Thu nhập bình quân người/tháng 574 655 727 796
Thu nhập bình quân của 1 nhân khẩu nông nghiệp/tháng
(1000 đồng)
Nông thôn 306 364 395 415
Thành thị 440 544 585 598
Chi tiêu bình quân của 1 nhân khẩu nông nghiệp/tháng
(1000 đồng)
Nông thôn 210 300 350 405
Thành thị 275 433 500 580
Tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Hà Tây theo tiêu chí cũ (%) 6,17 4,86 3,3 2,0
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Tây
Thời gian qua số lao động được giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh là tương đối lớn, điều này chứng tỏ chỉnh quyền tỉnh đã quan tâm, chú ý đến công tác giải quyết việc làm cho người lao động, số việc làm được tạo ra ngày
càng nhiều. Nếu năm 2003 số lao động được giải quyết việc làm mới là 27.200 người thì đến năm 2006 con số này là 30.000 người. Tính trung bình một năm có 28.225 việc làm được tạo ra. Đây là sự tác động rất tích cực của CNH, HĐH đến sự chuyển dịch của kinh tế - xã hội. Tạo ra nhiều việc làm sẽ làm sẽ giảm tỷ lệ thất nghiệp, đồng thời tạo điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân, góp phần giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo từ 6.17% năm 2003 xuống còn 2,0% năm 2006.
Trong vòng 3 năm thu nhập bình quân tăng lên 1,3 lần. Tuy nhiên, thu nhập bình quân một nhân khẩu nông nghiệp trong những hộ vẫn tiếp tục làm nông sau khi thu hồi đất còn thấp xa so với mức thu nhập bình quân một người/tháng. Mức tăng thu nhập của nhân khẩu từ năm 2003 – 2006 là 1.9 lần. Tuy tốc độ tăng có cao hơn tốc độ tăng của thu nhập bình quân đầu người nhưng về tuyệt đối thì lượng tăng ít, chưa thật sự nâng cao được mức sống của nông dân. Nếu so sánh thu nhập bình quân của các nhóm dân cư thì thu nhập của lao động nông nghiệp thấp nhất: 415 nghìn đồng/tháng đối với lao động nông nghiệp ở nông thôn và 598 nghìn đồng/tháng đối với lao động nông nghiệp ở thành thị (Năm 2006). Trong khi đó mức thu nhập của lao động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ - thương mại hoặc công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thường vào khoảng 0,7 – 1,2 triệu đồng/người/tháng. Tính chung thì thu nhập bình quân của nhân khẩu nông nghiệp chỉ bằng khoảng 62% thu nhập bình quân 1 người/tháng. Do đó sau khi trừ đi các khoản chi tiêu, số tiền còn lại của lao động nông nghiệp không nhiều. Chính vì vậy, một số hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thường kết hợp giữa hoạt động sản xuất nông nghiệp và các hoạt động phi nông nghiệp vào lúc nhàn rỗi để tăng thêm thu nhập.
2.3.4. CNH, HĐH cũng đẩy một bộ phận lao động nông nghiệp bị thuhồi đất ở Hà Tây vào tình trạng thất nghiệp hồi đất ở Hà Tây vào tình trạng thất nghiệp
Có thể nói, công tác giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp tỉnh Hà Tây đã có sự biến đổi tích cực. Số lao động có việc làm mới đều tăng hàng năm, đời sống của số lao động này đã được cải thiện đáng kể trong thời gian qua. Song vẫn phải nhìn nhận một thực tế là ở tỉnh vẫn còn một bộ phận lao động nông nghiệp sau khi bị thu hồi đất thì mất toàn bộ tư liệu sản xuất, không tìm kiếm được việc làm mới và rơi vào tình trạng thất nghiệp. Tình trạng này một phần là do các yếu tố khách quan bên ngoài nhưng một phần cũng xuất phát từ chính bản thân người lao động nông nghiệp.
Trong thời gian qua, đa số việc làm mới ở Hà Tây đều được tạo ra từ khu vực kinh tế công nghiệp trong đó có sự đóng góp lớn của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp và cụm công nghiệp làng nghề. Tuy vậy, hầu hết các khu công nghiệp ở Hà Tây đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện giai đoạn I. Số nhà đầu tư đăng kí thuê đất, xây dựng nhà xưởng tương đối lớn: khu công nghiệp Quốc Oai – Thạch Thất đã có 46 doanh nghiệp đăng ký thuê đất với tổng diện tích đã thuê là 104,4 ha/156 ha chiếm 66,9% tổng diện tích khu công nghiệp; số lượng nhà đầu tư thứ phát xin thuê đất tại KCN Phụng Hiệp đã lên tới con số 40 với tổng diện tích đất xin thuê khoảng 111 ha, gần như đã lấp đầy KCN Phụng Hiệp (giai đoạn I), khu công nghiệp Bắc Thường Tín hiện nay đã được lấp đầy và cho các doanh nghiệp vào sản xuất kinh doanh với 72,51% tổng diện tích đất của khu công nghiệp. Thế nhưng đến thời điểm này phần lớn các doanh nghiệp mới bắt đầu cho xây dựng nhà xưởng, chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho sản xuất, chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp thực sự đi vào hoạt động. Chính vì vậy số lượng lao động được tuyển vào làm trong các khu công nghiệp còn hạn chế và khắc phục tình trạng thất nghiệp của lao động nông nghiệp sau khi bị thu hồi đất ở Hà Tây trong thời gian này cũng còn nhiều khó khăn.
Biểu 2.7: Số lao động nông nghiệp không kiếm được việc làm ở tỉnh Hà Tây
Nguồn: Sở lao động – thương binh xã hội tỉnh Hà Tây
Qua số liệu trên có thể thấy, số người không có việc làm ở Hà Tây có xu hướng tăng trong những năm qua. Năm 2003 chỉ có 10.500 lao động không có việc làm, chiếm 27,7 % tổng số người cần giải quyết việc làm. Đến năm 2006, thì số việc làm chỉ đáp ứng được 69,01%, còn 13475 người cần giải quyết việc làm không có việc. Trong đó số lao động nông nghiệp không kiếm được việc làm là 2.218 người, chiếm 16,46%.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do trình độ của người lao động, đặc biệt là lao động nông nghiệp ở tỉnh còn thấp. Như đã phân tích ở phần trên, nguồn nhân lực của Hà Tây có số lao động có tay nghề là rất ít, tới 70,7% lao động chưa hề qua trường lớp đào tạo, trong đó đa phần là lao động nông nghiệp. Chính vì vậy, mà sau khi mất đất canh tác lao động nông nghiệp rất khó khăn để kiếm việc làm trong các khu công nghiệp, do dây truyền của các doanh nghiệp trong đây thường đòi hỏi người công nghiệp phải có một trình độ nhất định mới có thể vận hành được. Mà số lượng lao động trên 35 tuổi ở Hà Tây chiếm tỷ lệ lớn (35%), việc tham gia các khoá đào tạo chuyển nghề đối với họ cũng không dễ dàng như đối với lao động trẻ. Số lao động
Chỉ tiêu