 năm đầu, chỉ giảm nhẹ 2.551 triệu đồng (tương đương 2,89%). Nhưng sang năm 2013, mức dư nợ đã tăng vọt 48.659 triệu đồng (tương đương 56,77%). Nguyên nhân là do DSCV DN nhỏ và vừa vào năm 2013 tăng mạnh nhưng DSTN chỉ tăng nhẹ, dư nợ năm trước còn nhiều đã khiến dư nợ năm này trở nên cao hơn.

Ngược lại với DN lớn, dư nợ tăng đáng kể 75,62% (tương đương 14.576 triệu đồng) vào năm 2012, sau đó lại ổn định ở năm 2013, chỉ giảm nhẹ 1,77% (tương đương 598 triệu đồng). Do vào năm 2012, dư nợ đầu kỳ 2011 còn nhiều, các khoản cho vay trung dài hạn tăng, tuy DSCV và DSTN đối với DN lớn trong năm 2012 đều giảm nhưng không nhiều đã làm dư nợ năm 2012 tăng

59

lên đáng kể. Tuy nhiên, ngay năm sau đó, DSCV và DSTN đều tăng trở lại, nhiều khoản cho vay đến hạn và công tác thu hồi nợ cũ diễn ra tốt góp phần ổn định giá trị của dư nợ DN lớn trong năm này.

Về mặt tỷ trọng, dư nợ đối với DN nhỏ và vừa vẫn cao hơn, dao động từ 70-80% so với tổng số. Dư nợ giảm vào năm 2012 làm tỷ trọng cũng giảm xuống mức 71,69%, và tăng lên 80,16% vào năm 2013 do tốc độ tăng của dư nợ năm này khá cao. DN lớn có phần tỷ trọng ít hơn. Song cũng có nhiều biến động theo đó khi tỷ trọng của DN nhỏ và vừa thay đổi. Tăng lên 28,31% vào năm 2012 nhưng lại giảm chỉ còn 19,84% vào năm 2013. Tuy giá trị dư nợ DN lớn năm 2013 không thay đổi, nhưng vì dư nợ DN nhỏ và vừa tăng đáng kể đã đẩy tỷ trọng lên cao, khiến tỷ trọng dư nợ DN lớn giảm xuống nhiều.

Riêng 6 tháng đầu năm 2014, giá trị dư nợ và tỷ trọng ở cả DN nhỏ và vừa và DN lớn có xu hướng trái ngược so với giai đoạn 2011 – 2013.

Bảng 4.20: Dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp theo quy mô, giai đoạn 6T/2013 – 6T/2014 Đvt: triệu đồng Khoản mục 6T-2013 6T-2014 So sánh 6T-2103/6T-2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- % DN nhỏ và vừa 98.155 69,26 160.570 64,66 62.415 63,59 DN lớn 43.571 30,74 87.751 35,34 44.180 101,40 Tổng 141.726 100,00 248.321 100,00 106.595 75,21

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp – Oceanbank Cần Thơ

Cụ thể, trong khi giá trị dư nợ ở cả 2 đều tăng lên đáng kể, song tốc độ tăng trưởng của dư nợ DN lớn quá nhanh, đến 101,40%, cao gần gấp đôi so với tốc độ tăng của DN nhỏ và vừa. Điều này đã khiến tỷ trọng dư nợ DN nhỏ và vừa giảm xuống chỉ còn 64,66% mặc dù giá trị dư nợ vẫn tăng, và tỷ trọng dư nợ DN lớn lại tăng, chiếm 35,34% tính đến hết 6T-2014.

Nhưng nhìn chung, tỷ trọng các khoản mục vẫn được Ngân hàng duy trì ổn định và không có nhiều đột biến. Trong đó, DN nhỏ và vừa vì chiếm tỷ trọng cao nên đã hầu như ảnh hưởng trực tiếp đến tổng dư nợ khi có sự biến động.

4.3.2.4 Đối với nợ xấu

Nợ xấu đối với DN nhỏ và vừa không chỉ chiếm tỷ trọng cao hơn mà còn tăng vọt vào giai đoạn 2012–2013. Cho thấy nợ xấu của doanh nghiệp tại Ngân hàng chủ yếu rơi vào các khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa.

60

Bảng 4.21: Nợ xấu đối với khách hàng doanh nghiệp theo quy mô, giai đoạn 2011-2013

Đvt: triệu đồng

Khoản mục Năm 2012 Năm 2013 So sánh

2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- % DN nhỏ và vừa 1.113 63,75 2.346 68,26 1.233 110,78 DN lớn 633 36,25 1.091 31,74 458 72,35 Tổng 1.746 100,00 3.437 100,00 1.691 96,85

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp – Oceanbank Cần Thơ

Trong năm 2013, tổng nợ xấu đối với tín dụng doanh nghiệp tăng rất cao làm cho nợ xấu ở cả hai khoản mục cũng tăng vọt. Cụ thể, nợ xấu DN nhỏ và vừa tăng đáng kể đến 1.233 triệu đồng (tương đương 110,78%) và nợ xấu DN lớn tăng 458 triệu đồng (tương đương 72,35%). Do năm 2013, chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm trước mà nhiều doanh nghiệp vẫn chưa kịp phục hồi trở lại và có thể giải quyết tốt các khoản vay quá hạn, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa, đã khiến nợ xấu năm này tăng cao. Ngoài ra, đáng lưu ý là dù tỷ trọng DSCV đối với DN lớn không cao, chỉ vào khoảng 16-20%, nhưng nợ xấu lại chiếm đến hơn 30% trong tổng số. Điều này cho thấy cho vay đối với DN lớn tại Ngân hàng chịu nhiều rủi ro về nợ xấu hơn. Vì thế, Ngân hàng cần lưu ý và theo dõi sâu sát hơn đối với các khoản cho vay DN lớn cũng như quá trình sử dụng vốn vay của DN.

Tương tự đối với 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu vẫn tiếp tục tăng ở cả DN nhỏ và vừa và DN lớn. Song, mức tăng đã giảm hơn và tỷ trọng ở hai khoản mục này cũng có thay đổi.

Bảng 4.22: Nợ xấu đối với khách hàng doanh nghiệp theo quy mô, giai đoạn 6T/2013 – 6T/2014 Đvt: triệu đồng Khoản mục 6T-2013 6T-2014 So sánh 6T-2103/6T-2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- % DN nhỏ và vừa 1.651 74,88 2.472 78,10 821 49,73 DN lớn 554 25,12 693 21,90 139 25,09 Tổng 2.205 100,00 3.165 100,00 960 43,54

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp – Oceanbank Cần Thơ

Do bước sang năm 2014, Ngân hàng đã và đang chuyển hướng sang phát triển và mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp lớn nhằm cân bằng tín dụng doanh nghiệp. Chính vì thế, công tác thu hồi và theo dõi nợ đối với DN lớn

61

được nâng cao góp phần làm nợ xấu giảm tốc độ tăng trưởng, kéo theo tỷ trọng nợ xấu cũng giảm so với giai đoạn 2012-2013.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp đại dương – chi nhánh cần thơ (Trang 64 - 72)