Tình hình tín dụng của Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp đại dương – chi nhánh cần thơ (Trang 45 - 49)

Tín dụng là hoạt động hết sức quan trọng đối với mọi Ngân hàng. Hoạt động tín dụng trong Ngân hàng thường bao gồm: cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá, bảo lãnh và cho thuê tài chính,... Trong đó, cho vay chính là hoạt động chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao nhất. Hoạt động cho vay được phân loại tùy vào những tiêu thức phân loại khác nhau.

Mặc dù các ngân hàng ở Việt Nam đang có xu hướng mở rộng cơ cấu hoạt động nhằm giảm tỷ trọng của cơ cấu tín dụng để tăng tỷ trọng của các hoạt động dịch vụ, hướng tới một ngân hàng bán lẻ hiện đại, OceanBank Cần Thơ cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Tuy nhiên, hoạt động cho vay vẫn là hoạt động truyền thống và có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại của tất cả các ngân hàng hiện nay.

Oceanbank Cần Thơ luôn chú trọng việc mở rộng tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng. Đặc biệt là cho vay. Mở rộng cho vay sẽ giúp ngân hàng chiếm lĩnh được thị trường, sử dụng tối ưu nguồn vốn đã huy động, phân tán rủi ro, mở rộng hoạt động kinh doanh, thu được nhiều lợi nhuận. Dưới đây là bảng số liệu thể hiện tình hình hoạt động tín dụng của OceanBank Cần Thơ từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014:

35

Bảng 4.4: Tình hình tín dụng chung tại Ngân hàng TMCP Địa Dương – chi nhánh Cần Thơ, giai đoạn 2011-2013 và 6T/2014

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 T6/2013 T6/2014 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 So sánh 6T-2014/6T-2103 +/- % +/- % +/- %

Doanh số cho vay 480.909 702.658 844.210 546.549 688.861 221.749 46,11 141.552 16,77 142.312 26,04 Doanh số thu nợ 342.180 663.092 769.674 520.691 602.141 320.912 93,78 106.582 13,85 81.450 15,64 Dư nợ 139.589 179.155 253.691 205.013 340.411 39.566 28,34 74.536 29,38 135.398 66,04

Nợ xấu 0 2.213 4.176 2.764 3.876 2.213 x 1.963 47,01 1.112 40,23

36

4.1.3.1 Doanh số cho vay

Qua biểu đồ cho chúng ta thấy rằng doanh số cho vay của Ngân hàng có xu hướng tăng trong giai đoạn 3 năm 2011-2013 và cả giai đoạn 6 tháng/2013 – 6 tháng/2014. Trong đó, doanh số cho vay tăng mạnh vào năm 2012.

Cụ thể, vào năm 2011, doanh số cho vay ở mức 480.909 triệu đồng. Đến năm 2012, doanh số cho vay tăng vọt lên mức 702.658 triệu đồng, tăng thêm 221.749 triệu đồng (tương đương 46,11%). Nhờ vào chính sách thâm nhập thị trường, mở rộng tín dụng, khuyến khích vay vốn của Ngân hàng, giúp doanh số cho vay tăng trưởng khá mạnh. Về phía các khách hàng, năm 2012 là năm với nhiều khó khăn trong kinh doanh sản xuất và đời sống vì tình hình khủng hoảng kinh tế, nên nhu cầu vay vốn bù đắp thua lỗ, duy trì doanh nghiệp hoặc nhu cầu vay tiêu dùng tăng cao. Tuy nhiên, mức tăng doanh số cho vay vào giai đoạn này đã mang lại nhiều rủi ro và khó khăn cho Ngân hàng hơn trong cả công tác thẩm định cũng như thu hồi nợ. Cho đến năm 2013, DSCV đạt mức 844.210 triệu đồng, tăng thêm 141.552 triệu đồng (tương đương 16,77%) so với năm 2012. Với mức tăng trưởng nhẹ vào năm này là do nền kinh tế đã có nhiều tiến triển và nhiều cá nhân tổ chức có nhu cầu bổ sung vốn để sử dụng hơn. Tuy mức tăng không cao, nhưng đã cho thấy được sự ổn định trong hoạt động cho vay của Ngân hàng.

Bước sang 6 tháng đầu năm 2014, DSCV vẫn có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước. Tuy rằng mức tăng chỉ ở 26,04% (tương đương 142.312 triệu đồng), không quá nhiều nhưng với con số này cho thấy tình hình cho vay của Ngân hàng khá ổn định. Cụ thể, để có thể duy trì mức tăng DSCV một cách đều đặn và hợp lý, ngân hàng đã áp dụng chính sách ưu đãi lãi suất mới theo hướng giảm lãi suất cho một số đối tượng khách hàng, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp, do hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng là chủ yếu. Đồng thời, dễ thấy rằng, các mốc tăng doanh số cho vay rơi vào thời điểm Ngân hàng đi vào hoạt động ổn định, bắt đầu từ năm 2012 cho đến hết 6 tháng đầu năm 2014, nguồn vốn huy động cũng tăng, hoạt động tín dụng cũng đạt nhiều hiệu quả và dự đoán rằng DSCV sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.

4.1.3.2 Doanh số thu nợ

Nhìn chung, tổng doanh số thu nợ tại Ngân hàng có nhiều biến động, tăng dần qua các năm. Cho thấy, công tác thu hội nợ trên địa bàn diễn ra khá ổn định. Doanh số thu nợ qua các năm cũng tăng đều theo chuyển biến tăng của doanh số cho vay.

