Đánh giá hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp đại dương – chi nhánh cần thơ (Trang 72 - 77)

Để đánh giá được hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng, ngoài các số liệu cụ thể về cho vay doanh nghiệp đã trình bày phía trên, còn có các chỉ tiêu đánh giá đối với từng khía cạnh thể hiện chất lượng tín dụng DN của Ngân hàng. Thông qua các chỉ tiêu này, ta có thể đánh giá được những mặt hiệu quả hay chưa hiệu quả ở từng tiêu chí đối với chất lượng tín dụng DN. Dưới đây là bảng số liệu các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng trong thời gian qua như sau:

Bảng 4.23: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đại Dương – Chi nhánh Cần Thơ, giai đoạn 2011– 2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

DSCV DN Triệu đồng 394.355 587.363 690.601 DSTN DN Triệu đồng 287.586 575.338 642.540 Dư nợ DN Triệu đồng 107.531 119.556 167.617 Dư nợ DN BQ Triệu đồng 69.895 113.544 143.587 Nợ xấu DN Triệu đồng 0 1.746 3.437 Tổng dư nợ Triệu đồng 139.589 179.155 253.691 Vốn huy động Triệu đồng 144.376 179.942 289.298 Dư nợ DN/VHĐ lần 0,74 0,66 0,58 Nợ xấu DN/ Dư nợ DN % 0 1,46 2,05 Hệ số thu nợ % 72,93 97,95 93,04 Vòng quay vốn tín dụng vòng 4,11 5,07 4,47 Dư nợ DN/Tổng dư nợ % 77,03 66,73 66,07

62

Bảng 4.24: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đại Dương – Chi nhánh Cần Thơ, giai đoạn 6T/2013 – 6T/2014 Chỉ tiêu Đơn vị tính 6T/2013 6T/2014 DSCV DN Triệu đồng 456.091 570.556 DSTN DN Triệu đồng 433.921 489.852 Dư nợ DN Triệu đồng 141.726 248.321 Dư nợ DN BQ Triệu đồng 136.256 195.024 Nợ xấu DN Triệu đồng 2.205 3.165 Tổng dư nợ Triệu đồng 205.013 340.411 Vốn huy động Triệu đồng 194.664 313.161 Dư nợ DN/VHĐ lần 0,73 0,79 Nợ xấu DN/ Dư nợ DN % 1,56 1,27 Hệ số thu nợ % 95,14 85,86 Vòng quay vốn tín dụng vòng 3,18 2,51 Dư nợ DN/Tổng dư nợ % 69,13 72,95

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp - Oceanbank Cần Thơ

4.3.3.1 Hệ số dư nợ DN/VHĐ

Hệ số cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng vào hoạt động cho vay doanh nghiệp. Nếu hệ số này thấp cho thấy mức sử dụng VHĐ vào cho vay doanh nghiệp ít. Ngược lại nếu chỉ số này lớn thì mức sử dụng VHĐ vào cho vay doanh nghiệp nhiều.

Nhìn chung, hệ số này có sự biến động qua các năm. Cụ thể, giai đoạn 2011-2013, hệ số này giảm dần qua 3 năm: năm 2011 là 0,74 lần, năm 2012 là 0,66 lần và năm 2013 là 0,58 lần. Việc sử dụng hơn 50% nguồn vốn huy động để cho vay DN, cho thấy Ngân hàng luôn chú trọng tập trung phát triển tín dụng doanh nghiệp. Mặc dù hệ số này có giảm trong 3 năm qua, do Ngân hàng dần tập trung mở rộng cho vay cá nhân, nhưng mức độ giảm không nhiều, cho vay doanh nghiệp vẫn chiếm ưu thế hơn.

Riêng 6T-2014, hệ số này khá cao, đạt 0,79 lần, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng của dư nợ TDDN tăng cao hơn so với tốc độ tăng của vốn huy động. Hệ số này tăng trở lại cho thấy, tuy Ngân hàng mở rộng cho vay cá nhân, song đầu tư phát triển tín dụng doanh nghiệp vẫn là chủ yếu và dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian sắp tới.

