NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG – CHI NHÁNH CẦN THƠ
Với những đặc thù kinh doanh riêng, cũng như cơ cấu khách hàng rõ rệt, Ngân hàng TMCP Đại Dương nhiều năm qua đã hoạt động với mảng tín dụng có đối tượng chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp. Điều đó thể hiện cụ thể thông qua số liệu tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng như sau:
42
16%
84%
2012
Bảng 4.5: Tình hình tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đại Dương – Chi nhánh Cần Thơ, giai đoạn 2011 – 2013
Đvt: triệu đồng
Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp – Oceanbank Cần Thơ
Bang 4.6: Tình hình tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đại Dương – Chi nhánh Cần Thơ, giai đoạn 6T/2013-6T/2014
Đvt: triệu đồng
Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp – Oceanbank Cần Thơ
-Doanh số cho vay đối với tín dụng doanh nghiệp
Đối với DSCV, do khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là khách hàng doanh nghiệp, nên tỷ trọng DSCV đối với tín dụng doanh nghiệp cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng DSCV. Biểu đồ sau đây sẽ thể hiện tỷ trọng DSCV của Ngân hàng phân theo thành phần kinh tế trong 3 năm gần nhất:
Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp - Oceanbank Cần Thơ
Hình 4.4 Tỷ trọng doanh số cho vay theo thành phần kinh tế, từ 2011 đến 2013 Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Số tiền % Số tiền % -Doanh số cho vay DN 394.355 587.363 690.601 193.008 48,94 103.238 17,58 -Doanh số thu nợ DN 287.586 575.338 642.540 287.752 100,06 67.202 11,68 -Dư nợ DN 107.531 119.556 167.617 12.025 11,18 48.061 40,20 -Nợ xấu DN 0 1.746 3.437 1.746 x 1.691 96,85 Khoản mục 6T/2013 6T/2014 So sánh 6T-2013/6T-2014 Số tiền %
- Doanh số cho vay DN 456.091 570.556 114.465 25,10 - Doanh số thu nợ DN 433.921 489.852 55.931 12,89 - Dư nợ DN 141.726 248.321 106.595 75,21 - Nợ xấu DN 2.205 3.165 960 43,54 18% 82% 2011 18% 82% 2013 Cá nhân Doanh nghiệp
43
Với biểu đồ trên, cho thấy Ngân hàng tập trung vào đối tượng chủ yếu là doanh nghiệp. Tuy tỷ trọng vẫn có dao động qua các năm, nhưng mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vẫn được duy trì ổn định trên 80%. Việc tập trung vào khách hàng doanh nghiệp có thể giúp Ngân hàng có được lượng khách hàng cố định, cũng như dễ dàng nâng cao vị thế, uy tín của mình hơn. Và đó là bước đi mà Oceanbank vẫn đang tiếp tục hướng đến.
Quay trở lại với bảng số liệu doanh số cho vay đối với doanh nghiệp, nhìn chung DSCV đối với KH doanh nghiệp có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, vào năm 2012, DSCV DN đạt mức 587.363 triệu đồng, tăng 193.008 triệu đồng (tương đương 48,94%) so với năm 2011. Sang năm 2013, DSCV DN tăng thêm 103.238 triệu đồng (tương đương 17,58%) so với năm trước, và đạt ở mức 690.601 triệu đồng. Nguyên nhân là do hoạt động tín dụng của Ngân hàng dần phát triển qua các năm, tổng doanh số cho vay tăng, trong đó hoạt động cho vay DN là chủ yếu nên DSCV DN cũng tăng theo. Ngoài ra, vào năm 2012, là năm NH dần tiến sâu vào thị trường tài chính trên địa bàn sau hơn 1 năm được thành lập, cũng như nhu cầu vốn bù đắp thua lỗ, xoay sở trong sản xuất của nhiều doanh nghiệp tăng cao do tình hình kinh tế khủng hoảng và lạm phát tăng cao đã làm cho doanh số cho vay đối với doanh nghiệp năm này tăng vọt.
Riêng 6 tháng đầu năm 2014, DSCV DN tiếp tục tăng. Cụ thể mức doanh số đã tăng thêm 114.465 triệu đồng (tương đương 25,10%) so với cùng kỳ năm trước. Cho thấy, hoạt động tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng đang ngày càng hiệu quả hơn và dự đoán là sẽ tiếp tục tăng trong 6 tháng cuối năm 2014, vì năm 2014 được coi là năm mà các doanh nghiệp sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh sản xuất, tái cơ cấu sản phẩm, phục hồi tăng trưởng,... là cơ hội tốt để NH tiếp cận nhu cầu và thu hút lượng KHDN đến vay vốn.
-Doanh số thu nợ đối với tín dụng doanh nghiệp
Nhìn chung, công tác thu nợ của Ngân hàng diễn ra khá hiệu quả, đã làm cho doanh số thu nợ đối với tín dụng doanh nghiệp đạt mức khá cao và có xu hướng tăng nhanh cùng với doanh số cho vay DN. Năm 2012, doanh số thu nợ đối với các doanh nghiệp tăng 287.752 triệu đồng (tương đương 100,06%) so với năm 2011. Cho thấy, công tác thu hồi nợ vào năm này của Ngân hàng là rất tốt. Vì ngoài các khoản cho vay trong kỳ, Ngân hàng còn thu được phần lớn dư nợ của năm trước, làm cho mức thu nợ của năm 2012 tăng cao. Sang năm 2013, doanh số thu nợ TDDN vẫn tăng tuy nhiên không đáng kể, chỉ tăng thêm 67.202 triệu đồng (tương đương 11,68%) so với năm trước. Do nhiều khoản cho vay mới được bổ sung chưa đến thời hạn thu hồi và chủ yếu là nhận
44
được các khoản thanh toán từ dư nợ năm trước, chính là nguyên nhân khiến tốc độ tăng doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp năm 2013 chỉ đạt ở mức thấp.