37

Cụ thể, doanh số thu nợ vào năm 2011 đạt mức 342.180 triệu đồng, tăng thêm 320.912 triệu đồng (tương đương 93,78%) vào năm 2012. Nguyên nhân khiến doanh số thu nợ năm này tăng cao là do Ngân hàng vừa được thành lập không lâu, năm 2011 là năm mà Ngân hàng triển khai nhiều chính sách nhằm thâm nhập thị trường, đặc biệt là đối với hoạt động tín dụng. Ngoài ra, các khoản tín dụng chủ yếu của Ngân hàng là tín dụng ngắn hạn. Khiến năm 2012, nhiều món vay đến hạn hơn so với năm 2011 làm doanh số thu nợ tăng vọt. Và tiếp tục tăng thêm 106.582 triệu đồng (tương đương 13,85%) vào năm 2013, nâng mức doanh số thu nợ lên đến 769.674 triệu đồng. Mức tăng nhẹ này cho thấy Ngân hàng luôn cố gắng đảm bảo được tính ổn định trong công tác thu hồi nợ dựa trên doanh số cho vay hàng năm.

Riêng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014, DSTN vẫn tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước, tăng thêm 81.450 triệu đồng (tương đương 15,64%). Nguyên nhân là do DSCV 6T/2014 tăng lên. Đồng thời, Ngân hàng chủ yếu cho vay theo hình thức ngắn hạn, các khoản vay theo hình thức trả góp nhiều. Điều đó đã tạo được vòng quay vốn tín dụng nhanh hơn, thêm vào đó Ngân hàng luôn chú trọng việc thẩm định các món vay, dẫn đến việc thu hồi nợ luôn được đảm bảo khá tốt, DSTN vẫn tăng dù chỉ trong 6 tháng đầu năm.

Ngoài ra, vào năm 2012, Ngân hàng đi vào hoạt động ổn định sau hơn 1 năm thành lập, thâm nhập thị trường tốt, DSCV tăng cao, hoạt động tín dụng phát triển, công tác thu hồi nợ diễn ra hiệu quả,... đã giúp Ngân hàng tạo dựng được uy tín cũng như chất lượng tín dụng ngày càng cao.

4.1.3.3 Dư nợ

Dư nợ cũng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011 – 2013 và cả 6 tháng đầu năm 2014. Ngân hàng có mức dư nợ cao thường là có quy mô hoạt động rộng, vốn mạnh và đa dạng. Tuy vậy, dư nợ vẫn luôn nằm trong tầm kiểm soát của Ngân hàng. Cụ thể, năm 2011 đến năm 2013, dư nợ tăng đều với mức tăng là 39.566 triệu đồng (tương đương 28,34%) vào năm 2012 và 74.563 triệu đồng (tương đương 29,38%) vào năm 2013. Tuy chênh lệch dư nợ tăng năm 2013 cao gấp đôi năm 2012, song, dư nợ vẫn được duy trì ở mức thấp so với doanh số cho vay, chỉ hơn ¼. Do vậy tốc độ gia tăng dư nợ vẫn được giữ ở mức thấp hơn 30%. Điều này cho thấy, hoạt động TDDN của Ngân hàng luôn được chú trọng cân bằng và công tác thu nợ luôn đạt hiệu quả cao.

Tuy nhiên vào 6 tháng đầu năm 2014, dư nợ của Ngân hàng tăng vọt so với cùng kỳ năm trước. Từ mức 205.013 triệu đồng tăng lên 340.411 triệu đồng, tăng thêm 135.389 triệu đồng (tương đương 66,04%). Nguyên nhân có thể là do doanh số cho vay trong 6 tháng đầu năm nay tăng, nhưng công tác

38

thu nợ diễn ra còn chậm (tốc độ tăng của DSTN giai đoạn này chỉ đạt 15,64%), cũng như các khoản cho vay từ năm trước vẫn chưa được thu hồi, làm dư nợ tăng vọt.

4.1.3.4 Nợ xấu

Nợ xấu của Ngân hàng nhìn chung đều tăng qua các năm. Giai đoạn 2011-2013, nợ xấu không tồn tại vào năm 2011, là do Chi nhánh vừa mới được thành lập và đưa vào hoạt động, nên nợ xấu chưa xuất hiện. Sau đó, nợ xấu đạt 2.213 triệu đồng vào năm 2012 và tăng gấp đôi vào năm tiếp theo, đạt 4.176 triệu đồng. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, việc phát triển kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tồn kho tăng và các doanh nghiệp chưa có khả năng trả nợ đúng hạn.

Vào 6 tháng đầu năm 2014, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng ở mức 3.876 triệu đồng, tăng 1.112 triệu đồng (tương đương 40,23%) so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do các khoản nợ xấu trong năm 2013 vẫn chưa thu hồi được hoàn toàn nên chuyển sang đầu năm 2014 làm cho nợ xấu gia tăng trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, mức tăng so với cùng kỳ năm trước đã thấp hơn mức tăng của giai đoạn 2012-2013. Cho thấy Ngân hàng đã cố gắng tập trung vào công tác quản lý, thu hồi và xử lý nợ xấu trong giai đoạn này để kìm hãm việc gia tăng nợ xấu dù mức hiệu quả đạt được vẫn chưa cao.

4.2 MỤC ĐÍCH VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG - CHI NHÁNH CẦN THƠ TẠI MỘT SỐ

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp đại dương – chi nhánh cần thơ (Trang 45 - 49)