63

4.3.3.2 Hệ số nợ xấu DN/ Dư nợ DN

Đây là hệ số đo lường nghiệp vụ tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng, hệ số này càng thấp cho thấy chất lượng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng càng cao và ngược lại, hệ số này cao hơn 3% sẽ được cho là tỷ lệ không an toàn.

Nhìn chung, hệ số này đối với doanh nghiệp có sự biến động mạnh vào năm 2013. Do nợ xấu đối với doanh nghiệp tăng mạnh, cũng làm cho hệ số này có xu hướng tăng theo. Cụ thể, năm 2012 là 1,46% và năm 2013 là 2,05%. Tuy nhiên, hệ số này vẫn được Ngân hàng duy trì ở mức độ an toàn (dưới 3%).

Đối với 6 tháng đầu năm 2014, hệ số này lại có xu hướng giảm, do nợ xấu đối với doanh nghiệp vào đầu năm nay đã được kiểm soát, tốc độ tăng lại nhỏ hơn tốc độ tăng của dư nợ DN đã làm cho hệ số RRTD này giảm từ 1,56% xuống còn 1,27% so với cùng kỳ năm trước.

Với những mức hệ số này, cho thấy tình hình tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng diễn ra khá tốt, vấn đề nợ xấu luôn được kiểm soát. Hệ số nợ xấu DN/ Dư nợ DN luôn được đảm bảo dưới mức 3%.

4.3.3.3 Hệ số thu nợ đối với tín dụng doanh nghiệp

Hệ số này đánh giá khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng. Hệ số càng gần 1 càng cho thấy hoạt động thu hồi nợ của Ngân hàng diễn ra hiệu quả, và ngược lại đối với hệ số càng gần thấp hơn 1.

Hệ số này đối với doanh nghiệp cũng có nhiều biến động qua các năm. Cụ thể, tăng vào năm 2012 và giảm vào năm 2013. Với hệ số này, ta thấy được công tác thu hồi nợ của Ngân hàng đối với tín dụng doanh nghiệp luôn rất khả quan. Chỉ riêng năm 2011, hệ số chỉ đạt mức 72,93%, cũng đã ở mức khá cao mặc dù Ngân hàng vừa mới được thành lập. Do DSTN năm này tương đối cao do nhiều khoản thanh toán theo hình thức thanh toán trả góp của các DN. Đáng chú ý là vào năm 2012, hệ số này tăng cao đến 97,95%, nguyên nhân là do nhiều khoản cho vay của Ngân hàng đến hạn thu hồi vào khoản thời gian này, cũng như công tác thu hồi nợ của Ngân hàng được triển khai tốt hơn so với năm trước, nhân viên cũng đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong công việc. Sang năm 2013, tuy hệ số này giảm xuống chỉ còn 93,04%, song vẫn duy trì được ở mức độ hợp lý. Cho thấy, tình hình tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng đã đi vào ổn định, đảm bảo thu về tốt các khoản nợ trong kỳ cũng như hạn chế gia tăng các khoản nợ xấu.

64

Tuy nhiên vào 6 tháng đầu năm 2014, hệ số này đã giảm xuống so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn 85,86%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của hệ số thu nợ thấp hơn so với tốc độ tăng của doanh số cho vay. Đồng thời, do có nhiều khoản cho vay trong 6 tháng đầu vẫn chưa đến hạn thu hồi, cũng đã khiến hệ số này giảm xuống. Tuy nhiên, mức độ giảm không nhiều, và Ngân hàng cũng đã luôn duy trì được hệ số này ở mức ổn định (>80%). Ngoài ra, Ngân hàng cũng nên chú trọng đến công tác thu nợ hơn để hạn chế việc hệ số này sẽ tiếp tục giảm vào 6 tháng cuối năm nay.

