Đất phi nông nghiệp 63582,81 75674,99 80735,

Một phần của tài liệu Tác động của CNH, HĐH đến vấn đề việc làm, thu nhập của lao động nông nghiệp ở tỉnh Hà Tây (Trang 47 - 52)

2.1 Đất chuyên dùng 41476,39 48867,62 51656,91

2.2 Đất ở 22106,42 26809,37 29078,98

3. Đất chưa sử dụng 8148,26 7168,28 6808,52

Nguồn: Phòng đồng bằng sông Hồng - Vụ Địa phương và lãnh thổ

Trong thời kì 2001-2005, do sự tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hoá nên cơ cấu đất đai tỉnh Hà Tây có nhiều thay đổi. Ta có thể thấy rõ diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh trong thời gian này. Nếu như năm 2001 diện tích đất nông nghiệp của tỉnh là 147898,66 ha chiếm 67,34% tổng diện tích tự nhiên, đến năm 2005 diện tích giảm này còn là 136786,47 ha, chiếm 62,28%. Tỉnh đã thực hiện chuyển đổi khoảng 11.000 ha đất nông nghiệp sang làm công nghiệp và đô thị. Trong 3 năm 2005, 2006, 2007 tuy tốc độ CNH, HĐH có giảm nhưng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi vẫn lên tới 4701,15 ha.

khu, cụm công nghiệp, thu hút được hàng trăm dự án đầu tư cho phát triển kinh tế – xã hội, đã nâng cấp và xây dựng mới được khá đồng bộ và tương đối hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.

Tuy nhiên nếu đứng từ góc độ lao động và việc làm cho lao động nông nghiệp thì ngoài mặt tạo ra tác động tích cực là tạo điều kiện thu hút, giải quyết việc làm mới ổn định cho lao động nông nghiệp với thu nhập tương đối khá, góp phần làm thay đổi tỷ trọng lao động nông nghiệp trong cơ cấu lao động chung,… thì việc thu hồi đất cũng có tác động tiêu cực là đưa một bộ phận lao động nông nghiệp vào tình trạng thất nghiệp, không có thu nhập.

2.3.2. CNH, HĐH tác động đến tỉ trọng lao động nông nghiệp trong cơcấu lao động tỉnh Hà Tây cấu lao động tỉnh Hà Tây

Trong quá trình CNH, HĐH diễn ra hơn 10 năm nay ở nước ta, kinh tế ở nhiều vùng, khu công nghiệp mới đã tăng trưởng một cách nhanh chóng nhờ sự tập trung lực lượng sản xuất, tạo ra năng suất lao động cao, cách tổ chức lao động hiện đại. Đồng thời, ở các vùng này cũng đã tạo điều kiện thu hút, giải quyết việc làm ổn định cho hàng triệu lao động với thu nhập tương đối khá, giúp họ từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, cũng như tinh thần của bản thân và gia đình. Chỉ riêng 4 thành phố lớn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hải Phòng trong năm 2004 đã giải quyết việc làm cho khoảng 363.000 lao động.

Hà Tây trong những năm qua cũng được đánh giá là một tỉnh có tốc độ CNH, HĐH cao nhất trong cả nước. Sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp ở Hà Tây đã tạo ra một lượng lớn việc làm cho lao động tại các khu công nghiệp, khu đô thị, đồng thời thu hút và làm giảm đáng kể lượng lao động nông nhàn ở các vùng nông thôn, kém phát triển, góp phần làm tăng năng suất lao động tại các vùng này. Điều này đã làm thay đổi cơ cấu lao

động của tỉnh.

Biểu 2.5: Ttỉ trọng lao động trong các ngành kinh tế tỉnh Hà Tây

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Tây

Có thể thấy trong những năm qua cơ cấu lao động tỉnh đã chuyển biến nhiều theo hướng giảm dần tỉ trọng của lao động nông nghiệp, tăng dần tỉ trọng lao động các ngành công nghiệp, dịch vụ. Cụ thể tỉ trọng lao động trong các ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 17,8% năm 2003 lên 28,7% năm 2007; tỉ trọng lao động cũng tăng tương ứng từ 9,8% lên 15,4%. Trong khi đó tỉ trọng lao động trong nông nghiệp giảm đi đáng kể, năm 2003 là 71,5% đến năm 2007 giảm xuống chỉ còn 54,9%. Sự dịch chuyển như vậy là theo xu hướng tiến bộ sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh chóng.

2.3.3. CNH, HĐH góp phần thu hút, tạo việc làm mới nâng cao thunhập cho lao động nông nghiệp Hà Tây nhập cho lao động nông nghiệp Hà Tây

Theo các phân tích ở trên thu nhập ta có thể thấy trong những năm vừa qua Hà Tây đã tập trung đầu tư phát triển nhiều khu, cụm công nghiệp, trong đó có nhiều khu công nghiệp quy mô lớn đã, đang được xây dựng và đưa vào

hoạt động đã thu hút nhiều nhà đầu tư, các doanh nghiệp vào sản xuất kinh doanh, tạo ra một khối lượng lớn việc làm, góp phần giảm sức ép về việc làm cho lao động nói chung và lao động nông nghiệp sau khi bị thu hồi đất nói riêng. Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 3000 doanh nghiệp đang sử dụng hơn 4,5 vạn lao động và hơn 1000 làng có nghề giải quyết được việc làm cho 32 vạn lao động, đặc biệt có những doanh nghiệp sử dụng tới lao động 1000-2000 tiêu biểu như: Công ty Cổ phần bê tông và xây dựng VINACONEX Xuân Mai; Công ty CP May Sơn Hà; Công ty TNHH Nhựa Vinh Hạnh; Công ty CP Dược phẩm Hà Tây; Công ty May thêu Minh Thương.

Năm khu công nghiệp: Bắc Phú Cát, Thạch Thất - Quốc Oai , Phụng Hiệp, Bắc Thường Tín và Phú Nghĩa với diện tích mặt bằng giai đoạn 1 hơn 1000 ha đã thu hút được trên 240 dự án đầu tư, trong đó có 115 dự án đã chính thức đi vào sản xuất sử dụng hàng vạn lao động, trong đó có hơn 50% là số lao động địa phương. Trong đó. tại Khu công nghiệp Bắc Phú Cát đến nay, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 8 doanh nghiệp vào thực hiện sản xuất kinh doanh với tổng vốn đầu tư hơn 901 tỷ đồng với diện tích thuê đất là 34,53 ha và nhu cầu sử dụng lao động khoảng 1.340 người. Đã có 2 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, một là Công ty Cổ phần sản xuất đá ốp lát cao cấp xuất khẩu, vốn đầu tư 300 tỷ đồng, thu hút 230 lao động chủ yếu là lao động địa phương, hai là là Công ty Cổ phần ống sợi thuỷ tinh, thu hút 120 lao động, trên 80% là lao động tại địa phương. Tại cụm công nghiệp thị trấn Quốc Oai đến hết tháng 7 năm 2006 UBND tỉnh Hà Tây đã quyết định cho 27 doanh nghiệp thuê đất đầu tư sản xuất kinh doanh. Từ đầu năm đến nay, tại các cụm công nghiệp của huyện Quốc Oai đã có thêm 6 doanh nghiệp đi vào sản xuất kinh doanh, nâng tổng số doanh nghiệp đang hoạt động lên 33 đơn vị. Các doanh nghiệp đã giải quyết việc làm cho 3.000 lao động.

Ngoài ra, 9 cụm công nghiệp và 52 điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề làng nghề được đầu tư xây dựng ở thị xã Hà Đông, huyện Hoài Đức, Chương Mỹ, Đan Phượng,…đã cơ bản hoàn thành, thu hút hàng trăm đơn vị bao gồm các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân, công ty cổ phần, tổ hợp sản xuất và hàng ngàn hộ cá thể vào sản xuất, kinh doanh với các ngành nghề chính như sản xuất quần áo len, dệt vải, làm bánh kẹo, chế biến gỗ, chế biến nông sản, sản xuất mây tre đan, đồ nhựa…đã tạo việc làm ổn định cho 3 vạn lao động chuyên nghiệp và hàng vạn lao động bán chuyên nghiệp, chủ yếu là lao động trong địa phương. Một số làng nghề lớn như La Phù, Dương Liễu, Phú Túc, Quảng Phú Cầu còn thu hút thêm nhiều lao động ở địa phương bạn.

Nhìn chung các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở Hà Tây đã thu hút một lượng lớn lao động vào làm việc, với mức lương khởi điểm bình quân 710 nghìn/tháng chưa kể phụ cấp và thưởng đã góp phần tích cực trong giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động.

Bên cạnh số việc làm trực tiếp được tạo ra tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp truyền thống, lao động nông nghiệp Hà Tây sau khi bị mất đất canh tác còn được thu hút vào hoạt động trong các ngành thương mại dịch vụ ở tại khu vực sinh sống. Một thuận lợi cho họ khi tham gia vào các hoạt động này là khi bị thu hồi đất có nhận được khoản tiền đền bù của nhà nước, họ có thể sử dụng đây như là nguồn vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh. Theo tổng kết thì ở Hà Tây trung bình diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi của một hộ là 1246,4 m2, với mức giá đền bù mà tỉnh áp dụng là từ 25,350 nghìn đồng/m2 đến 40.530 nghìn đồng/m2 cho các hạng đất và các vị trí khác nhau thì trung bình khoản tiền đền bù mà một hộ được nhận là từ 21,6 triệu đồng đến 50,52 triệu đồng. Các nghề chủ yếu mà các hộ Hà Tây lựa chọn sau khi bị thu hồi đất là: bán hàng tạp hoá; xe ôm; nghề may; nghề cắt

tóc gội đầu; sửa chữa xe máy; nghề hàn điện, hàn hơi; nghề điện hàn hơi; lắp đặt cống thoát nước. Phần lớn các nghề này được hình thành từ nhu cầu trong sinh hoạt và sản xuất của người dân, công nhân trong các khu công nghiệp. Do có sự tập trung dân cư nên nhu cầu về các mặt hàng kinh doanh của các hộ này là rất lớn, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho sinh hoạt của công nhân. Chính vì vậy thu nhập của các hộ này tăng lên đáng kể so với thu nhập từ sản xuất nông nghiệp.

Biểu 2.6: Thực trạng việc làm và thu nhập của người lao động ở tỉnh Hà Tây

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006

Số lao động được giải quyết việc làm mới (Người)

Một phần của tài liệu Tác động của CNH, HĐH đến vấn đề việc làm, thu nhập của lao động nông nghiệp ở tỉnh Hà Tây (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w