Đối với 6 tháng đầu năm 2014, doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp cũng có cùng xu hướng tăng, với mức độ tăng 12,89% (tương đương tăng 55.931 triệu đồng) so với cùng kỳ năm trước. Cho thấy, công tác thu hồi nợ của Ngân hàng khi bước sang năm 2014 đã đạt được hiệu quả cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do nhiều món vay của năm 2013 đã đến hạn thu hồi, kèm theo một số món vay ngắn hạn đáo hạn trong năm đã khiến doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2014 gia tăng.
Mặc dù doanh số thu nợ có xu hướng tăng qua các năm, nhưng Ngân hàng ngoài việc tiếp tục phát huy hiệu quả trong công tác thu nợ, cũng cần phải thận trọng hơn trong công tác thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp cũng như theo dõi các món nợ đến hạn thu hồi để góp phần kiểm soát được tốc độ tăng của DSTN cũng như hạn chế về mặt rủi ro.
-Dư nợ đối với tín dụng doanh nghiệp
Cũng như tổng dư nợ của Ngân hàng, dư nợ đối với tín dụng doanh nghiệp cũng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011 – 2013 và cả 6 tháng đầu năm 2014. Cụ thể, năm 2012, dư nợ TDDN chỉ tăng nhẹ thêm 12.025 triệu đồng (tương đương 11,18%). Do công tác thu nợ năm này diễn ra tốt, DSTN năm này rất cao, các khoản dư nợ tồn của năm trước hầu như đều đã được thu hồi, nên dư nợ đối với doanh nghiệp năm 2012 vẫn được duy trì ổn định. Tuy nhiên, sang năm 2013, dư nợ đối với tín dụng doanh nghiệp tăng khá cao, với mức tăng 40,20% (tương đương tăng thêm 48.061 triệu đồng). Dư nợ này tăng cao là do thu hồi nợ vào năm này tuy khá cao, song dư nợ năm trước còn khá cao và nhiều khoản cho vay trong kỳ vẫn chưa đến thời hạn thu hồi đã khiến dư nợ năm này tăng cao.
Riêng 6 tháng đầu năm 2014, dư nợ đối với tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng cũng đã tăng vọt so với cùng kỳ năm trước. Từ mức 141.726 triệu đồng tăng lên 248.321 triệu đồng, tăng thêm 106.595 triệu đồng (tương đương 75,21%). Nguyên nhân cũng đi từ việc doanh số cho vay đối với doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm nay tăng lên cộng thêm dư nợ đầu kỳ năm trước còn nhiều, nhưng tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ TDDN lại chỉ bằng một nửa. Ngoài ra, các khoản cho vay vào đầu năm vẫn chưa đến hạn thu hồi đã làm dư nợ đối với tín dụng doanh nghiệp tăng vọt.
45
Ngân hàng cần có những biện pháp theo dõi dư nợ một cách thận trọng hơn cũng như kiểm soát sự biến động của dư nợ để có thể lường trước được những rủi ro tín dụng không mong đợi.
-Nợ xấu đối với tín dụng doanh nghiệp
Về mặt nợ xấu đối với tín dụng doanh nghiệp, có sự gia tăng đột biến chỉ trong vòng 1 năm. Nợ xấu chỉ bắt đầu xuất hiện vào năm 2012, với mức 1.746 triệu đồng và đã tăng đến 96,85%, đạt mức 3.437 triệu đồng vào năm 2013. Nguyên nhân của việc gia tăng nợ xấu mạnh này là do vào năm 2012, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, đã làm cho nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ và phá sản. Do đó, nhiều khoản cho vay của Ngân hàng bị quá hạn và không thể thu hồi nên sang năm 2013, nhiều món nợ quá hạn đã thành nợ xấu.
Tuy nhiên, mức nợ xấu đối với tín dụng doanh nghiệp vào 6 tháng đầu năm 2014 đã được kiểm soát và duy trì ở mức ổn định so với cuối năm trước. Mặc dù với mức nợ xấu này, đã tăng cao hơn 43,54% (tương đương 960 triệu đồng) so với cùng kỳ năm trước, nhưng cũng cho thấy việc gia tăng nợ xấu đã phần nào được ngăn giảm. Giai đoạn đầu năm 2014 là năm mà các doanh nghiệp khôi phục và phát triển trở lại, nền kinh tế cũng ổn định hơn, do đó, việc giải quyết các khoản nợ xấu của Ngân hàng cũng có phần khả quan hơn.
Dựa vào những đặc trưng của mục đích sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp, tình hình tín dụng tại Ngân hàng cũng như theo dõi các đối tượng khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng đã phân chia tín dụng doanh nghiệp theo hai hình thức chính gồm: tín dụng doanh nghiệp phân theo kỳ hạn cho vay và tín dụng doanh nghiệp phân theo quy mô doanh nghiệp. Sau đây sẽ là các số liệu trình bày về thực trạng tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng thông qua hai hình thức phân chia trên: