MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp đại dương – chi nhánh cần thơ (Trang 78)

DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG

Dựa vào thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng trong thời gian qua, dưới đây là một số biện pháp nhằm cải thiện, nâng cao hoạt động tín dụng của Ngân hàng nói chung và tín dụng đối với doanh nghiệp nói riêng:

-Đa dạng hoá các loại hình tín dụng doanh nghiệp: Tỷ trọng các khoản cho vay ngắn hạn chiếm khoản 70-80% trong cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp. Các sản phẩm tín dụng tại Ngân hàng đa số là dành cho ngắn hạn như: cấp tín dụng ngắn hạn cho Doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ; cấp tín dụng ngắn hạn cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu; cho vay tài trợ vốn lưu động phục vụ sản xuất, kinh doanh; cho vay hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu,... Ngân hàng cần tăng cường các khoản cho vay dài hạn, đặc biệt đối với các dự án đầu tư mới có tính khả thi để cân đối giữa các khoản cho vay ngắn, trung và dài hạn. Ngân hàng nên đưa ra những loại hình tín dụng phù hợp với từng yêu cầu của khách hàng doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp có những dự án đầu tư mới, Ngân hàng cần tìm hiểu và đưa ra các chương trình ưu đãi, chính sách vay vốn nhằm thu hút nguồn khách hàng doanh nghiệp trong thời gian dài. Đối với các doanh nghiệp hiện đang là khách hàng uy tín, Ngân hàng cần có các chính sách ưu đãi về lãi suất để duy trì được lượng khách hàng cũ.

-Chi nhánh nên đa dạng hóa khách hàng: Đa số các khách hàng tại Ngân hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm hơn 80% trong cơ cấu dư nợ doanh nghiệp), mà các khách hàng này có mức độ rủi ro khá cao. Vì thế Ngân hàng nên mở rộng cho vay đối với các khách hàng doanh nghiệp lớn nhằm phân tán rủi ro, cũng như giảm các phụ thuộc vào các đối tượng khách hàng hiện tại, tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng quy mô khách hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cần có các chính sách ưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ đối với các doanh nghiệp, nhằm duy trì các khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.

68

-Nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu của Ngân hàng: Nợ xấu của Ngân hàng tuy ở mức an toàn nhưng lại có xu hướng tăng qua các năm, với tốc độ tăng khá cao (trên 50%). Ngân hàng cần có các biện pháp cần thiết để hạn chế sự gia tăng của nợ xấu nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Đối với công tác thẩm định, Ngân hàng cần làm tốt công tác này vì đây là khâu rất quan trọng, sẽ quyết định trực tiếp đến khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng. Các cán bộ tín dụng cần chọn lọc kỹ càng để tìm ra các dự án khả thi nhằm hạn chế rủi ro phát sinh về sau. Bên cạnh đó, việc theo dõi sâu sát đối với các dự án đầu tư hiện có, thường xuyên kiểm tra đột xuất để nhằm tránh việc các doanh nghiệp sử dụng sai mục đích vay vốn cũng góp phần giúp Ngân hàng hạn chế được phần nào rủi ro.

-Nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên: để có thể hoàn thành tốt công tác thẩm định cho vay và thu nợ, Ngân hàng cần phải có một lực lượng đội ngũ nhân viên nhạy bén và có nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh việc tăng số lượng cán bộ tín dụng thì Ngân hàng cũng cần quan tâm và tạo điều kiện cho cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng về tình hình kinh tế pháp luật, năng lực thẩm định dự án. Chính vì thế, việc thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, trau dồi kinh nghiệm, đẩy mạnh khen thưởng đối với các nhân viên có thành tích công việc tốt luôn đóng vai trò rất quan trọng trong chính sách nhân sự của Ngân hàng.

-Áp dụng công nghệ vào các hoạt động tài chính: Với hệ thống công nghệ hiện đại, tuy nhiên, số phòng giao dịch cũng như các trạm ATM tại Ngân hàng còn khá ít so với các ngân hàng khác trên địa bàn thành phố. Ngân hàng cần mở rộng số phòng giao dịch và các trạm ATM trên các vùng lân cận như Ô Môn, Trà Nóc, Cái Răng,... nơi tập trung nhiều xí nghiệp, nhằm mở rộng thanh toán điện tử, giúp Ngân hàng hạn chế được lượng tiền giấy lưu thông trên thị trường, tránh được rủi ro tiền giả và giảm chi phí lưu thông tiền mặt. Song song đó thì việc nâng cấp hệ thống quản lý thông tin ở Ngân hàng cũng rất cần thiết, nó giúp Ngân hàng dễ dàng kiểm soát và tạo thuận lợi trong khâu quản lý khách hàng.

69

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là trong việc giải quyết công ăn, việc làm. Nền kinh tế không thể tăng trưởng phát triển nhanh và bền vững nếu không có sự phát triển của các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp với những ưu thế và hạn chế nhất định nên khó có thể phát triển nhanh và bền vững nếu thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước. Vì vậy, để phát huy vai trò tích cực của DN trong nền kinh tế thị trường nhất thiết phải có sự định hướng, hỗ trợ trong quá trình phát triển. Trong các chính sách hỗ trợ thì chính sách, cơ chế tài chính mà trong đó tín dụng ngân hàng là một trong những công cụ quan trọng và có hiệu quả để khuyến khích, định hướng và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.

Trong điều kiện phát triển của thị trường tài chính còn nhiều khó khăn, nhất là trong giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế và đang dần phục hồi như hiện nay thì việc sử dụng các giải pháp tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế địa phương nói chung và các doanh nghiệp trên địa bàn nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng đó mà Ngân hàng TMCP Đại Dương đã, đang và sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh tín dụng doanh nghiệp để mở rộng uy tín cũng như chất lượng hoạt động của Ngân hàng trên địa bàn thành phố.

Thông qua hoạt động phát triển mạng lưới, phát triển danh mục khách hàng doanh nghiệp, chi nhánh ngân hàng TMCP Đại Dương Cần Thơ đã có những thành công đáng kể trong 3 năm trở lại đây và tính đến hết 6 tháng đầu năm 2014. Để tiếp tục phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn trong thời gian tới, chi nhánh ngân hàng TMCP Đại Dương Cần Thơ cần phải nỗ lực rất lớn trong việc thực hiện nhiều hơn các giải pháp và kiến nghị được đề xuất, nhằm khắc phục các nhược điểm, phát huy thế mạnh để hướng tất cả hoạt động đến với mục tiêu duy nhất: phục vụ và làm hài lòng khách hàng.

“Hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đại Dương - Chi nhánh Cần Thơ” luôn là vấn đề quan trọng, phức tạp đối với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Chính vì thế, Ngân hàng TMCP Đại Dương sẽ định hướng sự phát triển lâu dài với mục đích duy trì và phát huy những thành tựu tín dụng doanh nghiệp đã đạt được. Đồng thời, đổi mới và cố gắng hoạt động

70

hiệu quả hơn nhằm góp phần phát triển nền kinh tế trong nước nói chung và tổng hệ thống Ngân hàng Đại Dương nói riêng trong tương lai sắp tới.

6.2 KIẾN NGHỊ

Nhìn chung hoạt động kinh doanh tại ngân hàng trong thời gian qua tương đối khả quan, tuy nhiên Ngân hàng vẫn còn gặp phải không ít khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng. Đề tài xin có một số kiến nghị góp phần nâng cao hoạt động tín dụng doanh nghiệp như sau:

6.2.1Đối với Nhà nước

-Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng và doanh nghiệp.

-Cần sửa đổi, bổ sung thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế, đơn giản hóa phương pháp và căn cứ tính thuế.

-Nhà nước cần tạo điều kiện, môi trường, khuyến khích phát triển thị trường dịch vụ.

-Hỗ trợ thông tin, thị trường, xuất khẩu và đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp.

- Thực hiện kiểm toán bắt buộc đối với các DN.

6.2.2Đối với Ngân hàng Nhà nước thành phố Cần Thơ

-Hoàn thiện hệ thống văn bản, quy chế tín dụng, thống nhất, bình đẳng, tránh tình trạng phân biệt giữa các loại hình doanh nghiệp.

-Nâng cao vai trò giám sát của thanh tra ngân hàng, công tác thanh tra phải có cơ chế giám sát chặt chẽ và khoa học.

-Hoàn thiện và nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin tín dụng để giúp cho các việc thẩm định thông tin khách hàng được chính xác thuận lợi.

-Ngân hàng Nhà nước cần có chỉ đạo chặt chẽ các NHTM trên địa bàn ưu tiên vốn đầu tư cho doanh nghiệp, gắn kết ngân hàng với doanh nghiệp.

6.2.3Đối với khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng

-Phải có chiến lược kinh doanh phù hợp và có tầm nhìn dài hạn.

-Nâng cao trình độ của đội ngũ quản lý trong doanh nghiệp. Có các biện pháp nâng cao trình độ đội ngũ lao động, đặc biệt là những cán bộ giao dịch với ngân hàng.

-Cần đặc biệt quan tâm đến việc tìm hiểu những cơ hội và thách thức do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại.

71

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

2.Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

3.TS. Nguyễn Minh Kiều, tái bản lần 2. Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản thống kê.

4.Oceanbank Cần Thơ, 2014. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng, <http://oceanbank.vn/gioi-thieu.html>.[Ngày truy cập: 15 tháng 9 năm 2014].

5.Thời báo Ngân hàng, 2013. Khó khăn của Ngân hàng khi cho doanh nghiệp vay vốn, <http://www.rating.com.vn/News/591-kho-khan-cua-ngan- hang-khi-cho-doanh-nghiep-vay-von.aspx>. [Ngày truy cập: 25 tháng 9 năm 2014].

6.Lê Khúc Thùy Ngân, 2012. Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Bến Thành < http://luanvan.net.vn/luan-van/giai-phap-nang-cao-chat-luong-tham-dinh-tin- dung-doanh-nghiep-ngan-han-tai-ngan-hang-thuong-mai-co-phan-a-chau- 59793/ >. [Ngày truy cập: 27 tháng 9 năm 2014].

7.Thời báo Ngân hàng, 2013. Khó khăn của Ngân hàng khi cho doanh nghiệp vay vốn, < http://oceanbank.vn/tin-tuc/chi-tiet/3524/oceanbank-trien- khai-chuong-trinh-lai-suat-tot-nhat-6-99-nam-danh-cho-doanh-nghiep.html >. [Ngày truy cập: 25 tháng 9 năm 2014].

8.Tin tức Oceanbank, 2014. OceanBank triển khai chương trình “Lãi suất tốt nhất 6,99%/năm dành cho doanh nghiệp” <http://oceanbank.vn/tin- tuc/chi-tiet/3524/oceanbank-trien-khai-chuong-trinh-lai-suat-tot-nhat-6-99- nam-danh-cho-doanh-nghiep.html>. [Ngày truy cập: 21 tháng 10 năm 2014]

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp đại dương – chi nhánh cần thơ (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)