4.3.1.1 Đối với doanh số cho vay
Ngân hàng luôn đề ra những kế hoạch cụ thể để sử dụng triệt để cũng như hiệu quả nguồn vốn huy động được. Trong đó, phát triển tín dụng là một trong những hoạt động quyết định hiệu quả đó, và cho vay doanh nghiệp được xem là công tác quan trọng nhất của Ngân hàng. Trong những năm vừa qua, hoạt động cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng đã mang lại nguồn vốn đầu tư cho rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trên địa bàn thành phố, chủ yếu nhằm bổ sung nguồn vốn lưu động và mua sắm tài sản cố định. Cũng chính vì thế, cho vay doanh nghiệp theo thời hạn tại Ngân hàng được hình thành theo cơ cấu và
46
tỷ trọng một cách cụ thể. Sau đây là thực trạng cho vay doanh nghiệp phân theo thời hạn gồm ngắn hạn và trung, dài hạn tại Ngân hàng trong những năm qua:
Bảng 4.7: Doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn, giai đoạn 2011-2013
Đvt: triệu đồng
Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp – Oceanbank Cần Thơ
Nhìn chung, cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn trong những năm qua, dao động từ 70-80%. Cụ thể, vào năm 2011, cho vay doanh nghiệp ngắn hạn là 334.060 triệu đồng, chiếm 84,71%. Sau đó, con số này đã tăng thêm 1,65% đạt 507.235 triệu đồng (tương đương tỷ trọng 86,36%) vào năm 2012. Trong khi đó, cho vay doanh nghiệp trung và dài hạn cũng tăng từ 60.295 triệu đồng (tương đương tỷ trọng 15,29%) lên 80.128 triệu đồng (tương đương tỷ trọng 13,24%), tăng đến 32,89%. Nguyên nhân là do vào năm 2012, tổng doanh số cho vay của Ngân hàng tăng mạnh, khiến DSCV đối với DN cũng tăng và chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Ngoài ra, do chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và lạm phát tăng cao, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn. Nhiều doanh nghiệp cần vốn để xoay sở và kéo dài thời hạn trả nợ nên vào năm này, doanh số cho vay trung hạn của Ngân hàng cũng tăng lên.
Sang năm 2013, tuy DSCV ở cả ngắn hạn và trung, dài hạn đều tăng, nhưng tốc độ tăng lại khác nhau. Trong khi DSCV ngắn hạn đối với DN chỉ tăng nhẹ 10,47% (tương đương 53.099 triệu đồng) thì trung, dài hạn lại tăng mạnh đến 62,57% (tương đương 50.139 triệu đồng). Sự chênh lệch về tốc độ tăng đã khiến tỷ trọng ở cả 2 khoản mục cùng thay đổi. DSCV ngắn hạn đối với DN chỉ còn chiếm 81,14%, ngược lại trung, dài hạn tăng lên 18,86%.
Riêng đối với 6 tháng đầu năm 2014, xu hướng này vẫn tiếp tục. Khoản
mục
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh So sánh
2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- % +/- % - Ngắn hạn 334.060 84,71 507.235 86,36 560.334 81,14 173.175 51,84 53.099 10,47 - Trung, dài hạn 60.295 15,29 80.128 13,64 130.267 18,86 19.833 32,89 50.139 62,57 Tổng 394.355 100,00 587.363 100,00 690.601 100,00 193.008 48,94 103.238 17,58
47
Bảng 4.8: Doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn, giai đoạn 6T/2013-6T/2014
Đvt: triệu đồng
Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp – Oceanbank Cần Thơ
Mặc dù doanh số cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn đối với doanh nghiệp đều tăng so với cùng kỳ năm trước nhưng trong đó, DSCV trung, dài hạn vẫn tăng với tốc độ cao hơn khiến tỷ trọng cho vay ngắn hạn vẫn tiếp tục giảm, giảm đi 0,79% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do bắt đầu từ 6 tháng cuối năm 2013, Ngân hàng đã thực hiện các chính sách mới để mở rộng và phát triển tín dụng doanh nghiệp trung và dài hạn nhằm hướng đến những nguồn lợi nhuận lâu dài hơn. Chình vì thế, DSCV trung, dài hạn đối với DN đã bắt đầu tăng mạnh kể từ năm 2013.
Mặc dù vậy, để có thể cân bằng hợp lý giữa cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn, Ngân hàng cần phải theo dõi sâu sát hơn các khoản nợ, cũng như khâu thẩm định cho vay để có thể hạn chế các rủi ro tín dụng và gia tăng nợ xấu.
4.3.1.2 Đối với doanh số thu nợ
Cũng giống như doanh số cho vay, doanh số thu nợ phân theo thời hạn cho vay cũng tăng qua các năm, nhưng tỷ trọng thu nợ ngắn hạn và trung, dài hạn lại có nhiều biến động trong hai giai đoạn 2011-2013 và 6T/2014.
Khoản mục 6T-2013 6T-2014 So sánh 6T-2103/6T-2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- % Ngắn hạn 358.797 78,67 444.334 77,88 85.537 23,84 Trung-Dài hạn 97.294 21,33 126.222 22,12 28.928 29,73 Tổng 456.091 100.00 570.556 100,00 114.465 25,10
48
Bảng 4.9: Doanh số thu nợ đối với khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn, giai đoạn 2011-2013
Đvt: triệu đồng
Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp – Oceanbank Cần Thơ
Bảng 4.10: Doanh số thu nợ đối với khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn, giai đoạn 6T/2013-6T/2014 Đvt: triệu đồng
Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp – Oceanbank Cần Thơ.
Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- % +/- % Ngắn hạn 245.220 85,27 498.781 86,69 548.505 85,37 253.561 103,40 49.724 9,97 Trung-Dài hạn 42.366 14,73 76.557 13,31 94.035 14,63 34.191 80,70 17.478 22,83 Tổng 287.586 100,00 575.338 100,00 642.540 100,00 287.752 100,00 67.202 11,68 Khoản mục 6T-2013 6T-2014 6T-2103/6T-2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- % Ngắn hạn 340.171 78,39 378.476 77,26 38.305 11,26 Trung-Dài hạn 93.750 21,61 111.376 22,74 17.626 18,80 Tổng 433.921 100,00 489.852 100,00 55.931 12,89
49
Doanh số thu nợ tại Ngân hàng diễn ra khá tốt, chính vì thế tổng doanh số thu nợ tăng, trong đó, cả doanh số thu nợ ngắn hạn và trung, dài hạn cũng đều tăng. Cụ thể, đối với ngắn hạn, doanh số thu nợ tăng vọt 253.561 triệu đồng (tương đương 103,40%) vào năm 2012 và sau đó chỉ tăng nhẹ thêm 49.724 triệu đồng (tương đương 9,97%) trong năm 2013. Nguyên nhân là do DSCV ngắn hạn năm 2012 tăng nhanh, ngoài những khoản cho vay đến hạn ngay trong kỳ, còn có những khoản cho vay từ năm trước cũng đáo hạn trong năm 2012. Đã khiến DSTN tăng theo. Tuy nhiên vào năm 2013, DSTN ngăn hạn chỉ tăng nhẹ, do tổng DSTN chỉ tăng 11,68%, DSCV ngắn hạn cũng chỉ tăng nhẹ 10,47% và công tác thu nợ đã ổn định.
Đối với trung và dài hạn, doanh số thu nợ cũng có cùng xu hướng tăng. Năm 2012, con số này tăng 34.191 triệu đồng (tương đương 80,70%) so với năm 2011. Năm 2013, lại tiếp tục tăng nhẹ thêm 17.478 triệu đồng (tương đương 22,83%). Nguyên nhân là do Ngân hàng vừa mới thành lập, nên hầu hết các khoản cho vay trung, dài hạn đối với doanh nghiệp là cho vay trả góp với mục đích chủ yếu là mua sắm tài sản cố định, máy móc thiết bị, nhằm giảm rủi ro tín dụng cũng như giúp công tác thẩm định cho vay của Ngân hàng dễ dàng hơn. Từ đó, khiến thu nợ trung và dài hạn cao trong kỳ là vì Ngân hàng thu nợ đến hạn trả góp khá nhiều, nhất là vào năm 2012. Đến năm 2013, thì nhiều khoản cho vay trung hạn của một số doanh nghiệp đã đến hạn thu hồi, khiến doanh số thu nợ này tiếp tục tăng lên.
Riêng đối với 6 tháng đầu năm 2014, doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp phân theo thời hạn vẫn tiếp tục xu hướng tăng ở cả ngắn hạn và trung, dài hạn. Tuy nhiên, mức độ tăng này không cao, chỉ tăng 11,26% (tương đương 38.305 triệu đồng) đối với doanh số thu nợ ngắn hạn và tăng 18,80% (tương đương 17.626 triệu đồng) đối với doanh số thu nợ trung và dài hạn. Cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng diễn ra khá ổn định, cũng như DSTN phụ thuộc khá nhiều vào DSCV.
Về mặt tỷ trọng, nhìn chung tỷ trọng ở cả 2 khoản mục ngắn hạn và trung, dài hạn đều được duy trì ổn định. Tuy nhiên bước sang năm 2014, Ngân hàng đã bắt đầu các chính sách đầu tư nhằm mở rộng tín dụng trung, dài hạn đối với doanh nghiệp. Khi đó, công tác thu nợ đối với trung, dài hạn cũng được Ngân hàng tập trung và nâng cao hơn, sẽ làm tỷ trọng thu nợ trung, dài hạn tăng lên ít nhiều.
4.3.1.3 Đối với dư nợ
Sau đây là các số liệu về dư nợ của Ngân hàng trong giai đoạn 2011- 2013 và 6T/2014:
50
Bảng 4.11: Dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn, giai đoạn 2011-2013
Đvt: triệu đồng
Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh
2012/2011 So sánh 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- % +/- % Ngắn hạn 89.498 83,23 97.952 81,93 109.781 65,50 8.454 9,45 11.829 12,08 Trung-Dài hạn 18.033 16,77 21.604 18,07 57.836 34,50 3.571 19,80 36.232 167,71 Tổng 107.531 100,00 119.556 100,00 167.617 100,00 12.025 11,18 48.061 40,20
Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp – Oceanbank Cần Thơ
Bảng 4.12: Dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn, giai đoạn 6T/2013-6T/2014
Đvt: triệu đồng Khoản mục 6T-2013 6T-2014 So sánh 6T-2103/6T-2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- % Ngắn hạn 116.578 82,26 175.639 70,73 59.061 50,66 Trung-Dài hạn 25.148 17,74 72.682 29,27 47.534 189,02 Tổng 141.726 100,00 248.321 100,00 106.595 75,21
51
Dư nợ cho vay theo thời hạn phản ảnh số nợ mà Ngân hàng đã cho doanh nghiệp vay nhưng vẫn chưa đến hạn thu hồi, cũng như các khoản mà khách hạn vẫn chưa đủ khả năng để thanh toán, bao gồm dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung, dài hạn. Dễ thấy rằng, dư nợ ngắn hạn đối với doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao hơn vì hoạt động tín dụng của Ngân hàng chủ yếu là tín dụng ngắn hạn.
Trong giai đoạn 2011-2013, nhìn chung dư nợ khá ổn định. Tuy có xu hướng tăng nhưng chủ yếu là tăng nhẹ, chỉ đặc biệt tăng vọt vào năm 2013 đối với dư nợ trung, dài hạn. Cụ thể, đối với dư nợ ngắn hạn chỉ tăng thêm 8.454 triệu đồng (tương đương 9,45%) vào năm 2012 và tăng lên thêm 11.829 triệu đồng (tương đương 12,08%) vào năm 2013. Trong khi đó, cho vay trung, dài hạn tăng 3.571 triệu đồng (tương đương 19,8%) vào năm 2012, sau đó đã tăng vọt 36.232 triệu đồng (tương đương 167,71%) vào năm 2013. Dư nợ đều tăng qua các năm có thể do ảnh hưởng từ xu hướng tăng ở cả DSCV và DSTN đối với cả ngắn hạn và trung, dài hạn. Song, với lượng dư nợ trên cho thấy răng, Ngân hàng luôn duy trì được mức dư nợ hợp lý, vào khoảng hơn ¼ DSCV. Để có thể duy trì được mức độ dư nợ này, Ngân hàng đã phải kiểm soát chặt chẽ các khoản cho vay cũng như công tác thu hồi nợ luôn diễn ra khả quan. Nhất là đối với các khoản cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp, vì tỷ trọng lớn, nên dư nợ nhiều và cơ cấu các món vay cũng phức tạp. Riêng với sự tăng vọt đáng lưu ý của du nợ trung, dài hạn vào năm 2013 là do đây là thời điểm mà Ngân hàng chuyển hướng sang mở rộng cho vay trung, dài hạn đối với DN, nhằm cân bằng với ngắn hạn. Nên DSCV, DSTN trung, dài hạn ở năm này đều tăng cùng những khoản cho vay trung, dài hạn chưa đến hạn thu hồi dẫn đến dư nợ trung, dài hạn năm 2013 tăng vọt.
Về mặt tỷ trọng, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn lại ngược chiều với tỷ trọng trung, dài hạn. Đáng chú ý vào năm 2013, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn giảm đáng kể chỉ còn 65,50% và dư nợ trung, dài hạn lại tăng cao đạt 34,50%. Nguyên nhân là do vào năm 2013, doanh số cho vay trung, dài hạn đối với doanh nghiệp tăng cao hơn đã làm ảnh hưởng đến dư nợ. Đồng thời, tốc độ tăng của dư nợ trung, dài hạn vào năm này cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn.