4.3.3.4 Vòng quay vốn tín dụng đối với tín dụng doanh nghiệp

Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng doanh nghiệp, cho thấy thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định. Vòng quay càng nhanh cho thấy tốc độ luân chuyển vốn tại ngân hàng càng tốt, càng tạo ra được lợi nhuận cho ngân hàng.

Vì hoạt động tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn nên nhìn chung vòng quay vốn tín dụng đối với doanh nghiệp của Ngân hàng tương đối nhiều. Vào năm 2011 là 4,11 vòng, năm 2012 là 5,07 vòng và năm 2013 là 4,47 vòng. Cho thấy, hoạt động tín dụng doanh nghiệp diễn ra với chu kỳ khá nhanh và thời gian quay vòng vốn của của Ngân hàng cũng khá cao. Nguyên nhân là do các yếu tố như tỷ trọng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đa số (khoảng 80%) và có đến hơn 60% trong số các doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng có nhu cầu bổ sung vốn lưu động và thanh toán tiền mua hàng đối với cả DN nhỏ và vừa và DN lớn, điều này đã khiến cơ cấu tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng chiếm rất cao nên số vòng quay vốn tín dụng đối với DN cũng nhiều. Tuy vậy, số vòng quay này vẫn được duy trì khá ổn định, không biến động nhiều qua các năm.

Đối với 6 tháng đầu năm 2014, số vòng quay tín dụng doanh nghiệp có xu hướng giảm. Từ 3,18 vòng giảm xuống chỉ còn 2,51 vòng. Cho thấy tình hình quay vòng vốn đối với doanh nghiệp của Ngân hàng chậm đi so với cùng kỳ năm trước. Do vậy Ngân hàng cần phải có những chính sách thích hợp để cân bằng tốc độ tăng giảm của doanh số thu nợ và dư nợ đối với doanh nghiệp. Đồng thời, Ngân hàng cũng cần phải chú ý hơn đối với công tác thu hồi nợ và theo dõi chặt chẽ dư nợ, để có thể kiểm soát và ổn định vòng quay vốn, hạn chế việc số vòng quay tín dụng này tiếp tục giảm và giảm xuống dưới 1 vòng trong thời gian sắp tới.

65

4.3.3.5 Hệ số dư nợ DN/Tổng dư nợ

Hệ số này dùng để xác định cơ cấu tín dụng đối với tín dụng doanh nghiệp, giúp đánh giá cơ cấu đầu tư vào tín dụng DN như vậy có hợp lý với tính chất đặc thù trong hoạt động của Ngân hàng hay chưa.

Với cơ cấu hoạt động tập trung chủ yếu vào doanh nghiệp, nên hệ số dư nợ DN/Tổng dư nợ của Ngân hàng là khá cao. Trong 3 năm, hệ số luôn được duy trì ở mức trên 60%. Cụ thể, năm 2011 là 77,03%, sau đó giảm vào năm 2012 còn 66,73% và vẫn duy trì ổn định vào năm 2013 ở mức 66,07%. Tuy nhiên, vào 6 tháng đầu năm 2014, hệ số này lại có xu hướng tăng, chiếm 72,95%, tăng lên 3,82% so với cùng kỳ năm trước. Cho thấy, cơ cấu tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng vẫn luôn chiếm ưu thế. Việc biến động của hệ số này là do nhu cầu vay vốn trung và dài hạn không nhiều, cũng như vòng luân chuyển vốn đối với các món vay của Ngân hàng cũng khá cao và nhanh, khiến tổng dư nợ nói chung và dư nợ DN nói riêng có nhiều chuyển biến.

Với mức hệ số này không chỉ cho thấy được quy mô tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao, mà còn cho thấy hoạt động tín dụng DN là hết sức quan trọng cũng như sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động tín dụng chung của Ngân hàng. Chính vì thế, duy trì hệ số này ở mức độ hợp lý, không quá cao là vô cùng quan trọng trong chính sách quản lý tín dụng của Ngân hàng hiện nay.

66

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp đại dương – chi nhánh cần thơ (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)