Riêng đối với 6 tháng đầu năm 2014, dư nợ tiếp tục tăng vọt ở dư nợ trung, dài hạn. Do tổng dư nợ tăng khá mạnh trong 6 tháng đầu năm 2014 làm cho dư nợ ngắn hạn và trung, dài hạn cũng tăng cao. Đối với dư nợ ngắn hạn đã tăng thêm 59.061 triệu đồng (tương đương 50,66%), dư nợ trung và dài hạn tăng rất cao lên đến 47.534 triệu đồng (tương đương 189,02%) so với cùng kỳ
52
năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều khoản cho vay vẫn chưa đến thời hạn thu hồi trong nửa năm đầu, đã khiến cả hai khoản mục này đồng thời tăng lên. Nhất là dư nợ trung, dài hạn, do Ngân hàng mở rộng quy mô cho vay đối với doanh nghiệp đã khiến DSCV trung, dài hạn tăng lên và bắt đầu chiếm tỷ trọng cao hơn (22,12% vào 6T/2014), thời gian thu hồi được nợ kéo dài làm dư nợ năm này tăng vọt.
Tuy doanh số có xu hướng tăng, song về mặt tỷ trọng, cho vay ngắn hạn lại giảm, trong khi cho vay trung, dài hạn lại tăng lên chiếm tỷ trọng gần gấp đôi tỷ trọng cùng kỳ năm trước. Cụ thể tính đến hết 6 tháng đầu năm 2014, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm 70,73%, tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn lại chiếm đến 29,27%. Ngoài nguyên nhân do tốc độ tăng của dư nợ trung, dài hạn cao hơn gần gấp 4 lần thì nguyên nhân chính như đã được đề cập ở trên thì do Ngân hàng tập trung nhiều hơn vào cho vay trung và dài hạn nhằm mục đích cân bằng tín dụng theo thời hạn đối với doanh nghiệp.
4.3.1.4 Đối với nợ xấu
Nợ xấu đối với cho vay doanh nghiệp phân theo thời hạn có sự chênh lệch nhau khá lớn, chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn.
Bảng 4.13: Nợ xấu đối với khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn, giai đoạn 2011-2013
Đvt: triệu đồng
Khoản mục Năm 2012 Năm 2013 So sánh
2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- % Ngắn hạn 1.472 84,31 2.924 85,07 1.452 98,64 Trung, dài hạn 274 15,69 513 14,93 239 87,23 Tổng 1.746 100,00 3.437 100,00 1.691 96,85
Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp – Oceanbank Cần Thơ
Cụ thể, vào năm 2012, nợ xấu ngắn hạn đạt 1.472 triệu đồng sau đó tăng vọt đến 98,64% (tương đương 1.452 triệu đồng) đạt 2.924 triệu đồng vào năm 2013. Nhưng đối với trung, dài hạn, nợ xấu tăng thêm 239 triệu đồng (tương đương 87,23%) chỉ đạt mức 513 triệu đồng vào năm 2013. Nguyên nhân khiến nợ xấu ngắn hạn tăng cao là do tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng tập trung vào ngắn hạn là chủ yếu, nên RRTD đối với cho vay ngắn hạn cao hơn, nợ xấu cũng sẽ cao hơn, luôn chiếm tỷ trọng trên dưới 85% tổng nợ xấu. Cộng thêm tình hình khủng hoảng tài chính năm 2012, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc phá sản, không đủ khả năng xoay sở vòng vốn cũng như các khoản nợ ngắn hạn. Đồng thời, nhiều khoản nợ ngắn hạn quá hạn vào năm 2012 tiếp
53
tục trở thành nợ xấu vì một số doanh nghiệp vẫn chưa thể phục hồi để có thể giải quyết nợ vay kịp thời cũng khiến Ngân hàng dễ rơi vào tình trạng nợ xấu tăng cao, đặc biệt là nợ xấu ngắn hạn.
Bảng 4.14: Nợ xấu đối với khách hàng doanh nghiệp theo thời gian, giai đoạn 6T/2013-6T/2014 Đvt: triệu đồng Khoản mục 6T-2013 6T-2014 So sánh 6T-2103/6T-2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- % Ngắn hạn 1.885 85,49 2.819 89,07 934 49,55 Trung-Dài hạn 320 14,51 346 10,93 26 8,13 Tổng 2.205 100,00 3.165 100,00 960 43,54
Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp – Oceanbank Cần Thơ
Riêng đối với 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu vẫn tiếp tục có xu hướng tăng đáng kể đối với ngắn hạn. Nợ xấu ngắn hạn tăng lên thêm 49,55%, trong khi nợ xấu trung, dài hạn chỉ tăng thêm 8,13%. Nguyên nhân là do tổng nợ xấu đối với tín dụng doanh nghiệp đã phần nào được kìm hãm vào đầu năm nay. Tốc độ tăng của nợ xấu ngắn hạn so vói cùng kỳ năm trước cũng đã được khống chế ở mức thấp hơn. Cũng chính vì tốc độ tăng của nợ xấu ngắn hạn cao hơn, đã khiến tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn lại tiếp tục tăng so với tỷ trọng nợ